Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Tư, Ngày 24 tháng 04 năm 2024,
Chứng khoán trước hiệu ứng kỳ nghỉ Tết
Chí Tín - 13/01/2014 13:47
 
Kỳ nghỉ Tết Giáp Ngọ năm nay sẽ kéo dài 9 ngày, từ thứ Ba (ngày 28/1) đến hết thứ Tư (ngày 5/2), như vậy, thị trường  chỉ còn chục phiên giao dịch nữa là nghỉ Tết, nhưng gần như đã trở thành quy luật và được gọi là gọi là “hiệu ứng kỳ nghỉ Tết”, nên khoảng thời gian hiện nay được nhiều nhà đầu tư đặc biệt quan tâm. Chứng khoán tuần mới với cơ hội mua vào

“Hiệu ứng kỳ nghỉ Tết” bắt đầu được các nhà đầu tư chú ý từ năm 2006. Đây là thời kỳ mở màn cho một giai đoạn thịnh vượng của thị trường chứng khoán (TTCK) kéo dài 2 năm sau đó.

“Hiệu ứng kỳ nghỉ Tết” bắt đầu được các nhà đầu tư chú ý từ năm 2006
“Hiệu ứng kỳ nghỉ Tết” bắt đầu được các nhà đầu tư chú ý từ năm 2006

Còn nhớ, cách đây 8 năm, TTCK bước vào kỳ nghỉ Tết 2006, sau cả năm 2005 giao dịch khá tẻ nhạt và hầu như không có biến cố gì đáng kể.

Tuy nhiên, ngay sát đợt nghỉ Tết âm lịch năm 2006, VN-Index bất ngờ nổi sóng trong suốt 2 tháng liên tục. Theo đó, chỉ số của sàn HOSE từ ngày 25/2/20006 đến ngày 24/4/2006 đã tăng gấp đôi (từ 310,86 điểm lên 615,14 điểm).

“Cơn sóng thần” diễn ra quanh dịp Tết Nguyên đán năm 2006 không phải trường hợp cá biệt. Ngay trong năm tiếp theo, năm 2007, “sóng thần” lại xuất hiện làm nhiều nhà đầu tư ngỡ ngàng.

Thời điểm giữa tháng 1/2007, chỉ số VN-Index vẫn ở mốc khoảng 900 điểm, thì đến 12/3/2007, chỉ số này đã tăng lên mốc kỷ lục 1.170,67. Cho đến nay, đây vẫn là kỷ lục của lịch sử TTCK Việt Nam.

Sang năm 2008, “sóng thần” lại xuất hiệu lần thứ 3 liên tiếp trong dịp Tết, nhưng khác với 2 năm trước, đây là đợt sóng đánh xuống.

Cơn sóng đổ xuống trong đợt Tết 2008 đã nhấn chìm gần như toàn bộ thành quả thị trường đã đạt được trong 2 năm trước đó. Giữa tháng 1/2008, chỉ số VN-Index còn ở mốc trên 800 điểm, thì chỉ đến cuối tháng 3, VN-Index đã chỉ còn khoảng 500 điểm.

Những cơn “đại hồng thủy” quanh dịp Tết diễn ra trong 3 năm liên tục khiến các nhà đầu tư không khỏi chú ý đến các biến động thị trường trong giai đoạn này.

Trong năm gần đây nhất, dịp Tết 2013, thị trường cũng có sóng, mặc dù sóng thị trường hiện nay không lớn, nhưng nhà đầu tư bám sát thị trường cũng có thể tìm kiếm được những khoản lợi nhuận không tồi.

Cách đây 1 năm, luồng tiền cũng đổ vào thị trường trong thời điểm Tết, từ cuối tháng 1 đến cuối tháng 2, VN-Index đã tăng từ khoảng 440 điểm lên 490 điểm. Mặc dù sau đó thị trường có điều chỉnh xuống 470 điểm, nhưng lại bật tăng trở lại và cán mốc 524,56 điểm vào ngày 10/6/2013, mốc kỷ lục của năm 2013.

Theo đánh giá của các chuyên gia, sóng thị trường quanh dịp Tết - ngoài yếu tố tâm lý nhà đầu tư – còn mang tính logic, do giai đoạn sau Tết âm lịch cũng là thời kỳ các doanh nghiệp bắt đầu công bố báo cáo tài chính năm.

Do đó, thời điểm thị trường quanh Tết âm lịch cũng là giai đoạn hoạt động tái cơ cấu danh mục diễn ra khá mạnh và luồng tiền sẽ có xu hướng chạy vào những cổ phiếu được dự đoán hoạt động tốt trong năm vừa qua.

Ngoài ra, sóng của thị trường trong dịp đầu năm cũng phụ thuộc vào dự đoán của nhà đầu tư về tình hình kinh tế chung của năm đó và TTCK vẫn thường là “hàn thử biểu” của nền kinh tế, nhưng các biến động của nó thường diễn ra sớm hơn một chút.

Cũng nằm trong quy luật này, động thái của thị trường quanh dịp Tết năm nay sẽ phụ thuộc vào dự đoán về tình hình kinh tế năm 2014. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, nền kinh tế và thị trường chứng khoán năm nay sẽ có những tín hiệu phục hồi mang tính bền vững.

Sự thực bất ngờ thưởng Tết 2014 khối ngân hàng
Những tin đồn thưởng tết ngân hàng, rồi những thông tin cải chính. Tất cả đều được bàn tán xôn xao. Sự thực là đến những người giữ vị...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư