-
Thành lập Ban Chỉ đạo Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 -
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Doanh nghiệp lớn phải tiên phong giải quyết những bài toán ở tầm quốc gia -
Thành ủy TP.HCM yêu cầu điều chỉnh giá đất tránh ảnh hưởng đến quyền, lợi ích của dân -
Điện lực miền Trung cử 245 kỹ sư, công nhân hỗ trợ khắc phục sự cố lưới điện tại miền Bắc -
Nam Định kịp thời triển khai công tác ứng phó với lũ -
Thái Bình: Hệ thống đê sông vẫn an toàn, thành lập 18 sở chỉ huy tiền phương
1.
Cho đến giờ, tôi vẫn không quên được ánh mắt tiếc nuối của bà Nguyễn Thị Thanh Hải, đại diện Công ty TNHH VN Gas Daklak; ông Lê Văn Bình, đại diện Công ty TNHH Minh Chánh T.B (Bình Định); ông Hà Thanh Tùng, đại diện Công ty TNHH Sản xuất – Thương mại - Dịch vụ Đông Tùng của Hà Giang…
Họ vừa ra khỏi cuộc làm việc giữa doanh nghiệp và đại diện các bộ, ngành về các quy định liên quan đến điều kiện kinh doanh hồi tháng 6 vừa qua do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức. Họ tiếc vì cả nhóm 20 người, đến từ khắp các tỉnh, thành phố trong cả nước, nhưng toàn doanh nghiệp nhỏ, đã không biết cách để tiếng nói của họ mạnh mẽ hơn, thuyết phục hơn.
Thấu hiểu và sẻ chia là tâm niệm của “người Đầu tư” trên chặng đường “đồng hành cùng nhà đầu tư và doanh nghiệp”. Ảnh: T.A |
“Nếu gặp các anh chị sớm hơn, có thể những khó khăn của chúng tôi sẽ đến được những người có trách nhiệm xử lý”, bà Hải nói vậy khi chúng tôi đặt câu hỏi, tại sao không để cho hội nghị biết sự có mặt của họ, lý do họ đã phải cất công gác mọi công việc lại để có mặt tại Hà Nội vào sáng hôm đó, rồi lại tất tả về ngay trong ngày.
Trong một loạt bài viết ngay sau đó trên Báo Đầu tư, chúng tôi đã nhắc tới khoản tiền ít nhất phải có để Công ty TNHH VN Gas Daklak tồn tại được… theo quy định của Nghị định 19/2016/NĐ-CP về kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng là hơn 100 tỷ đồng. Số tiền này để họ đăng ký thương hiệu riêng, mua thêm ít nhất 100.000 vỏ chai và đầu tư xây dựng kho chứa 300 m3…
Báo Đầu tư cũng đã nhắc tới tình cảnh kể cả khi bà Hải và hàng loạt doanh nghiệp nhỏ khác xoay sở đủ số tiền này, thì với địa bàn hoạt động của doanh nghiệp nhỏ ở các địa bàn xa xôi, như Đắk Lăk, hay Hà Giang…, dân số thưa thớt, không hiểu họ sẽ kinh doanh thế nào để ra tiền.
Chúng tôi nhắc tới cả việc đại diện Bộ Công thương - cơ quan trực tiếp chủ trì soạn thảo Nghị định 19/2016/NĐ-CP dù được mời, nhưng hôm đó không có mặt. Kể cả chuyện các doanh nghiệp buộc phải bấu víu vào lời đề nghị của Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc về việc tổ chức cuộc đối thoại giữa các doanh nghiệp kinh doanh khí và đại diện Bộ Công thương…
Và điều quan trọng nhất mà Báo Đầu tư đã cố gắng thể hiện cho được, đó là tâm trạng thất vọng của các doanh nghiệp này: “Chúng tôi không muốn chết vì cơ chế!”. Bởi vì nếu các doanh nghiệp này không bỏ tiền đầu tư, không thỏa mãn điều kiện kinh doanh trên, thì họ sẽ buộc phải bán nhà máy cho các thương nhân đầu mối khác.
“Khi chúng tôi bắt đầu đầu tư vào năm 2014, không có cơ quan nào nói về điều này”, tôi đã trích câu nói đầy bức xúc này của bà Hải trong không chỉ trong một bài viết trên Báo Đầu tư.
2.
Khoảng 1 tiếng nữa là tới lịch hẹn làm việc của cả đoàn công tác Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM) với một doanh nghiệp ở tỉnh Hậu Giang, đột nhiên bà Nguyễn Minh Thảo, Trưởng ban Môi trường kinh doanh và Năng lực cạnh tranh (CIEM), Trưởng đoàn công tác, nhận được tin nhắn cáo lỗi của doanh nghiệp. Lý do là lãnh đạo có công việc đột xuất.
Cũng phải nói ngay, doanh nghiệp này đang là tâm điểm của báo chí, trong đó có Báo Đầu tư, với khá nhiều vấn đề, nên dễ hiểu nguồn cơn thực sự của lời từ chối này khi họ biết đoàn công tác có sự tham gia của báo chí. Mặc dù trong nội dung làm việc đã có những cam kết, đại diện báo chí trong đoàn sẽ tuân thủ quy định chung, đó là không công khai tên tuổi của doanh nghiệp góp ý, nhiều doanh nghiệp vẫn không yên tâm.
Đây là tình huống chúng tôi vẫn thường gặp, cũng là lý do mà nhiều lần bị từ chối các cuộc làm việc. Không ít lần chúng tôi phải giấu mặt để nghe được ruột gan của các doanh nghiệp, để thấy những giọt nước mắt tức tưởi chảy trên khuôn mặt người đàn ông làm nghề cơ khí đã phải nói với con rằng, họ không cần phải về nước để nối nghiệp kinh doanh như lời hứa trước đó, vì ông đã quá nản với chồng chất các quy định mà không gọi là “không thể hiểu nổi”; để thấy các doanh nghiệp xoay sở thế nào với các đòi hỏi chung chi mà cán bộ làm trực tiếp buộc phải kê đầy hai trang giấy với đầy đủ chi phí phải chi trả qua từng cửa ải để báo cáo với lãnh đạo Công ty; để nghe câu hỏi não lòng “chúng tôi phải làm gì nữa” để được làm ăn mà không ai có thể trả lời ngay được…
Không hiểu vị giám đốc một doanh nghiệp may (xin giấu tên) hôm đó đã có cảm giác thế nào khi tôi đành phải tự giới thiệu là phóng viên Báo Đầu tư, đề nghị chị cùng gặp đại diện của Viện Dệt may Việt Nam đang có mặt gần đó. Chị đã cất công mang cả chồng hồ sơ đến để hỏi tại sao không được cơ quan này, với tư cách là đơn vị được chỉ định kiểm tra formaldehyt (theo yêu cầu Thông tư 37/2015/TT-BCT quy định kiểm tra hàm lượng formaldehyt và amin thơm), trả lời dù thời gian đã quá hạn…, nhưng rồi không dám lên tiếng, chỉ dãi bày với các doanh nghiệp bên cạnh. Buồn hơn nữa là chị đã ra về ngay khi nghe lời đề nghị của tôi.
Nhưng câu chuyện của chị vẫn được chúng tôi tìm cách đưa đến với độc giả của Báo Đầu tư, với những cơ quan hoạch định chính sách, với những người đang nghiên cứu, đề xuất chính sách.
3. Cho đến thời điểm này, chắc chắn các doanh nghiệp đã tiếp đoàn công tác của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM) về các hoạt động kiểm tra chuyên ngành trong thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu đã thở phào.
Theo thông tin mới nhất mà Phó thủ tướng Vương Đình Huệ chia sẻ với cộng đồng doanh nghiệp trong Lễ ký cam kết về tạo dựng môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp giữa lãnh đạo 21 tỉnh, thành phố phía Bắc và VCCI cuối tuần trước, thì Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính đã thống nhất đề xuất đưa 3 luật là Luật Quy chuẩn, Tiêu chuẩn kỹ thuật; Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa; Luật An toàn thực phẩm vào Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư, kinh doanh, nâng số văn bản luật sẽ xem xét, sửa đổi lên con số 15, thay vì 12 như đề xuất trước đó.
Phó thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết, các điều khoản phải sửa của 3 luật này không nhiều, nhưng thực sự tác động rất lớn tới hoạt động của doanh nghiệp, nên cho dù thời gian gấp, Chính phủ đã chấp thuận và yêu cầu thúc đẩy tiến độ. Khỏi phải nói, “người Đầu tư” cũng vui khi chuyển tải thông tin này. Đã mất quá nhiều giấy mực, thời gian, tiền bạc để có được kết quả như vậy.
Như lời giải trình mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã gửi tới Chính phủ, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của 3 luật nêu trên nhằm tạo thuận lợi cho thương mại hàng hóa qua biên giới, rút ngắn thời gian thông quan, giảm chi phí cho doanh nghiệp và giảm tỷ lệ lô hàng phải kiểm tra chuyên ngành hiện nay từ 30-35% xuống còn 15% vào cuối năm 2016 để đạt mức trung bình ASEAN 4. Mục tiêu này đã được đặt ra tại Nghị quyết số 19/NQ-CP và Nghị quyết số 35/NQ-CP.
Vẫn còn một số ý kiến đề nghị cân nhắc về sự cần thiết, tính khả thi của việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật trên vì thời gian quá gấp và theo dự kiến, tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa IV sẽ xem xét thông qua Luật Quản lý ngoại thương, trong đó có quy định về vấn đề này. Song Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã thẳng thắn, Dự án Luật Quản lý ngoại thương (đã trình Quốc hội) cũng không giải quyết được đầy đủ và cụ thể những vướng mắc về vấn đề này và đề nghị bổ sung.
4. Hành trình để có môi trường đầu tư - kinh doanh thuận lợi như mong muốn của cộng đồng doanh nghiệp hẳn vẫn còn gập ghềnh, cho dù tín hiệu tích cực đã được Chính phủ đưa ra khi kiên quyết chỉ đạo “không lợi ích nhóm” trong xây dựng cơ chế chính sách, sẽ thực hiện cơ chế hậu kiểm, thay vì tiền kiểm, với các hoạt động sản xuất - kinh doanh không nhất thiết phải sử dụng điều kiện kinh doanh - nghĩa là rào cản gia nhập thị trường với doanh nghiệp…
Bởi đúng như ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI đã chia sẻ trong mỗi lần phóng viên Báo Đầu tư gọi điện hỏi về các động thái mới, rằng chỉ khi nào các công chức trực tiếp cảm nhận hết những khó khăn của doanh nghiệp, hiểu rõ được bản chất của yêu cầu đổi mới, cải cách của Chính phủ, hiểu rõ được tình thế của một nền kinh tế đang cần phải hội nhập đầy đủ và toàn diện nếu không muốn bị đẩy ra lìa cuộc chơi chung, thì họ mới thấy hết trách nhiệm của một người công chức.
“Tôi cũng đã nhiều lần nói, chỉ khi các công chức đều có tư duy của người kinh doanh khi đề xuất các chính sách về đầu tư kinh doanh thì các tiếng nói mới có thể gặp nhau được. Báo chí cũng vậy, chỉ khi các phóng viên viết về vấn đề của doanh nghiệp thấu hiểu chuyện của đời sống thương trường, thì sự đồng hành mới hết nhẽ”, ông Lộc nói.
Đây cũng chính là tâm niệm của “người Đầu tư” trên chặng đường “đồng hành cùng nhà đầu tư và doanh nghiệp”.
-
Thành lập Ban Chỉ đạo Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 -
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Doanh nghiệp lớn phải tiên phong giải quyết những bài toán ở tầm quốc gia -
Thành ủy TP.HCM yêu cầu điều chỉnh giá đất tránh ảnh hưởng đến quyền, lợi ích của dân -
Ủy ban Kiểm tra Trung ương kỷ luật và đề nghị kỷ luật nhiều tập thể, cá nhân
-
Điện lực miền Trung cử 245 kỹ sư, công nhân hỗ trợ khắc phục sự cố lưới điện tại miền Bắc -
Nam Định kịp thời triển khai công tác ứng phó với lũ -
Thái Bình: Hệ thống đê sông vẫn an toàn, thành lập 18 sở chỉ huy tiền phương -
Thủy điện Thác Bà an toàn, lưu lượng nước về hồ đang giảm dần -
Kim ngạch xuất, nhập khẩu tăng 16,7% sau 8 tháng năm 2024 -
Nhiều hồ thủy điện phía Bắc đóng bớt cửa xả đáy -
Hơn 4,8 triệu khách hàng khu vực phía Bắc đã được cấp điện trở lại sau bão Yagi
- An tâm đồng hành cùng PJICO, khách hàng vững vàng vượt bão Yagi
- RMIT Việt Nam được vinh danh là một trong những nơi làm việc tốt nhất châu Á
- Gala tiếng Việt thân thương “Lời quê hương - Lời sắt son”
- Hồ sơ, Quy trình đăng ký kinh doanh tại Tư Vấn Quang Minh
- Điều gì giúp Vinasoy trở thành "Nơi làm việc tốt nhất Châu Á" năm 2024?
- Thương hiệu JW Marriott- JW Marriott Hotel & Suites Saigon chính thức ra mắt tại TP.HCM