
-
Sống xanh đang trở thành lựa chọn tự nhiên của người trẻ Hà Nội
-
Khi phát triển bền vững bắt đầu từ con người và cộng đồng
-
Hà Nội sẵn sàng đầu tư mạnh cho giao thông xanh
-
Nông nghiệp tuần hoàn: Từ bài toán môi trường đến động lực tăng trưởng xanh -
Hà Nội sẽ tính toán, ưu tiên hỗ trợ người dân chuyển đổi phương tiện trong khu vực Vành đai 1
Đó là nội dung được chia sẻ tại Tọa đàm “Vì một Hà Nội xanh” do Báo Dân trí và Văn phòng UBND TP. Hà Nội phối hợp tổ chức, ngày 18/7.
![]() |
Tọa đàm “Vì một Hà Nội xanh” do Báo Dân trí và Văn phòng UBND TP. Hà Nội phối hợp tổ chức ngày 18/7, tại Trung tâm Báo chí Thủ đô. Ảnh: Thành Đông. |
Chuyển đổi xanh để giảm ô nhiễm


Phát biểu tại Tọa đàm, ông Đào Việt Long, Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội cho hay, Hà Nội hiện có khoảng 6,9 triệu xe máy đăng ký trong thành phố và gần 1,5 triệu xe ngoại tỉnh hoạt động thường xuyên. Trong số đó, có nhiều xe máy cũ, đã lưu hành nhiều năm, không đạt chuẩn khí thải và gây ô nhiễm lớn.
Còn theo các con số do Viện Khoa học và Công nghệ Giao thông Vận tải công bố, lượng phát thải từ xe máy ở Hà Nội mỗi năm lên tới khoảng 470.000 tấn CO, 38.000 tấn hydrocarbon (HC), chiếm hơn 90% tổng phát thải HC và CO từ phương tiện giao thông. Thậm chí, xe máy còn đóng góp hơn 30% bụi mịn PM10, một trong những hạt bụi nguy hiểm nhất đối với sức khỏe con người.
![]() |
Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Đào Việt Long cho biết nguồn gây ô nhiễm không khí chủ yếu ở Hà Nội là phát thải từ phương tiện giao thông đường bộ. Ảnh: Thành Đông. |
“Chúng ta không thể xây dựng một đô thị xanh khi nhiều người dân vẫn di chuyển bằng xe máy cũ, rò rỉ khí độc, chưa kể tiếng ồn, tai nạn giao thông và nguy cơ cháy nổ từ động cơ đã xuống cấp”, ông Long cảnh báo.
Trước thực trạng này, TP. Hà Nội đã xây dựng đề án chuyển đổi phương tiện giao thông xanh và đặt mục tiêu: kể từ ngày 1/7/2026, toàn bộ phương tiện xe máy sử dụng nhiên liệu hóa thạch sẽ không được phép lưu thông trong khu vực Vành đai 1 - vùng lõi đô thị Hà Nội.
“Đây là chủ trương lớn, có tác động trực tiếp đến hàng trăm nghìn người dân đang sinh sống và làm việc trong khu vực này, nhưng là bước đi bắt buộc nếu muốn tạo sự chuyển biến thực chất về chất lượng không khí và bộ mặt đô thị”, ông Phan Trường Thành, Trưởng phòng Tài chính - Đầu tư, Sở Xây dựng Hà Nội nhận định.
Ông Thành cho biết, việc thực hiện chính sách này đòi hỏi phải chuẩn bị đồng bộ về hạ tầng, pháp lý, phương tiện thay thế và cả truyền thông. Hiện Sở Xây dựng và các đơn vị liên quan đang nghiên cứu ban hành nghị quyết về hỗ trợ chuyển đổi phương tiện.
Một trong những nội dung đang thu hút sự quan tâm là đề xuất hỗ trợ người dân từ 3 - 5 triệu đồng/xe khi chuyển từ xe máy xăng sang xe điện. Tuy nhiên, ông Thành nhấn mạnh: “Đây mới chỉ là đề xuất bước đầu của đơn vị tư vấn. Để sử dụng ngân sách công, nghị quyết phải trải qua đủ 17 bước quy trình, bao gồm thẩm định, phản biện xã hội, trình HĐND thành phố biểu quyết”.
Hạ tầng - mắt xích quyết định thành công
Chuyển đổi phương tiện xanh không thể thành công nếu hạ tầng không theo kịp. Ông Phan Trường Thành nêu rõ: “Người dân sẽ đặt câu hỏi đầu tiên là: “Cấm xe máy xăng, tôi đi bằng gì?”, và câu hỏi này phải được trả lời bằng hệ thống vận tải công cộng tiện lợi, trạm sạc xe điện đầy đủ, điểm dừng đỗ hợp lý”.
Hiện nay, trong khu vực Vành đai 1 đã có 45 tuyến xe buýt hoạt động, trong đó 11 tuyến sử dụng năng lượng sạch (xe buýt điện và khí CNG). Thành phố đang tính đến việc bổ sung thêm nhiều xe buýt điện cỡ nhỏ phù hợp với kết cấu đường nội đô, đặc biệt là các ngõ phố hẹp. Cùng với đó, các điểm dừng đỗ sẽ được tích hợp trạm sạc, khu vực cho thuê xe máy điện và bãi đỗ thuận tiện, góp phần tạo ra chuỗi dịch vụ hỗ trợ người dân trong quá trình chuyển đổi phương tiện.
![]() |
Ông Phan Trường Thành, Trưởng phòng Tài chính - Đầu tư Sở Xây dựng Hà Nội phát biểu tại Tọa đàm. Ảnh: Thành Đông. |
Về lâu dài, ông Thành nhấn mạnh: “Chúng ta phải có mạng lưới đường sắt đô thị đồng bộ, bởi buýt chỉ là giải pháp trước mắt. Việc Quốc hội thông qua Nghị quyết 188, cho phép rút gọn thủ tục đầu tư với các dự án đường sắt đô thị, là cơ hội vàng để Hà Nội bứt phá”.
Theo đại diện Sở Xây dựng Hà Nội, bên cạnh các chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân, Thành phố cũng sẽ có các gói hỗ trợ dành cho doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp và kinh doanh phương tiện xanh. Các doanh nghiệp vận tải công cộng sẽ được ưu đãi về vay vốn, giảm lãi suất, đồng thời được tham gia vào các chương trình đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông xanh.
“Chúng tôi đã làm việc với nhiều doanh nghiệp. Một số đơn vị đã chủ động xây dựng chính sách thu mua xe cũ, hỗ trợ lệ phí trước bạ, thậm chí tặng phiếu bảo trì hoặc pin sạc khi người dân đổi xe”, ông Long chia sẻ.
“Chính sách nào cũng cần đặt lợi ích của người dân lên hàng đầu. Phải làm bài bản, lắng nghe phản hồi và linh hoạt điều chỉnh để tạo sự đồng thuận”, ông Phan Trường Thành khẳng định.
Hành trình vì một Hà Nội xanh
Theo Sở Xây dựng, khu vực Vành đai 1 có chiều dài khoảng 23 km, diện tích khoảng 26 km², đi qua 9 phường thuộc các quận trung tâm như Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng… Đây là vùng lõi đô thị, nơi tập trung hơn 600.000 dân cư và khoảng 450.000 phương tiện xe máy.
Bên cạnh các tuyến xuyên tâm quan trọng như Đại Cồ Việt - Xã Đàn - Đê La Thành - Cầu Giấy, khu vực này còn có đặc điểm hạ tầng phức tạp, dân cư đông, đường phố hẹp, nên càng cần những giải pháp quyết liệt để điều tiết giao thông, cải thiện môi trường và nâng tầm chất lượng sống.
Việc chọn Vành đai 1 làm nơi thí điểm cấm xe máy xăng được đánh giá là hợp lý, bởi quy mô không quá lớn để kiểm soát, nhưng đủ đại diện để rút kinh nghiệm, điều chỉnh và nhân rộng mô hình ra các vành đai tiếp theo như Vành đai 2, 3, 4.
![]() |
Đại diện Ban Tổ chức và các diễn giả tham gia Tọa đàm. Ảnh: Thành Đông. |
“Chúng ta đã mất gần 20 năm để xây dựng một tuyến metro. Giờ là lúc phải chuyển tư duy từ bị động sang chủ động, từ lúng túng sang hành động quyết liệt”, ông Phan Trường Thành nói. Theo ông, chủ trương cấm xe máy xăng trong Vành đai 1 là biểu hiện rõ ràng nhất của cam kết vì một đô thị bền vững.
Lãnh đạo Sở Xây dựng Hà Nội cũng khẳng định, sẽ tổ chức lấy ý kiến rộng rãi của người dân, chuyên gia, doanh nghiệp để hoàn thiện chính sách, đồng thời phối hợp chặt chẽ với các sở ngành như Giao thông Vận tải, Công Thương, Tài chính… để bảo đảm tính khả thi và hiệu quả thực thi.
Tọa đàm “Vì một Hà Nội xanh” không chỉ thông tin chính sách, mà còn là cơ hội để các bên cùng lắng nghe, chia sẻ và tìm tiếng nói chung cho một mục tiêu lâu dài: xây dựng Hà Nội thành đô thị văn minh, đáng sống, nơi phát triển kinh tế không đánh đổi bằng chất lượng môi trường hay sức khỏe cộng đồng.
-
Chuyển đổi phương tiện xanh: Hạ tầng là mắt xích quyết định thành công -
Ngóng chính sách “xanh” cho nhà đầu tư vào nông nghiệp -
Nông nghiệp tuần hoàn: Từ bài toán môi trường đến động lực tăng trưởng xanh -
Hà Nội sẽ tính toán, ưu tiên hỗ trợ người dân chuyển đổi phương tiện trong khu vực Vành đai 1 -
Chuyển đổi xanh: Động lực hoàn thiện chính sách môi trường trong nông nghiệp -
Lan tỏa sáng kiến OCOP của Việt Nam ra thế giới trên tinh thần “bốn tốt hơn” -
Hồi sinh các dòng sông ô nhiễm bằng quản lý tổng hợp và hành động đồng bộ
-
Hướng đi mới của bất động sản Cửa Lò: Bắt nhịp phát triển đô thị biển
-
Biotion Việt Nam và Đại học Nha Trang ký Biên bản ghi nhớ hợp tác nghiên cứu sinh học biển và trao đổi nhân lực
-
Dòng vốn FDI dịch chuyển, bất động sản gần khu công nghiệp hưởng lợi
-
Acecook Việt Nam được vinh danh Top 50 Doanh nghiệp phát triển bền vững tiêu biểu 2025
-
BSH khẳng định vị thế với hai trung tâm giám định bồi thường xe cơ giới Bắc - Nam
-
PVCFC xuất thêm 30.000 tấn phân bón sang Úc, mở rộng thị trường nhờ đẳng cấp Level One