-
Chuyển đổi số toàn diện trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng với GenAI -
Báo cáo Khởi nghiệp GenAI ASEAN lần đầu tiên công bố ở Việt Nam -
Đà Nẵng ký kết hàng loạt ghi nhớ hợp tác phát triển vi mạch bán dẫn -
Đà Nẵng áp dụng chính sách ưu đãi vượt trội trong lĩnh vực vi mạch bán dẫn -
FPT cung cấp giải pháp chuyển đổi số cho hãng xe hàng đầu Nhật Bản -
Cần phải có luật hỗ trợ đổi mới sáng tạo
Xu hướng quan trọng trong tương lai
Sau nhiều thập niên tăng trưởng nhanh, Việt Nam đã và đang phải đối mặt với những thách thức lớn, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế như: đại dịch Covid-19, suy thoái kinh tế toàn cầu làm suy giảm tăng trưởng kinh tế; mô hình kinh tế dựa trên lao động giá rẻ và tài nguyên thiên nhiên đang mất dần lợi thế cạnh tranh; nguy cơ bị mắc kẹt trong bẫy thu nhập trung bình và già hóa dân số.
Những thách thức này đòi hỏi Việt Nam phải tìm kiếm những mô hình, động lực tăng trưởng mới cho nền kinh tế. Trong bối cảnh ấy, Việt Nam đã chủ động tiếp cận cơ hội từ cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, từ sự phát triển nhanh chóng của các công nghệ số. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành một số văn bản quan trọng như Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03 tháng 6 năm 2020 về Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Quyết định số 2289/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2020 ban hành Chiến lược quốc gia về Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến năm 2030, và Quyết định số 942/QĐ-TTg ngày 15 tháng 6 năm 2022 phê duyệt Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030…
Những nỗ lực trên cho thấy sự quyết tâm của Chính phủ trong việc chuyển đổi sang nền kinh tế số. Đây là yêu cầu tất yếu khách quan, khi cả thế giới đang chứng kiến những chuyển biến nhanh chóng của nền kinh tế số.
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương phát biểu tại Diễn đàn. |
Chia sẻ tại Diễn đàn “Chuyển đổi số: Nhanh hơn, thông minh hơn và xanh hơn”, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết, trong quá trình xây dựng các chiến lược, Quy hoạch kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư luôn phối hợp với các bộ, ngành, địa phương lồng ghép các nhiệm vụ, giải pháp ứng dụng thành tựu của cuộc Cách mạng Khoa học Công nghệ 4.0, chuyển đổi số vào các quan điểm, mục tiêu, giải pháp nhằm thúc đẩy đổi mới mô hình tăng trưởng.
Thực hiện chức năng quản lý doanh nghiệp, ngày từ tháng 1/2021, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng chủ động ban hành và triển khai Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số giai đoạn 2021-2025 với mong muốn thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam chuyển đổi, thích ứng với bối cảnh mới của nền kinh tế số. Các hoạt động của Chương trình hướng tới (i) Chuyển đổi nhận thức, tầm nhìn, chiến lược của doanh nghiệp; (ii) Hỗ trợ số hóa các hoạt động kinh doanh; (iii) Hỗ trợ số hóa quy trình quản trị, quy trình công nghệ, sản xuất; và (iv) Hỗ trợ chuyển đổi số toàn diện để tạo ra sản phẩm, dịch vụ, mô hình mới cho doanh nghiệp.
"Các hoạt động của Chương trình trong hơn 2 năm vừa qua đã cung cấp nhiều kiến thức và kinh nghiệm, các công cụ nền tảng, giúp các doanh nghiệp xác định hướng đi đúng, tiết kiệm thời gian, chi phí và công sức khi triển khai chuyển đổi số, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp", ông Phương cho biết.
Theo Thứ trưởng Trần Quốc Phương, bên cạnh chủ trương về thúc đẩy chuyển đổi số hướng tới nền kinh tế số, việc cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nhằm đạt được thịnh vượng về kinh tế, bền vững về môi trường và công bằng về xã hội là định hướng xuyên suốt mà Việt Nam theo đuổi mục tiêu phát triển bền vững. Đối với các doanh nghiệp, khi Việt Nam ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, thì các doanh nghiệp sẽ phải tăng cường tuân thủ các cam kết về phát triển bền vững, tăng trưởng xanh mà Việt Nam đã ký kết, như: Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA)... Đây là sức ép và cũng là thách thức lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam để được thị trường chấp nhận.
Ngày 1/10/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1658/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược Quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050, trong đó nêu rõ quan điểm “tăng trưởng xanh định hướng đầu tư vào công nghệ tiên tiến, chuyển đổi số, kết cấu hạ tầng thông minh và bền vững; tạo động lực để đầu tư tư nhân đóng vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế xanh”.
"Yêu cầu về chuyển đổi số và chuyển đổi mô hình sang tăng trưởng xanh là một thách thức rất lớn cho Việt Nam và các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong thời gian tới. Trên thế giới, các chuyên gia đang đánh giá chuyển đổi số như là chất xúc tác, là giải pháp cho nhiều doanh nghiệp chuyển đổi, thích ứng theo các mô hình xanh, bền vững. Gần đây, khái niệm “Chuyển đổi kép” tức là chuyển đổi số để chuyển đổi xanh đã được Liên minh Châu Âu đề cập và là một xu hướng quan trọng trong tương lai", Thứ trưởng Trần Quốc Phương chia sẻ tại Diễn đàn.
Toàn cảnh Diễn đàn “Chuyển đổi số: Nhanh hơn, thông minh hơn và xanh hơn”. |
Vừa số hóa, vừa xanh hóa là lợi thế cạnh tranh
Tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam 2023 (VBF 2023) diễn ra vào ngày 19/3, một cuộc đối thoại rất bổ ích và ý nghĩa với Chính phủ Việt Nam về chủ đề thúc đẩy tăng trưởng xanh - một mục tiêu ưu tiên hàng đầu mà Việt Nam cũng như nhiều quốc gia đang hướng tới nhằm đạt được sự thịnh vượng về kinh tế, bền vững về môi trường và công bằng về xã hội. Việt Nam xác định tăng trưởng xanh không chỉ là lựa chọn tất yếu mà còn là cơ hội để trở thành quốc gia tiên phong trong khu vực, bắt kịp xu thế phát triển của thế giới, vì vậy đã sớm tiếp cận mô hình phát triển xanh và bền vững, với các nhiệm vụ xuyên suốt là phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi mô hình kinh tế theo hướng kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức để tham gia sâu hơn vào cấu trúc đầu tư, trật tự thương mại và chuỗi cung ứng toàn cầu.
"Trong các nhiệm vụ đó, chuyển đổi số được coi là một chiếc chìa khóa quan trọng. Nếu cộng đồng doanh nghiệp là nhân tố trọng tâm trong việc thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh của Việt Nam, thì chuyển đổi số là một động lực giúp doanh nghiệp tận dụng tối đa các công nghệ số hiện đại để đẩy nhanh các hoạt động sản xuất, kinh doanh, nâng cao năng suất lao động và cải thiện chất lượng sản phẩm, dịch vụ, mở ra nhiều cơ hội kinh doanh mới và thị trường tiêu thụ, trong khi vẫn có thể tăng cường khả năng giám sát và quản lý môi trường, giảm thiểu được sự tiêu hao năng lượng, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên", ông Lê Trọng Minh, Tổng Biên tập Báo Đầu tư phát biểu tại Diễn đàn “Chuyển đổi số: Nhanh hơn, thông minh hơn và xanh hơn”.
Tổng Biên tập Lê Trọng Minh phát biểu khai mạc Diễn đàn “Chuyển đổi số: Nhanh hơn, thông minh hơn và xanh hơn”. |
Bằng cách sử dụng các công nghệ số, nhà sản xuất có thể tối ưu hóa quy trình, theo dõi và quản lý hoạt động của mình một cách chính xác và hiệu quả hơn, từ đó giảm thiểu lượng chất thải, hàng tồn kho, thất thoát trong vận chuyển, tiết kiệm năng lượng và tài nguyên; phát hiện sớm và ngăn chặn các nguy cơ môi trường, giảm thiểu sự cố…
Trong thương mại điện tử, chuyển đổi số mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp và khách hàng thông qua việc tạo ra các trải nghiệm mua sắm trực tuyến tốt hơn nhờ các công nghệ như trí tuệ nhân tạo, phân tích dữ liệu và chatbot để tương tác khách hàng nhanh chóng và dễ dàng, quản lý dữ liệu khách hàng và đơn hàng, tối ưu hóa chuỗi cung ứng, đẩy nhanh thời gian thực hiện, qua đó giảm chi phí và tăng hiệu quả, đặc biệt trong hoạt động tiếp thị, thanh toán trực tuyến…
Trong lĩnh vực ngân hàng, chuyển đổi số giúp các nhà băng trở nên xanh hơn, nhanh hơn và thông minh hơn qua việc giảm thiểu sự lãng phí và tiết kiệm tài nguyên, tăng độ chính xác và hiệu quả, rút ngắn thời gian chờ đợi và đáp ứng nhu cầu của khách hàng nhờ các công nghệ kỹ thuật số, giảm thiểu tiêu hao năng lượng và tác động đến môi trường…
"Trên đây chỉ là những ví dụ đơn giản về ý nghĩa của chuyển đổi số ở các ngành sản xuất, tài chính-ngân hàng và logistics - 3 trong số 8 lĩnh vực cần ưu tiên chuyển đổi số theo “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” – trong việc thực hiện các mục tiêu tăng trưởng xanh. Những năm gần đây, nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp về vai trò của mình trong chiến lược tăng trưởng xanh quốc gia đã được nâng lên rõ rệt, từng bước thay đổi hành vi và có nhiều hành động thiết thực đóng góp vào thực hiện tăng trưởng xanh. Nhiều doanh nghiệp đã và đang lấy kinh doanh “xanh” là chiến lược và lợi thế cạnh tranh trên nền tảng chuyển đổi “kép”: vừa số hóa, vừa xanh hóa", ông Lê Trọng Minh chia sẻ.
Từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát khiến thế giới buộc phải thay đổi để thích nghi với giãn cách xã hội và làm việc từ xa, các doanh nghiệp và cá nhân ngày càng chuyển sang sử dụng các nền tảng và dịch vụ số. Nền kinh tế số được coi là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm, đóng góp vào việc phục hồi kinh tế sau đại dịch.
Mặc dù đã có rất nhiều nỗ lực và đạt được những bước tiến quan trọng, Việt Nam vẫn cần giải quyết nhiều thách thức để đảm bảo sự thành công của quá trình chuyển đổi số cũng như lợi ích của quá trình này trở nên bao trùm. Trong đó, sự phối hợp các nguồn lực giữa các bộ, ngành địa phương, giữa khu vực công và khu vực tư cũng như trong bản thân khu vực tư là một nhân tố then chốt để hạ tầng kỹ thuật được đầu tư thỏa đáng và đầy đủ, đảm bảo nhu cầu triển khai chuyển đổi số. Việc tăng cường an ninh mạng để bảo vệ dữ liệu quan trọng, thông tin cá nhân và tài sản kỹ thuật số là rất quan trọng để tránh các cuộc tấn công mạng và lừa đảo.
Cộng đồng doanh nghiệp cũng trông đợi sự hỗ trợ từ Chính phủ thông qua việc ban hành các chính sách thuận lợi, cung cấp các gói hỗ trợ tài chính và đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật để đáp ứng nhu cầu của quá trình chuyển đổi.
Diễn đàn chuyển đổi số thường niên lần thứ 2 này với chủ đề "Nhanh hơn, Xanh hơn và Thông minh hơn" được tiếp cận góc nhìn của các chuyên gia trong và ngoài nước về những vấn đề đặt ra trong tiến trình chuyển đổi số từ khía cạnh các ngành sản xuất, tài chính – ngân hàng và thương mại điện tử, cũng như cơ hội tăng cường hợp tác giữa 2 khu vực công – tư để thúc đẩy chuyển đổi số tại Việt Nam. Những quan sát và phân tích của các diễn giả tại Diễn đàn này sẽ mang đến những thông tin bổ ích, giúp các cơ quan quản lý nhà nước, cộng đồng doanh nghiệp có thêm ý tưởng để giải quyết những vấn đề đặt ra trong một thế giới mà sự liên kết mạng, kinh tế số và những ứng dụng công nghệ cao đang làm thay đổi cách thức vận hành của các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân.
-
Quy định về hệ thống thông tin, Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng -
Thủ tướng Chính phủ chỉ thị đẩy mạnh thực hiện Đề án Trung tâm dữ liệu quốc gia -
Chìa khóa giải bài toán nhân lực bán dẫn -
Đã có 800.000 tài khoản được tạo trên ứng dụng iHanoi -
Hà Nội: Đảm bảo hoàn thành Kế hoạch Chuyển đổi số năm 2024 -
Đà Nẵng ký kết hàng loạt ghi nhớ hợp tác phát triển vi mạch bán dẫn -
Đà Nẵng áp dụng chính sách ưu đãi vượt trội trong lĩnh vực vi mạch bán dẫn
- Nhựa Tiền Phong chung tay ủng hộ đồng bào miền Bắc bị thiệt hại do bão số 3
- Central Retail Việt Nam khai trương Trung tâm thương mại GO! Hà Nam
- Chủ tịch HĐQT TTC AgriS và Betrimex nỗ lực phát triển bền vững nông nghiệp
- SeABank ủng hộ 3 tỷ đồng chung sức cùng đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão số 3
- Ông Andrew Khan làm Tổng giám đốc Carlsberg Việt Nam
- Bảo hiểm PJICO kịp thời tạm ứng quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng chịu ảnh hưởng bởi bão Yagi