-
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Thừa Thiên Huế và doanh nghiệp Thái Lan -
SABECO khai trương Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển ngành bia SABECO -
Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải trực tiếp tới Mỹ -
TP.HCM xin Thủ tướng cơ chế xóa nợ quá hạn cho doanh nghiệp phá sản
Xu hướng chuyển đổi từ kinh doanh truyền thống sang các nền tảng số ngày càng phổ biến, giúp DN thâm nhập và mở rộng thị trường xuất khẩu. |
Ngày 28/7/2020 tới đây, Bộ Công Thương phối hợp cùng Hiệp hội Thương mại điện tử (VECOM) và Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI) tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hoá, tận dụng cơ hội từ Hiệp định EVFTA (VOIEF – Vietnam Online Import-Export Forum) tại Hà Nội theo 2 hình thức: trực tuyến (online) và tại chỗ (offline).
Diễn đàn VOIEF 2020 là sự kiện quy mô toàn quốc, được tổ chức lần thứ 2, thu hút sự quan tâm lớn của nhiều cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức và doanh nghiệp liên quan tới xuất nhập khẩu, đại diện các đơn vị cung cấp dịch vụ trực tuyến hỗ trợ hoạt động thương mại điện tử nói chung và xuất nhập khẩu nói riêng như Amazon, Facebook, Google, Alibaba,… cùng đại diện của gần 400 doanh nghiệp.
VOIEF 2020 diễn ra trong bối cảnh Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam - EU (EVFTA) chuẩn bị có hiệu lực, mở ra cánh cửa mới và tạo động lực cho sự phát triển kinh tế Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp xuất khẩu nói riêng. Theo đó, EU cam kết xóa bỏ thuế quan ngay khi EVFTA có hiệu lực đối với hàng hóa của Việt Nam thuộc 85,6% số dòng thuế trong biểu thuế, tương đương trên 70% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào EU.
Cùng với cơ hội từ FTA, xu hướng chuyển đổi từ kinh doanh truyền thống sang các nền tảng số đang ngày càng trở nên phổ biến và được coi là giải pháp hữu hiệu giúp các doanh nghiệp thâm nhập và mở rộng thị trường xuất khẩu trong bối cảnh Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới.
Báo cáo Chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam 2020 cho hay, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã triển khai thương mại điện tử nhằm hỗ trợ xuất nhập khẩu theo cả mô hình doanh nghiệp tới doanh nghiệp (B2B) cũng như doanh nghiệp tới người tiêu dùng (B2C).
Theo đánh giá của các chuyên gia, trong giai đoạn phục hồi sau đại dịch Covid-19, chuyển đổi số sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ tìm kiếm một mô hình hoạt động kinh doanh linh hoạt hơn, vừa tiết giảm chi phí, vừa tối ưu nguồn lực để vượt qua khó khăn.
Trong khuôn khổ Diễn đàn cũng sẽ diễn ra Lễ khai trương Nền tảng hỗ trợ xuất khẩu Việt Nam (ECVN). Đây là một giải pháp chuyển đối số trên nền tảng thương mại điện tử B2B tích hợp cộng đồng giao thương chuyên ngành xuất nhập khẩu với mục tiêu hỗ trợ kết nối trực tiếp doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam đến nhà nhập khẩu nước ngoài, đồng thời truyền tải thông tin giao thương, thị trường nhanh chóng từ các Thương vụ Việt Nam ở các nước đến cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam.
-
Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường - Bài 2: Điểm nghẽn của “vua tiền mặt” -
Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Thừa Thiên Huế và doanh nghiệp Thái Lan -
SABECO khai trương Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển ngành bia SABECO -
Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải trực tiếp tới Mỹ -
TP.HCM xin Thủ tướng cơ chế xóa nợ quá hạn cho doanh nghiệp phá sản -
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 20/11/2024 -
MobiFone vào danh sách nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo
- Tập đoàn Stavian nhận cú đúp giải thưởng trong Bảng xếp hạng Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
- AZB - Hành trình kiến tạo "Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024"