-
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Thừa Thiên Huế và doanh nghiệp Thái Lan -
SABECO khai trương Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển ngành bia SABECO -
Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải trực tiếp tới Mỹ -
TP.HCM xin Thủ tướng cơ chế xóa nợ quá hạn cho doanh nghiệp phá sản
Bà Tôn Nữ Thị Ninh là nguyên Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Liên minh châu Âu (EU) và Bỉ, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội, Chủ tịch Quỹ Hòa bình và Phát triển TP.HCM.
Bà Tôn Nữ Thị Ninh đánh giá, EVFTA sẽ là một bước ngoặt đầy hứa hẹn cho xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong thời gian tới. |
Từng đảm nhiệm vị trí quan trọng trong các phái đoàn đàm phán của Việt Nam với các nước, đặc biệt là EU và Mỹ, bà có thể chia sẻ về những kỳ vọng và thách thức đối với Việt Nam trong việc triển khai EVFTA cũng như ý nghĩa của hiệp định này đối với quan hệ Việt Nam - EU trong bối cảnh hai bên đang kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao?
Khi EU thực hiện phương châm “Hướng về châu Á”, thì tại khối Đông Bắc Á, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc là những thị trường hàng đầu. Ở khối Đông Nam Á, EU bắt đầu đàm phán và ký kết hiệp định thương mại tự do (FTA) với Singapore - quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất và thu nhập bình quân đầu người cao nhất trong khu vực ASEAN hiện nay.
Theo tôi, đây là sự mở đầu an toàn và hợp lý, vì Singapore đã gia nhập hàng ngũ các quốc gia phát triển nhiều năm qua, nên họ nắm rõ luật chơi trong sân chơi quốc tế.
Điều khá thú vị là, sau đó, EU chọn Việt Nam là đối tác thứ hai để đàm phán FTA. Các nhà kinh tế thường chú trọng các con số như xuất nhập khẩu, đầu tư, cơ cấu dân số. Việt Nam đã chứng minh được vai trò, vị thế không chỉ dựa vào những con số về xuất nhập khẩu, kinh tế, đầu tư hay dân số, mà còn bằng vị trí địa chính trị quan trọng trong khu vực.
Có thể nói, việc EU chọn Việt Nam để xúc tiến đàm phán và ký kết FTA sau Singapore tại khu vực Đông Nam Á cũng là sự lựa chọn hợp lý.
Trong bối cảnh kinh tế - chính trị thế giới nhiều biến động, đặc biệt, Covid-19 đang diễn biến khó lường tại các quốc gia trên toàn cầu nói chung và EU nói riêng, bà đánh giá thế nào về hiệu quả thực thi Hiệp định EVFTA, có hiệu lực từ ngày 1/8 tới?
Trước đây, tôi từng bình luận rằng, Việt Nam gia nhập các hiệp định thương mại đa phương với tốc độ “chóng mặt”. Khi đó, chúng ta muốn chứng minh với thế giới là Việt Nam chắc chắn không cổ xúy cho việc quay trở lại bảo hộ và mong muốn trở thành nền kinh tế thuộc loại “mở” nhất khu vực.
Nhưng, ký kết một hiệp định thương mại đa phương quốc tế chỉ là cửa ải đầu tiên mà Việt Nam phải vượt qua. Cửa ải tiếp theo cũng gian truân không kém, đó chính là nhận thức của Chính phủ, từng địa phương và từng doanh nghiệp trong việc chuẩn bị thực thi hiệp định.
Tốc độ gia nhập và thực thi các FTA không chỉ phụ thuộc vào quyết tâm của Chính phủ, mà còn phụ thuộc rất lớn vào sự trưởng thành và sự chuẩn bị, mức độ sẵn sàng của các doanh nghiệp cùng với sự tương tác, phối kết hợp giữa Nhà nước - doanh nghiệp.
Việc chuẩn bị điều kiện sẵn sàng cần có thời gian. Song phải khẳng định rằng, EVFTA sẽ là một bước ngoặt đầy hứa hẹn cho xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong thời gian tới.
Tất nhiên, không quốc gia nào mở cửa 100% với nước ngoài, nhưng với tác động của Covid-19, các doanh nghiệp trên thế giới đang chuyển dịch đầu tư trở về nội địa đối với một số hoạt động sản xuất mang tính chiến lược về bảo đảm sức khỏe cho dân chúng. Tôi nghĩ, Việt Nam cũng nên xem xét kỹ chiến lược này, nhưng mọi việc phải được thực hiện theo từng bước, từng giai đoạn với lộ trình rõ ràng. Việc sản xuất các sản phẩm phòng vệ sức khỏe con người nên được coi là một cơ hội.
Vừa qua, Việt Nam đã khống chế thành công sự lây lan của Covid-19 trong cộng đồng và đã được dư luận quốc tế đánh giá cao. Cá nhân bà có bình luận gì về “chiến lược” và sự đóng góp của Việt Nam trong cuộc chiến chống lại đại dịch toàn cầu này?
Theo một bài báo gần đây trên tờ Financial Times, thành tựu khống chế Covid-19 của Việt Nam được mô tả là dựa vào “chiến lược chi phí thấp”, nhưng mang lại hiệu quả cao.
Cụ thể, Việt Nam không tiến hành xét nghiệm đại trà hàng triệu người để tìm người nhiễm Covid-19, mà chỉ kiểm tra những người có triệu chứng dịch tễ, nhưng truy tìm nghiêm ngặt những người liên quan cũng như tiến hành sớm các biện pháp cách ly có hệ thống, thực hiện đeo khẩu trang thường xuyên. Đây là chiến lược hoàn toàn hợp lý trong điều kiện của Việt Nam.
Tôi rất phấn khích với bài hát và điệu nhảy rất sôi động “Ghen Cô Vy” dậy sóng trên mạng xã hội quốc tế nhờ người dẫn chương trình nổi tiếng John Oliver. Đây có thể xem như một đóng góp nhẹ nhàng của Việt Nam với thế giới trong cuộc chiến chống lại đại dịch toàn cầu này. Dẫu vậy, dường như các kênh truyền hình quốc tế lớn đã bỏ qua câu chuyện thành công của Việt Nam trong phòng chống Covid-19, dù có nhiều bài báo quốc tế phân tích về vấn đề này.
-
Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường - Bài 2: Điểm nghẽn của “vua tiền mặt” -
Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Thừa Thiên Huế và doanh nghiệp Thái Lan -
SABECO khai trương Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển ngành bia SABECO -
Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải trực tiếp tới Mỹ -
TP.HCM xin Thủ tướng cơ chế xóa nợ quá hạn cho doanh nghiệp phá sản -
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 20/11/2024 -
MobiFone vào danh sách nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo
- Tập đoàn Stavian nhận cú đúp giải thưởng trong Bảng xếp hạng Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
- AZB - Hành trình kiến tạo "Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024"