-
Đà Nẵng nêu giải pháp chống ngập lụt khu vực sân bay -
Thêm 353 tỷ đồng khắc phục hậu quả vụ FLC -
Đà Nẵng xử lý thế nào về vụ 238 sổ đỏ hình thành từ hồ sơ giả? -
Tuyên án vụ cán bộ thuế nhận hối lộ, bảo kê đường dây mua bán hóa đơn -
Lãng phí lớn do các dự án bất động sản chậm triển khai, chậm tiến độ -
Phú Yên tìm hướng xử lý ô nhiễm tại các trang trại chăn nuôi
Số phận của chiếc máy bay số hiệu MH370 vẫn còn là điều bí ẩn. (ibtimes.com)
Điều gì đã xảy ra với chuyến bay MH370 của Malaysia Airlines?
Đã quá ba ngày sau khi biến mất khỏi màn hình radar khi đang trên đường từ Kuala Lumpur tới Bắc Kinh, bí ẩn vẫn bao trùm số phận của chuyến bay mang số hiệu MH370 của Malaysia Airlines và 239 hành khách trên khoang.
Không một mảnh vỡ nào từ chiếc máy bay Boeing 777-200ER được thu hồi, bất chấp hoạt động tìm kiếm quốc tế có sự tham gia của hải quân và không quân nhiều nước châu Á cùng với Mỹ.
Liệu chiếc máy bay có vỡ tan trên không?
Việc các phi công của máy bay không gửi tín hiệu báo nguy về mặt đất làm dấy lên phỏng đoán rằng đã có một thảm họa đột ngột xảy ra với chiếc máy bay, có thể do lỗi cơ khí hoặc trên máy bay đã xảy ra nổ.
Việc chưa tìm thấy mảnh vỡ cũng khiến người ta nghĩ rằng vụ nổ ở độ cao lớn đã khiến các mảnh vỡ phát tán ra một khu vực quá rộng, khó phát hiện.
"Nếu máy bay đâm xuống biển, có khả năng người ta sẽ tìm thấy ngay các mảnh vỡ" - Chris de Lavigne, một chuyên gia về hàng không và các vấn đề quốc phòng tại công ty tư vấn kinh doanh Frost & Sullivan nói.
Sự hư hỏng đột ngột trên máy bay được cho là rất hiếm xảy ra với các mẫu máy bay hiện đại. Điều này càng đúng với Boeing 777-200ER, một trong những mẫu máy bay có hệ số an toàn cao nhất hiện nay.
Nhà chức trách nói rằng máy bay đang hoạt động ở độ cao hành trình 11km khi nó liên lạc với mặt đất lần cuối. "Đó là điểm an toàn nhất trong chuyến bay" - de Lavigne nói: "Boeing 777 là một chiếc máy bay rất an toàn với rất ít sự cố trong lịch sử hoạt động. Chuyện này thật khó hiểu."
Đã từng có những bí ẩn nào tương tự vụ mất tích máy bay lần này?
Chuyến bay số 447 của Air France đã đâm xuống Đại Tây Dương hồi tháng 6/2009 khi đang bay từ Rio de Janeiro (Brazil) tới Paris (Pháp), làm 216 hành khách và 12 thành viên phi hành đoàn thiệt mạng.
Các mảnh vỡ không được tìm thấy trong nhiều ngày và phải mất hai năm người ta mới tìm thấy xác máy bay. Các nhà điều tra về sau kết luận rằng lỗi kỹ thuật và lỗi con người đã gây ra thảm họa.
Chuyến bay số 574 của hãng hàng không Adam Air với 102 người trên khoang đã biến mất khỏi màn hình radar vào tháng 1/2007 khi đang bay ở độ cao hành trình trong một chuyến bay nội địa. Phải mất 9 ngày người ta mới tìm thấy các mảnh vỡ và thêm nhiều tháng nữa để phát hiện ra các hộp đen của máy bay. Nhà chức trách Indonesia nói rằng các phi công đã mất quyền kiểm soát máy bay do quá bận bịu với việc xử lý lỗi trong các thiết bị dẫn đường.
Giả thuyết xoay quanh chuyến bay MH370 là gì?
"Một khả năng là máy bay phát nổ trên không," Gerry Soejatman, một nhà phân tích hàng không độc lập có trụ sở ở Indonesia nói. "Giả thuyết khác là máy bay gặp sự cố đơn giản và khi tổ lái tìm cách chẩn đoán lỗi, họ đã mắc kẹt vào nó. Họ không thể nhận biết chuyện gì đang xảy ra, dẫn tới việc máy bay đâm xuống đất. Đó là điều đã xảy ra với chuyến bay của Air France. Hiện tại, trừ phi chúng ta tìm thấy thứ gì đó, kịch bản có thể xảy ra giống một trong hai trường hợp trên."
De Lavigne nói rằng ở giai đoạn hiện nay, khi còn có quá ít thông tin, mọi khả năng đều phải được tính đến. "Hoặc máy bay bị hỏng hóc về cơ khí, hoặc có gì kinh khủng hơn đã xảy ra" - ông nói - "Thật ngạc nhiên rằng không có một cuộc gọi báo nguy nào thực hiện từ chiếc máy bay và nó chỉ biến mất đơn giản như vậy. Việc này dẫn tới kết luận rằng có điều gì đó rất nhanh và rất mạnh mẽ đã xảy ra."
Nhà chức trách Malaysia đã mở một cuộc điều tra khủng bố, nhưng họ vẫn không bác bỏ các khả năng khác, gồm việc máy bay bị không tặc.
Vì sao khó tìm dấu vết (về máy bay) tới vậy?
Hiện tại có khoảng 40 tàu và 30 máy bay tham gia hoạt động tìm kiếm chiếc máy bay mất tích. (Ảnh: TTXVN)
Khu vực đang được nhiều lực lượng lùng sục, bao gồm Vịnh Thái Lan và biển Đông, vốn rất nhộn nhịp, đông tàu thuyền qua lại và việc này có thể khiến hoạt động tìm kiếm mảnh vỡ trở nên phức tạp hơn.
"Khi người ta thấy một thứ gì đó, nó không hiển hiện rõ ràng như là một phần cánh hoặc đuôi máy bay. Người ta sẽ phải tới tận nơi để kiểm tra vật thể nghi vấn và việc này sẽ mất thời gian" - Soejatman nói.
Vì sao nhà chức trách không nhận được bất kỳ tín hiệu nào?
Chiếc máy bay có một thiết bị Truyền tín hiệu xác định vị trí khẩn cấp (ELT) vốn được thiết kế chủ yếu để phục vụ việc máy bay đâm xuống đất liền và các phi công phải điều khiển nó. Trong trường hợp xảy ra tai nạn lớn (gây hư hỏng nặng máy bay) thiết bị này có thể sẽ không hoạt động.
"Về cơ bản, thiết bị này chỉ đóng vai trò khá đơn giản, giống như: 'Tôi đã được kích hoạt, hãy tìm tôi đi"' - Soejatman nói.
Chiếc máy bay cũng có các "hộp đen" chứa thiết bị ghi âm buồng lái và thiết bị ghi dữ liệu bay. Nếu bị chìm xuống nước, chúng có thể kích hoạt một thiết bị phát tín hiệu âm thanh (pinger) có thể thu hút sự chú ý của các lực lượng tìm kiếm. Tuy nhiên âm thanh không phát đi trên một khoảng cách quá lớn.
"Anh cần có một con tàu với thiết bị thu sonar (thu sóng âm) để thu được tín hiệu" - Soejatman nói, cảnh báo rằng các vùng nước nông như tại khu vực tìm kiếm MH370 có thể tạo ra nhiễu loạn tín hiệu.
Những chiếc máy bay như Boeing 777-200ER còn được trang bị ACARS (Hệ thống liên lạc địa chỉ và báo cáo máy bay), vốn thường xuyên gửi các tin nhắn ngắn cho các cơ quan điều khiển dưới mặt đất, một cách tự động hay do người điều khiển tùy theo yêu cầu của các hãng hàng không.
"Nếu Malaysia Airlines có các tin nhắn này, sẽ rất hữu ích để xác định các sự kiện diễn ra trước khi máy bay mất liên lạc." Soejatman nói: "Câu hỏi chỉ là họ có các tin nhắn này hay không."
Liệu an ninh ở Sân bay quốc tế Kuala Lumpur có vấn đề?
Thông tin cho thấy có ít nhất hai hành khách trên chiếc máy bay bị mất tích sử dụng hộ chiếu châu Âu bị đánh cắp đã làm dấy lên những lo ngại về việc an ninh của chuyến bay bị đe dọa.
Rohan Gunaratna, một chuyên gia chống khủng bố tại Đại học Kỹ thuật Nanyang của Singapore nói rằng vấn đề hộ chiếu cho thấy có "khiếm khuyết lớn" trong hoạt động kiểm soát di trú của sân bay.
Ông nói rằng Interpol vẫn duy trì một cơ sở dữ liệu chứa thông tin về các tấm hộ chiếu bị đánh cắp mà các nước có thể truy cập vào để phát hiện những kẻ dùng hộ chiếu giả. "Có hai dạng người chuyên dùng những tấm hộ chiếu (đánh cắp) này - tội phạm và khủng bố," ông nói./.
PV (Vietnam+)
-
Đà Nẵng xử lý thế nào về vụ 238 sổ đỏ hình thành từ hồ sơ giả? -
Tuyên án vụ cán bộ thuế nhận hối lộ, bảo kê đường dây mua bán hóa đơn -
Lãng phí lớn do các dự án bất động sản chậm triển khai, chậm tiến độ -
Hà Nội tập trung khắc phục hậu quả vụ cháy quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng -
Hà Nội: Khởi tố bị can đốt quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng khiến 11 người tử vong -
Phú Yên tìm hướng xử lý ô nhiễm tại các trang trại chăn nuôi -
Ninh Thuận vẫn thu hồi đất dự án khu du lịch trăm tỷ sau kiến nghị doanh nghiệp
- Nhà máy Quang Lân - Sơn Tuylips đồng hành cùng xu hướng "Marketing Xanh"
- Tủ đông Kangaroo là Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất 2024
- Chào bán phần vốn góp của Công ty cổ phần Tổng công ty Tín Nghĩa tại Công ty cổ phần Đầu tư Tín Nghĩa Á Châu
- Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gia tăng lợi thế từ giải pháp Techcombank
- Đăng tin bất động sản dễ dàng, nhanh chóng với nền tảng Radanhadat.vn
- Giải pháp tài chính trọn gói dành cho doanh nghiệp SME và Start-up