-
Thừa Thiên Huế tinh gọn bộ máy, sắp xếp lại các sở, ban, ngành -
Ngày 15/12, sẽ có đủ phôi để cấp giấy phép lái xe cho người dân tại TP.HCM -
Lập Ban chỉ đạo công tác chuẩn bị khai thác Cảng hàng không quốc tế Long Thành -
Đà Nẵng thông qua loạt Nghị quyết cụ thể hóa Nghị quyết 136 của Quốc hội -
Đà Nẵng phải làm gì để đạt mức tăng trưởng GRDP trên 10% trong năm 2025? -
Bộ Chính trị cảnh cáo ông Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hoà Bình, khiển trách bà Trương Thị Mai
Ngày 10/6/2021, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) đã phối hợp với Thương vụ - Đại sứ Quán Việt Nam tại Nhật Bản và Trung tâm ASEAN – Nhật Bản tổ chức Hội nghị giao thương trực tuyến công nghiệp hỗ trợ Việt Nam – Nhật Bản 2021.
Ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại cho biết, với việc tận dụng hiệu quả các điều kiện thuận lợi từ những chiến lược hội nhập kinh tế quốc tế, khung khổ các hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương đã ký kết, các hoạt động ngoại thương của Việt Nam thời gian qua đã ghi nhận nhiều khởi sắc.
Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, 5 tháng đầu năm 2021, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam ước đạt 130,94 tỷ USD, tăng 30,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu điện thoại các loại và linh kiện tăng 19,6%; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 26%; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng tăng tới 74,8%.
Xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Nhật Bản ghi nhận tăng trưởng 7,7% so với cùng kỳ, trị giá 8,4 tỷ USD, Việt Nam nhập khẩu từ Nhật Bản 9 tỷ USD, tăng 15,9%.
"Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam những năm qua đã phát triển cả về số lượng và chất lượng, cải thiện năng lực sản xuất và tham gia ngày càng sâu vào chuỗi sản xuất toàn cầu", ông Phú cho biết.
Điều này thể hiện ở số lượng doanh nghiệp hoạt động trong ngành công nghiệp hỗ trợ chiếm gần 4,5% tổng số doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, tạo việc làm cho hơn 600.000 lao động, chiếm 8% lao động toàn ngành chế biến, chế tạo. Doanh thu sản xuất, kinh doanh đạt hơn 900.000 tỷ đồng, đóng góp gần 11% tổng doanh thu toàn ngành chế biến, chế tạo.
Một số doanh nghiệp sản xuất linh kiện Việt Nam có năng lực khá tốt tại những lĩnh vực như sản xuất khuôn mẫu các loại; linh kiện xe đạp, xe máy; linh kiện cơ khí tiêu chuẩn; dây cáp điện; linh kiện nhựa - cao su kỹ thuật; săm lốp các loại. Các sản phẩm này đã đáp ứng được nhu cầu trong nước và được xuất khẩu tới các quốc gia trên thế giới, trong đó có Nhật Bản.
Phân tích những thách thức của doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam, ông Akutsu Michio, chuyên gia tư vấn Hiệp hội Các nhà tư vấn kinh doanh quốc tế Nhật Bản nêu rõ, năng suất doanh nghiệp của các địa phương còn khá thấp; thiếu nguồn nhân lực có trình độ kỹ thuật cao; việc cấp vốn để đầu tư trang thiết bị còn khó; thiếu thông tin của các nhà cung cấp nguyên vật liệu chất lượng và giá rẻ ở nước ngoài…
Theo đó, ông Akutsu Michio cho rằng, các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam cần nỗ lực nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm; có biện pháp hỗ trợ để thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao.
Ông Akutsu Michio cũng lưu ý các doanh nghiệp Việt Nam, sản phẩm công nghiệp được tạo thành từ hàng nghìn bộ phận, nếu thiếu một bộ phận, dây chuyền lắp ráp sẽ bị dừng. Do vậy, các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam phải xác định được khả năng cung cấp sản phẩm ông nghiệp hỗ trợ thường xuyên.
Ngoài cung cấp sản phẩm ông nghiệp hỗ trợ cho các doanh nghiệp Nhật Bản đang hoạt động tại Việt Nam, các doanh nghiệp Việt Nam cũng có nhiều cơ hội cung cấp cho những doanh nghiệp lắp ráp chế tạo cuối cùng tại nước ngoài.
Tại hội nghị giao thương, ông Masaki Hatabe, Đại diện Công ty TNHH Reed Exhibitions Japan thông tin, từ ngày 6-8/10/2021 tại Osaka, Nhật Bản sẽ diễn ra Triển lãm “Manufacturing World Tokyo" và đây sẽ là cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam có điều kiện giới thiệu năng lực cung ứng sản phẩm công nghiệp hỗ trợ của mình tới các đối tác Nhật Bản, qua đó có nhiều cơ hội để tìm kiếm đối tác hợp tác.
Xác định ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, công nghiệp hỗ trợ là động lực phát triển kinh tế, chính phủ Việt Nam luôn khuyến khích và tạo mọi điều kiện, cơ chế tốt nhất để phát triển nhóm ngành này.
Thời gian qua, Bộ Công Thương đã có những tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và chỉ đạo quyết liệt nhằm nâng cao vai trò, vị thế của ngành công nghiệp hỗ trợ theo tinh thần của Nghị quyết số số 23-NQ/TW ngày 22 tháng 3 năm 2018 của Bộ Chính trị về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Đồng thời, Bộ Công Thương triển khai thành lập 3 Trung tâm kỹ thuật hỗ trợ phát triển công nghiệp tại 3 vùng kinh tế trọng điểm khu vực miền Bắc, miền Trung và miền Nam, với mục tiêu sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp và công nghiệp hỗ trợ đổi mới sáng tạo, chuyển giao công nghệ sản xuất thử nghiệm, nâng cao năng suất chất lượng, tạo giá trị gia tăng cũng như tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu.
-
Bộ Chính trị cảnh cáo ông Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hoà Bình, khiển trách bà Trương Thị Mai -
Nhiều doanh nghiệp Việt vươn lên trở thành niềm tự hào quốc gia -
Chủ tịch Đà Nẵng mong cán bộ có ô tô nên trả lại chung cư cho nhà nước -
Giải quyết dứt điểm vướng mắc cho các dự án điện năng lượng tái tạo trước ngày 31/1/2025 -
Kiện toàn Ban chỉ đạo rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án -
Kiện toàn Phó trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng ngành giao thông -
Ký hợp đồng EPC xây dựng đoạn cáp ngầm biển kéo điện từ đất liền ra Côn Đảo
-
1 Đầu tư năm 2025: Cổ phiếu, trái phiếu hay các tài sản khác? -
2 Tư lệnh ngành giao thông muốn khởi công sớm đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng -
3 Trình phương án chuyển giao bắt buộc GPBank và DongABank trước 20/12 -
4 Giải quyết dứt điểm vướng mắc cho các dự án điện năng lượng tái tạo trước ngày 31/1/2025 -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 13/12
- Dai-ichi Life Việt Nam vinh dự xếp hạng 55 trong “Top 500 Doanh nghiệp tạo giá trị hàng đầu Việt Nam năm 2024”
- Trung tâm hỗ trợ K-seafood: Nâng tầm thủy sản Hàn Quốc ra thế giới
- Tôn Nam Kim - Top 10 Nơi làm việc tốt nhất ngành vật liệu xây dựng năm 2024
- Đồng hành phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành quản lý đô thị
- Phát triển đô thị Thủ đô dưới góc nhìn kinh tế xã hội
- C.P. Việt Nam áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn vì một hành trình phát triển bền vững