
-
ROX Key củng cố nội lực để bứt phá trong năm 2025
-
Nhà phát triển công nghiệp tiên phong AMATA - 30 năm hiện diện tại Việt Nam
-
Generali Việt Nam và PvcomBank hợp tác độc quyền phân phối sản phẩm bảo hiểm
-
Generali Việt Nam: Củng cố nội lực để tiếp tục tăng trưởng bền vững
-
Doanh nghiệp Thụy Điển muốn rót tỷ USD vào Việt Nam -
Ra mắt Câu lạc bộ Pickleball Doanh nhân trẻ Việt Nam
Trong giới doanh nhân Việt Nam hiện nay, không khó để liệt kê những gương mặt doanh nhân dẫu tuổi đời còn rất trẻ nhưng đã là Chủ tịch, CEO của những tập đoàn, doanh nghiệp lớn. Có thể kể đến ông Trần Hùng Huy, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB), bà Đặng Huỳnh Ức My, Chủ tịch HĐQT CTCP Đầu tư Thành Thành Công, hay doanh nhân trẻ Nguyễn Trung Tín, CEO Tập đoàn Trung Thủy…
Điểm chung của các doanh nhân này đều là con của các “đại gia” đã gây dựng nên doanh nghiệp.
![]() |
Bà Nguyễn Thị Thanh, Giám đốc Công ty Mai Thanh, là người chơi ngồi ở vị trí CEO |
Tuy nhiên, không phải ai cũng sẵn sàng trao niềm tin cho thế hệ kế thừa. Câu chuyện của một doanh nghiệp gia đình hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, gia công, kinh doanh hàng tiêu dùng đang gặp phải.
Hiện doanh nghiệp này vẫn duy trì mô hình 100% sở hữu gia đình và đã chuyển giao quyền điều hành (vị trí CEO) từ người bố với vai trò sáng lập sang cho người con sau 3 năm làm trợ lý CEO. Người bố và một số thành viên chủ chốt khác rút khỏi vai trò điều hành và chỉ tham gia với vai trò thành viên HĐQT. Với kinh nghiệm làm việc bên ngoài cũng như khi làm trợ lý cho bố mình, CEO mới đã tiếp quản công việc một cách thuận lợi và đưa doanh nghiệp đi đúng định hướng như kỳ vọng của các cổ đông sáng lập.
Trước sức ép cạnh tranh ngày càng mạnh từ các đối thủ, với tư tưởng đổi mới và đột phá, CEO quyết định trao quyền tự quyết rộng hơn cho những vị trí quản lý trẻ nhằm đẩy mạnh sự phát triển của doanh nghiệp theo hướng đột phá. Sau khi được giao thẩm quyền, một số vị trí quản lý đã đưa ra những quyết định trong thẩm quyền của mình, nhưng gây tranh cãi như tổ chức lại hoạt động của bộ phận mình quản lý, thay đổi quy trình, cách làm việc và áp dụng công nghệ thông tin thay cho cách truyền thống. Điều này đã gây ra nhiều tranh cãi trong các thành viên HĐQT. Lúc này, CEO và các thành viên HĐQT buộc phải ngồi lại với nhau để bàn giải pháp.
Quý doanh nghiệp, doanh nhân có thể xem thông tin chi tiết về chương trình tại fanpage: www.facebook.com/ ceochiakhoathanhcongsme. Các chương trình lên sóng đều được phát online trên kênh CEOTVNEXT của Youtube.
Các thành viên HĐQT thấy rằng, cần phải thành lập Ban Kiểm soát gồm các thành viên gia đình đã có kinh nghiệm điều hành trước đây để đưa ra các nguyên tắc, giám sát và hạn chế các quyết định của Ban Điều hành hiện tại nếu cần.
“Hầu hết các thành viên trong Ban Điều hành còn thiếu kinh nghiệm và chưa hiểu sâu sắc về cách thức điều hành doanh nghiệp gia đình. Điều này có thể sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự ổn định và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp”, HĐQT lập luận.
Tuy nhiên, ý kiến này của HĐQT không nhận được sự đồng thuận của CEO. CEO cho rằng, các thành viên Ban Điều hành đều là những người được đào tạo bài bản và có kinh nghiệm thực tiễn trong điều hành doanh nghiệp bên ngoài. Phần lớn các quyết định của Ban đều được nghiên cứu và tính toán kỹ lưỡng, dựa trên các mô hình quản trị tiên tiến và bám sát mục tiêu chiến lược của công ty.
“Khi đã giao trách nhiệm, cần phải tin tưởng và khuyến khích sự sáng tạo của thế hệ kế thừa, bởi các quyết định mà họ đưa ra đều trong thẩm quyền. Việc thành lập Ban Kiểm soát là không cần thiết, đồng thời sẽ khiến cho bộ máy điều hành và quản trị chồng chéo, rườm rà”, CEO lập luận.
Cuộc tranh luận đi đến “bất phân thắng bại” bởi ai cũng đưa ra những lý lẽ hết sức thuyết phục. Để xử lý tình huống này, bà Nguyễn Thị Thanh, Giám đốc Công ty TNHH Mai Thanh, sẽ là người chơi ngồi ở vị trí CEO trong Chương trình CEO - Chìa khóa thành công kỳ này, với chủ đề “Doanh nghiệp gia đình - Kế thừa và niềm tin”. Bà Nguyễn Thị Thanh cũng là vị CEO xuất hiện trong chuyên mục Gương mặt doanh nhân kỳ này của Báo Đầu tư.
Chuyên mục được thực hiện với sự hợp tác của chương trình CEO - Chìa khóa thành công, do Đài Truyền hình Việt Nam và Tổ hợp truyền thông Hoàng Gia phối hợp sản xuất với sự đồng hành của Novaland, PwC Việt Nam, Hội đồng Doanh nhân và Gia đình Việt Nam (VEFC).
-
Nguồn cung xi măng nội địa tiếp tục được bổ sung -
Generali Việt Nam và PvcomBank hợp tác độc quyền phân phối sản phẩm bảo hiểm -
Generali Việt Nam: Củng cố nội lực để tiếp tục tăng trưởng bền vững -
Doanh nghiệp Thụy Điển muốn rót tỷ USD vào Việt Nam -
Ra mắt Câu lạc bộ Pickleball Doanh nhân trẻ Việt Nam -
Cú hích lớn cho công nghiệp đường sắt -
Vinaseed có Chủ tịch mới sau 21 năm; Cảng Quy Nhơn đặt lợi nhuận cao nhất 4 năm; Dệt may Thành công đầy đơn hàng quý I
-
Triển lãm đóng tàu quốc tế Vietship 2025 có quy mô 200 gian hàng
-
Bệnh viện TNH Việt Yên tiếp nhận bệnh nhân khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế thông tuyến từ ngày 1/3/2025
-
Sau “ông lớn” Techcombank Sinh lời tự động, nhiều nhà băng ồ ạt chạy theo xu hướng mới này
-
Techcombank 3 năm liên tiếp đạt chứng nhận Nơi làm việc xuất sắc bởi Great Place To Work
-
COCO SOLAR cùng các đối tác "bắt tay" cung cấp giải pháp lắp đặt và trả chậm điện mặt trời
-
Schneider Electric khánh thành Phòng đào tạo xuất sắc đầu tiên