
-
Hải Phòng đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp công nghệ cao
-
Liên danh GELEXIMCO trúng thầu cao tốc Nam Định - Thái Bình vốn 19.784 tỷ đồng
-
Tầm nhìn chiến lược cho Trung tâm tài chính TP.HCM
-
TP.HCM đánh thức ”rồng xanh”
-
Hành trình từ vùng đất mới đến thành phố năng động nhất quốc gia -
Thủ tướng thúc tiến độ triển khai dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng
Làm gì để minh bạch trong thu - chi ngân sách nhà nước (NSNN), thiết lập trật tự kỷ luật, kỷ cương tài chính quốc gia là công việc không đơn giản. Ngay cả cơ quan chịu trách nhiệm quản lý ngân khố quốc gia (Bộ Tài chính) cũng chưa tìm ra lời giải hữu hiệu cho bài toán này.
![]() | ||
Lĩnh vực giáo dục - đào tạo rất cần được đầu tư lớn, song vẫn chi hết số tiền ngân sách hàng năm được Quốc hội phê chuẩn |
Vì vậy, nhiều lần Dự thảo Luật NSNN sửa đổi, bổ sung không được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận, cho ý kiến mặc dù đã nằm trong chương trình làm việc.
Ngân sách chi cho lĩnh vực giáo dục, đào tạo, dạy nghề, y tế, khoa học - công nghệ… không bảo đảm dự toán nhiều năm qua, theo bà Nguyễn Thị Khá, Ủy viên thường trực Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội “là bài ca muôn thuở và còn kéo dài trong những năm tiếp theo” nếu không sửa đổi Luật NSNN để nâng cao kỷ luật, cương tài khóa.
Bà Khá cũng băn khoăn trước thực tế 48% số bộ ngành, địa phương năm 2013 không giải ngân hết số tiền ngân sách chi cho giáo dục, đào tạo, khoa học - công nghệ, y tế, bảo vệ môi trường…, trong đó có không ít đơn vị chỉ “tiêu” được 50% dự toán, trong khi bộ ngành, địa phương nào cũng chi vẫn vượt dự toán được giao.
“Liệu có phải là ngành y tế, giáo dục, khoa học - công nghệ không cần sử dụng tiền ngân sách nhà nước?”, Phó chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, ông Danh Út đặt câu hỏi và khẳng định: “Không phải những lĩnh vực này không cần tiền để đầu tư, mà ngược lại, rất thiếu tiền, nhưng do đơn vị sử dụng ngân sách tổ chức thực hiện chi chưa nghiêm túc, nên dẫn tới bất hợp lý nêu trên”.
“Tôi đề nghị phải đánh giá một cách tổng thể, toàn diện nguyên nhân của những nguyên nhân, hạn chế của những hạn chế dẫn tới tình trạng trường học, lớp học, bệnh viện, trạm y tế vừa thiếu vừa yếu; khoa học - công nghệ chậm phát triển, tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng, nhưng có tiền không biết chi vào đâu”, bà Khá đề xuất.
Bình luận về Luật NSNN hiện hành, tại Hội thảo Nâng cao vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương góp phần tăng cường nguồn lực cho đầu tư phát triển vừa được Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức, Vụ trưởng Vụ Tài chính tiền tệ (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), ông Đỗ Trọng Khanh cho rằng, sự bất cập trong quản lý NSNN hiện hành có nguyên nhân là do sự lồng ghép của hệ thống ngân sách, phạm vi thu chi, cơ chế phân chia nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa ngân sách trung ương với địa phương, giữa ngân sách cấp tỉnh với huyện, giữa huyện với xã hiện nay không còn phù hợp với thực tế, làm nguồn lực quốc gia bị phân tán.
Hệ quả là, trong khi ngân sách trung ương luôn rơi vào tình trạng thiếu nguồn lực để đầu tư cho các dự án kết cấu hạ tầng quy mô lớn, mang tính chất liên vùng, liên ngành, công trình quan trọng có ý nghĩa dẫn dắt, tạo sức đột phá, lan tỏa đến toàn bộ nền kinh tế, thì nhiều bộ ngành, địa phương lại không biết chi thế nào cho hết khoản tiền đã được Quốc hội đồng ý chi cho lĩnh vực giáo dục, đào tạo, y tế, khoa học - công nghệ…
Tổ chức NSNN của Việt Nam hiện nay được phân theo 4 cấp (trung ương, tỉnh, huyện, xã), nhưng lại lồng ghép với nhau, ngân sách cấp dưới là bộ phận hợp thành của ngân sách cấp trên; ngân sách cấp trên không chỉ là bao gồm ngân sách của mình, mà còn gồm cả ngân sách cấp dưới, nên không thể phân định được đâu là ngân sách quốc gia, đâu là ngân sách địa phương.
Đây là nguyên nhân chính khiến thu-chi NSNN không nghiêm, không khuyến khích địa phương chủ động trong khai thác nguồn thu và bố trí nhiệm vụ chi phù hợp với tình hình thực tế của địa phương khiến có khoản cần chi thì thiếu nguồn; có khoản cần chi, có nguồn nhưng không thể chi tiêu.
Nam Kinh
-
Hành trình từ vùng đất mới đến thành phố năng động nhất quốc gia -
Thủ tướng thúc tiến độ triển khai dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng -
Việt Nam sẽ đóng vai trò ngày càng quan trọng trên trường quốc tế -
Hải Dương đẩy nhanh giải phóng mặt bằng, tạo mặt bằng sạch cho các khu công nghiệp -
Huế: Hợp long cầu vượt cửa biển Thuận An -
Hà Nội quyết chi gần 12.000 tỷ đồng cho dự án cầu Ngọc Hồi -
Sôi động những công trường cao tốc “không nghỉ” lễ
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 3)
-
Chất lượng làm nên thương hiệu: Bí quyết phát triển sản phẩm của Orenda
-
Beyond Digital - Dấu ấn CMC tại sự kiện công nghệ lớn nhất Hàn Quốc
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 2)
-
Acecook Việt Nam và hành trình 30 năm phát triển cùng đất nước
-
Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ được vinh danh Doanh nghiệp phát triển vững mạnh 2025