-
Agribank chung sức cùng các địa phương và người dân khắc phục hậu quả của cơn bão số 3 -
Cần thúc đẩy nguồn tài chính xanh cho các doanh nghiệp Việt Nam -
Nhiều giải pháp cần triển khai nhằm thúc đẩy dòng vốn xanh -
Alacarte Hạ Long: Chủ động khắc phục hậu quả bão Yagi -
Hội Dầu khí Việt Nam đồng hành cùng Petrovietnam vượt nhiều khó khăn, thách thức -
Ba nhà thầu tham gia gói thầu xây lắp đường ống cấp nước tại tỉnh Hậu Giang
“Xanh hoá” nguồn năng lượng sản xuất
Các doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài như Công ty TNHH Hwaseung Vina (HSV- Hàn Quốc), Trung tâm R&D Adidas và Saint Gobain …, lựa chọn sử dụng hệ thống điện mặt trời áp mái do Công ty CME Solar (CMES) thiết kế vận hành.
Trong năm 2022 đã có thêm một số doanh nghiệp dệt may trong nước, điển hình là Công ty CP May Sông Hồng lựa chọn CME Solar làm nhà cung cấp lắp đặt hệ pin năng lượng trên mái nhà cho toàn bộ hệ thống lên tới hơn 20 xưởng sản xuất được xây dựng và quản lý tập trung trong phạm vi tỉnh Nam Định.
Theo đó, nhà xưởng Sông Hồng 7 và Sông Hồng 10 là hai dự án điện áp mái đầu tiên đã đi vào hoạt động trong hành trình “xanh hoá” nguồn năng lượng sản xuất của May Sông Hồng.
Theo tính toán, nhà máy Sông Hồng 07 với công suất 1.2 MWp tạo ra 1,269,760 kWh mỗi năm; nhà máy Sông Hồng 10 với công suất là 0.77 MWp tạo ra 827,328 KWh. Việc thay thế một phần năng lượng sản xuất bằng nguồn năng lượng điện mặt trời sẽ giúp giảm thiểu 2.000 tấn CO2 mỗi năm và giúp bảo tồn 33,000 cây xanh mỗi năm ngay chính trên các nhà máy này.
“Cùng với bảo vệ môi trường thông qua việc giảm thải khí CO2, chúng tôi còn đạt được nhiều lợi ích về mặt kinh tế như chi phí điện năng cho sản xuất giảm hơn và chi phí bảo trì mái cũng giảm đáng kể”, ông Bùi Việt Quang - Tổng Giám đốc May Sông Hồng chia sẻ.
Nhà xưởng Sông Hồng 07 và Sông Hồng 10 là dẫn chứng cụ thể cho các khách hàng thương mại và các công ty trong ngành dệt may có thế thấy lợi ích của việc sử dụng năng lượng điện mặt trời áp mái.
Đáng chú ý, đây cũng là hai dự án đầu tiên sử dụng nguồn vốn “ Xanh” từ Quỹ Xanh responsAbility (Thụy Sĩ) - CME Solar Việt Nam. Mục đích của nguồn vốn là đầu tư vào các dự án mang lại tác động tích cực cho môi trường và cộng đồng; thúc đẩy phát triển điện xanh, sạch cho phân khúc công nghiệp và thương mại tại Việt Nam.
CME Solar hỗ trợ doanh nghiệp “đầu tư không chi phí”
Đặc biệt CME Solar đã áp dụng mô hình kinh doanh “đầu tư không chi phí” trong xây dựng và vận hành hệ thống pin điện mặt trời tại Sông Hồng 7 và Sông Hồng 10. Theo đó, CME Solar chịu hoàn toàn 100% chi phí đầu tư, lắp đặt, vận hành và bảo trì hệ thống điện mặt trời áp mái trên các nhà máy, công trình công nghiệp và thương mai; khách hàng được sử dụng năng lượng xanh với giá thấp.
Hiện tại CME Solar đang có kế hoạch mở rộng một số dự án quan trọng cho phép khách hàng tiêu thụ trực tiếp năng lượng xanh thông qua mô hình kinh doanh “đầu tư không chi phí”. Theo đuổi mô hình này, mục tiêu của CME Solar nhằm hướng hoạt động sản xuất kinh doanh thuận theo các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc; đảm bảo hài hòa các mục tiêu phát triển doanh nghiệp với tính bền vững xã hội, kinh tế và môi trường.
-
Hội Dầu khí Việt Nam đồng hành cùng Petrovietnam vượt nhiều khó khăn, thách thức -
Ba nhà thầu tham gia gói thầu xây lắp đường ống cấp nước tại tỉnh Hậu Giang -
Bốn nhà đầu tư tham gia đấu thầu gói thầu số 5 của Cấp nước Đồng Nai -
C.P. Việt Nam không ngừng đầu tư cho chuyển đổi xanh -
An tâm đồng hành cùng PJICO, khách hàng vững vàng vượt bão Yagi -
RMIT Việt Nam được vinh danh là một trong những nơi làm việc tốt nhất châu Á -
Gala tiếng Việt thân thương “Lời quê hương - Lời sắt son”
- Agribank chung sức cùng các địa phương và người dân khắc phục hậu quả của cơn bão số 3
- Cần thúc đẩy nguồn tài chính xanh cho các doanh nghiệp Việt Nam
- Nhiều giải pháp cần triển khai nhằm thúc đẩy dòng vốn xanh
- Alacarte Hạ Long: Chủ động khắc phục hậu quả bão Yagi
- Hội Dầu khí Việt Nam đồng hành cùng Petrovietnam vượt nhiều khó khăn, thách thức
- Ba nhà thầu tham gia gói thầu xây lắp đường ống cấp nước tại tỉnh Hậu Giang