-
Doanh nghiệp không ngừng mở rộng đầu tư tại Việt Nam -
TS. Lê Minh Phiếu, Sáng lập viên của LMP: Sẵn sàng bước vào giai đoạn tăng trưởng mới -
Doanh nghiệp kỳ vọng kinh tế Việt Nam khởi sắc hơn trong năm 2025 -
Nhựa Tiền Phong bổ nhiệm Tổng giám đốc nhiệm kỳ 2025 - 2029 -
Đỗ Quý Sự, Nhà sáng lập, CEO FiveSS: Tiên phong phát triển sàn thương mại điện tử cho ngành xây dựng -
CEO Dutycast Nguyễn Lê Hoa: Sử dụng giải pháp công nghệ để chinh phục thị trường xuất khẩu
Sự xuất hiện của ông Phong tại C47 vào năm 2020, với nhiều nhà đầu tư tinh ý, đã sớm nhận ra lĩnh vực kinh doanh mới sắp tới của C47 có khả năng sẽ liên quan đến năng lượng tái tạo.
Ngay đầu năm 2022, ngày 3/1, Hội đồng quản trị (HĐQT) Công ty Cổ phần Xây dựng 47 (C47) thông qua Nghị quyết triển khai lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản để bổ sung 13 ngành nghề kinh doanh gồm: Sản xuất điện; truyền tải và phân phối điện; xây dựng công trình điện; sản xuất bê tông và các sản phẩm từ bê tông, xi măng, thạch cao; khai thác, xử lý và cung cấp nước…
Theo C47, việc bổ sung các ngành nghề trên, C47 sẽ tận dụng được tối đa kinh nghiệm, năng lực trong lĩnh vực xây dựng các công trình thủy lợi, thủy điện vốn là thế mạnh nổi trội của công ty sau hơn 46 năm thành lập và phát triển. Đây cũng là cơ hội rất lớn để C47 đón đầu sự phát triển của ngành năng lượng sạch, năng lượng tái tạo – lĩnh vực đang có tốc độ tăng trưởng rất nhanh và được Nhà nước ưu tiên phát triển trong xu thế chung của toàn cầu, đặc biệt là khi Việt Nam cùng nhiều quốc gia đang tích cực triển khai các giải pháp hướng tới các mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính, trung hòa carbon.
Tận dụng tốt thời cơ này sẽ giúp C47 đẩy mạnh doanh thu và lợi nhuận, mở rộng quy mô và thị phần cho sự phát triển mạnh mẽ hơn nữa.
Trước đó, ngày 15/12/2021, C47 đã mở màn lĩnh vực mới bằng một ký kết quan trọng là bản ghi nhớ hợp tác với Vũ Phong Energy Group và STEAG Energy Services GmbH (CHLB Đức) nhằm cung cấp các dịch vụ cho dự án điện gió tại Việt Nam.
Theo thỏa thuận ký kết, C47, Vũ Phong Energy Group và STEAG sẽ hợp tác cung cấp các dịch vụ tư vấn phát triển dự án và triển khai thực hiện dự án điện gió, dựa trên cơ sở phát huy, kết hợp thế mạnh của mỗi bên. Hợp tác cũng hướng đến việc tham gia đầu tư một phần các dự án điện gió tại Việt Nam.
Bên cạnh mở rộng hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, C47 sẽ tham gia xây dựng các nhà máy điện khí, sản xuất bê tông và các sản phẩm từ bê tông, xi măng, thạch cao… để cung cấp và thi công hạ tầng giao thông, công trình ngầm hóa đô thị…
Xâu chuỗi các sự kiện trước đó và thông tin về Vũ Phong Group cũng cho thấy, từ khi ông Phạm Nam Phong xuất hiện tại C47, đã có sự hợp tác chặt chẽ giữa hai ông lớn ngành xây dựng, nhưng một bên là xây lắp công trình thuỷ lợi, thuỷ điện, một bên là năng lượng tái tạo. Và trước khi có biên bản hợp tác 3 bên kể trên, thì từ đầu năm 2021, Vũ Phong – STEAG đã ký kết hợp tác cùng nhau cung cấp các gói dịch vụ quản lý tài sản (Asset Management) giúp tối ưu tiềm năng sản xuất của nhà máy điện gió, tối đa hóa giá trị tài sản và lợi nhuận cho các chủ đầu tư.
Cần biết, Vũ Phong Energy Group có năng lực tài chính và bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực EPC, O&M nhà máy điện mặt trời và điện gió. Trong đó, Vũ Phong Group có nhiều năm kinh nghiệm với hàng loạt dự án nhà máy điện mặt trời công suất lớn, đã xây dựng hơn 500 Wmp, đang vận hành và bảo dưỡng hơn 350 Mwp.
Còn với C47, là doanh nghiệp đã niêm yết trên thị trường chứng khoán, được biết đến là doanh nghiệp có kinh nghiệm hàng chục năm trong lĩnh vực xây dựng, xây lắp chuyên thực hiện các công trình thủy lợi, thủy điện. Trong 15 năm gần đây, công ty đã hoàn thành hơn 30 dự án thủy lợi, thủy điện khắp cả nước, có giá trị hơn 20.000 tỷ đồng, với nhiều dự án là công trình trọng điểm quốc gia.
Vậy “cơn gió nào” đưa ông Phạm Nam Phong từ một nhân sự chuyên về năng lượng tái tạo, đã gầy dựng tên tuổi với Vũ Phong Group, trở thành Chủ tịch HDQT C47?
Chủ tịch C47 chia sẻ, đã làm nghề xây dựng các dự án điện tái tạo từ rất sớm, việc xây dựng nhà máy điện mặt trời hay nhà máy thủy điện đều là ngành xây lắp, nên tham gia vào C47 tôi có nhiều lợi thế do đã điều hành công ty xây lắp hơn 13 năm.
Trên thị trường điện năng lượng tái tạo, cả niêm yết và chưa niêm yết có rất nhiều doanh nghiệp tham gia. Điển hình như Bamboo capital, Tập đoàn Hà Đô, PC1, TTC,… hay REE – được biết đến là đơn vị mạnh cả về vốn, nhân sự và kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Dù vậy, ông Phong cho rằng, C47 và Vũ Phong có những lợi thế cạnh tranh riêng. Cụ thể, hai đơn vị có năng lực, kinh nghiệm trong ngành năng lượng tái tạo như thủy điện, điện mặt trời. Về vốn thì công ty đang cải thiện các chỉ số tài chính tốt lên, các đợt phát hành tăng vốn trong 2022 dự kiến thuận lợi và sẽ nâng cao năng lực vốn của công ty.
Hiện nay Vũ Phong Energy Group (VPEG) và C47 đã hợp tác tham gia liên doanh thực hiện 1 số dự án, lãnh đạo 2 bên hiện nay cũng đang xem xét các cấu trúc hợp tác khác sâu hơn để phát huy được thế mạnh về tài chính, năng lực triển khai và quản lý dự án … của 2 bên trong thời gian sắp tới.
Cho riêng năm 2022, ông Nam Phong đánh giá, 2022 năm cao điểm vốn trung hạn, giải ngân đầu tư công, với sự chuẩn bị và lợi thế sẵn có, C47 sẽ có nhiều việc làm tốt. Hiện tại ngoài giá trị các công việc back-log 2021 chuyển qua hơn 2000 tỷ đồng, công ty đang chuẩn bị đấu thầu, đàm phán khối lượng công việc hơn 5000 tỷ đồng, và sẽ nỗ lực để đạt doanh số trên 3000 tỷ đồng mỗi năm từ 2025.
Theo kế hoạch C47 sẽ tham gia thi công dự án thủy điện tại Lào, tham gia thi công hạ tầng các nhà máy công nghiệp như nhà máy điện khí, nhà máy sản xuất thép, sân bay bến cảng. Ngoài ra nhà máy sản xuất bê tông cấu kiện đúc sẵn sẽ hoàn thành trong quý 1, sẽ có doanh thu trong năm 2022.
*****
Chat cùng Doanh nhân Phạm Nam Phong
Điều gì đáng nhớ nhất đối với ông trong năm Covid 2021?
Là khách sạn Hải Âu trong năm 2021 quyết tâm không đóng cửa ngày nào, đồng hành cùng địa phương chống dịch, phục vụ lưu trú cho cán bộ phòng chống dịch an toàn, nơi cách ly cho người dân về địa phương. Cũng nhờ sự nỗ lực này mà Khách Sạn Hải Âu được lãnh đạo địa phương đánh giá cao, du khách yêu mến hơn nữa.
Sự chuyển đổi lớn của C47 mà ông hài lòng sau hơn 1 năm giữ vai trò Chủ tịch HĐQT là gì?
2021 mặc dù chỉ đạt hơn 80% doanh thu so với kế hoạch, nhưng nhờ chủ động áp dụng ERP vào doanh nghiệp, theo dõi sát sao tính hiệu quả dự án theo tuần, và tiết giảm chi phí, công ty đã vượt 40% lợi nhuận so với kế hoạch ngay cả khi Khach sạn Hải Âu năm 2021 không đóng góp lợi nhuận vào công ty.
Trong năm 2021, C47 đã hoàn thành bàn giao nhiều công trình lớn như Cụm công trình cửa xả - Giai đoạn 1 dự án Thủy điện tích năng Bác Ái (Ninh Thuận), Thủy điện Đa Nhim mở rộng (Lâm Đồng), Thủy lợi Tân Mỹ (Ninh Thuận)… Những ngày cận Tết Nhâm Dần, C47 đang gấp rút thi công những phần việc cuối cùng để hoàn thiện hồ chứa nước Đồng Mít (Thủy lợi Đồng Mít, Bình Định) để nghiệm thu, đưa vào sử dụng trong Quý 1/2022.
Bên cạnh đó, C47 cũng đang triển khai thi công các dự án Thủy điện Hòa Bình mở rộng (Hòa Bình), Thủy điện Đồng Mít (Bình Định), sửa chữa nâng cao an toàn đập WB8 tỉnh Lâm Đồng (Lâm Đồng), Đập dâng Phú Phong (Bình Định), Xây dựng tuyến ống thu gom nước thải lưu vực sông Cổ Cò Đà Nẵng (TP Đà Nẵng)…
“Gánh vác”cùng lúc cả 2 doanh nghiệp lớn, làm sao để ông có thể làm tốt vai trò của mình?
Khi đảm nhận vị trí Chủ tịch HDQT C47, tôi đã từ nhiệm vị trí điều hành ở Vũ Phong, chuyên tâm làm công tác quản trị ở cả 2 bên. Cụ thể, tháng 8/2021, Vũ Phong Energy Group đã bổ nhiệm Tân Tổng Giám đốc là ông Nguyễn Quang Trí – trước đó giữ chức danh Phó Tổng Giám đốc, phụ trách Kinh doanh của Tập đoàn.
Ông đặt mơ ước, tham vọng gì dối với C47 và cơ sở nào để thực hiện điều đó?
Ước mơ của tôi đối với C47 là giữ gìn, phát huy truyền thống tập thể anh hùng C47 vững mạnh bước qua chặng đường 50 năm, hướng đến trăm năm. Ngoài các mảng kinh doanh truyền thống mang lại doanh thu lớn như thủy lợi, thủy điện, dịch vụ khách sạn nhà hàng và dịch vụ thí nghiệm, đại tu xe máy thiết bị, C47 sẽ mở rộng thị phần qua hạ tầng và các nhà máy công nghiệp nặng, sản xuất cấu kiện bê tông đúc sẵn phục vụ ngầm hóa đô thị cũng như tham gia vào các mảng kinh doanh mới phù hợp xu thế giảm phát thải khí carbon như các dự án nước sạch, trồng rừng, các dự án năng lượng tái tạo, hướng đến là một doanh nghiệp quy mô lớn và phát triển bền vững.
Để thực hiện được điều đó, tôi tin rằng ngoài năng lực sẵn có thì yếu tố con người, công nghệ mới là quan trọng nhất, và sẽ chú trọng hơn nữa trong những năm tới xây dựng phát triển thêm những yếu tố này.
-
Đặng Trung Dũng, nhà sáng lập chuỗi nhà hàng Vị: Nâng tầm ẩm thực vùng miền bằng hành trình đa giác quan -
Doanh nghiệp không ngừng mở rộng đầu tư tại Việt Nam -
TS. Lê Minh Phiếu, Sáng lập viên của LMP: Sẵn sàng bước vào giai đoạn tăng trưởng mới -
Doanh nghiệp kỳ vọng kinh tế Việt Nam khởi sắc hơn trong năm 2025
-
Nhựa Tiền Phong bổ nhiệm Tổng giám đốc nhiệm kỳ 2025 - 2029 -
Doanh nhân Mai Tuấn Anh: “Cách tân” khoai mì Củ Chi, tự tin vươn ra quốc tế -
Đỗ Quý Sự, Nhà sáng lập, CEO FiveSS: Tiên phong phát triển sàn thương mại điện tử cho ngành xây dựng -
CEO Dutycast Nguyễn Lê Hoa: Sử dụng giải pháp công nghệ để chinh phục thị trường xuất khẩu -
TS. Ngô Phẩm Trân: Việt Nam có cơ hội vàng trở thành điểm đến của ngành bán dẫn -
Những doanh nhân cựu chiến binh ở Thái Bình -
Doanh nhân Đỗ Thị Thanh Hà: “Hãy làm điều tốt nhất vào ngày hôm nay”
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 10/1 -
2 Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề xuất giải pháp giúp Lào đột phá trong thu hút đầu tư -
3 Ngân hàng phải báo công an khi phát hiện ít nhất 5 tờ tiền giả trong một giao dịch -
4 Thông tin cụ thể về hướng tuyến, vị trí 31 ga tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng -
5 Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
- Japfa Việt Nam lọt Top 10 công ty thức ăn chăn nuôi uy tín
- Ngân Tín Group tiếp tục vào Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- Newtown Diamond tại Đà Nẵng có gì thu hút nhà đầu tư mới?
- Agribank tiếp sức doanh nghiệp với 5 chương trình tín dụng ưu đãi đặc biệt năm 2025
- Cathay Life lọt Top Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- ACB năm 2024: Tăng trưởng bứt phá, quản trị rủi ro hiệu quả