Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 29 tháng 03 năm 2024,
Cơ hội hồi sinh công nghiệp phụ trợ ô tô từ TPP
- 28/11/2015 10:14
 
Hiệp định đối tác Xuyên Thái Bình dương (TPP) cũng được trông chờ mang lại cú hích cho ngành công nghiệp phụ trợ ô tô phát triển. Báo Đầu tư điện tử baodautu.vn đã có cuộc trao đổi với ông Phạm Văn Dũng – Tổng giám đốc Ford Việt Nam về cơ hội này.
TIN LIÊN QUAN

Ford Motor có ý định đầu tư thêm vào sản xuất tại Việt Nam để tận dụng các ưu đãi từ TPP khi Hiệp định này được ký chính thức trong thời gian tới không, thưa ông?

Ford luôn ủng hộ những hiệp định về tự do thương mại cũng như những quy định, chính sách mang đến cơ hội cạnh tranh công bằng giữa các hãng. Chúng tôi mong muốn làm việc chặt chẽ với Chính phủ để phát triển những chính sách hiệu quả giúp xây dựng một nền công nghiệp ô tô Việt Nam cạnh tranh không chỉ tại thị trường nội địa, thị trường khu vực mà còn có cơ hội cạnh tranh toàn cầu – là những mong muốn chắc chắn sẽ được hỗ trợ từ hiệp định tự do thương mại giữa các thành viên AFTA và TTP.

Quy mô Thị trường ô tô Việt Nam được coi là nhỏ so với các nước khác trong khu vực ASEAN, nhưng chắc chắn có khả năng tăng trưởng tốt với những chính sách hỗ trợ hợp lý từ Chính phủ cho một kế hoạch phát triển dài lâu.

 

Vậy theo ông, sản xuất ô tô và linh phụ kiện ô tô tại Việt Nam có cơ hội phát triển như Thái Lan hiện nay không?

Khi TPP được thực thi, các nhà sản xuất linh phụ kiện ôtô tại các nước thành viên có thể đầu tư sản xuất tại Việt Nam, rồi chuyển cho công ty mẹ lắp ráp và xuất sang các thị trường nội khối.

Nhiều chuyên gia và doanh nghiệp nhận định như vậy về cơ hội hồi sinh ngành công nghiệp phụ trợ ô tô Việt Nam mà TPP sẽ mang lại, nếu Việt Nam có giải pháp tốt để tận dụng cơ hội này. Trong khi Thái Lan và Indonesia - hai quốc gia có thế mạnh về sản xuất linh phụ kiện cho ngành công nghiệp ôtô trong khu vực - không tham gia TPP, Việt Nam có lợi thế nhất định trong lĩnh vực này so với các nước thành viên khác. Tuy nhiên, muốn xuất khẩu được ô tô hay phụ kiện, giá thành sản xuất của Việt Nam phải cạnh tranh so với các nước khác trong khu vực. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào chính sách của Chính phủ, năng lực nội lực của Việt Nam, cũng như trình độ nhân công, đầu tư vào nhân sự và kỹ năng quản lý.

 

Nhìn vào tổng thể bán hàng của Ford hiện nay, xe bán tải và xe transit vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Vậy thời gian tới Ford sẽ làm gì để doanh số bán xe du lịch tốt hơn?

Một lượng lớn các khách hàng doanh nghiệp và dự án ưa chuộng dòng xe Transit và Ranger của Ford nhờ các giá trị bền bỉ và hiệu quả mà chúng mang lại. Không những thế, Ford EcoSport còn mở ra một phân khúc mới tại Việt Nam – phân khúc xe thể thao đa dụng hạng nhỏ cho thành thị và chúng tôi cũng đang bán rất tốt dòng xe này.

Vào tháng 12 tới, Ford sẽ ra mắt dòng xe Focus mới được trang bị động cơ EcoBoost 1.5L kết hợp với hộp số 6 cấp mới. Công nghệ động cơ tiên tiến này tạo ra công suất tương đương với một động cơ 2.0L truyền thống, và tiết kiệm nhiên liệu hơn 6%.

Fiesta cũng có phiên bản trang bị động cơ EcoBoost 1.0L nhỏ mà mạnh mẽ và hiệu quả. Đây là gia đình động cơ công nghệ mới nhất của Ford toàn cầu đã phục vụ cho khách hàng Việt Nam. Việc Ford luôn nỗ lực mang các công nghệ mới nhất vào các dòng sản phẩm đa dạng của mình cùng chiến lược Một Ford chính là định hướng phát triển dài hạn của chúng tôi tại thị trường này để ngày càng chiếm được nhiều sự tin tưởng của khách hàng hơn nữa.

 

Mặc dù chưa được thông qua nhưng thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt với xe bán tải được dự kiến tăng so với hiện tại. Điều này có gây khó khăn trong tiêu thụ dòng xe bán tải, nơi Ford đang dẫn đầu phân khúc hiện nay không, thưa ông?

Chúng tôi không đưa ra dự đoán về doanh số bán tương lai, tuy nhiên, Ford tin rằng việc phát triển dòng xe bán tải vừa chở hàng vừa chở người là xu thế đúng đắn để phát triển kinh tế tại Việt Nam trong thời điểm này. Việt Nam đang thúc đẩy phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ và kinh tế hộ gia đình.Trong khi xe vừa chở người vừa chở hàng hiện đang được các doanh nghiệp này sử dụng chủ yếu làm phương tiện kinh doanh. Việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến chủ trương hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa của Chính phủ, làm tăng chi phí vận chuyển cho các loại hàng hóa và dịch vụ mà các tổ chức, doanh nghiệp khách hàng đang cung cấp. Và thực tế nhiều tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam đang có nhu cầu sử dụng do công dụng và tính đa năng của dòng xe này. Việc tận dụng dòng xe thương mại sẵn có của chủ sở hữu doanh nghiệp cho mục đích đi lại có thể làm giảm nhu cầu sử dụng thêm một chiếc xe cá nhân. Điều này nên được khuyến khích hơn là hạn chế. Giữ thuế suất ở mức thấp cho dòng xe này cũng là xu thế chung trong khu vực.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư