Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 27 tháng 04 năm 2024,
Cơ hội tăng trưởng cho doanh nghiệp Việt thông qua mô hình Brand.com
N.L - 16/08/2023 15:29
 
Brand.com là tên gọi chung cho mô hình website thương mại điện tử thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp. Việc phát triển hình thức này bên cạnh kinh doanh trên các sàn TMĐT sẽ góp phần phát triển doanh số.
TIN LIÊN QUAN

Tuy nhiên, các doanh nghiệp cần có chiến lược trong việc vận hành và quản lý để đạt hiệu quả cao nhất.

Ngày 12/08 tại TPHCM, Ví điện tử ZaloPay và nền tảng thương mại toàn cầu Shopify đã tổ chức hội nghị kinh doanh với chủ đề: “Từ tiếp cận đến duy trì khách hàng: Brand.com và tầm quan trọng trong chiến lược bán hàng đa kênh của doanh nghiệp”. Tại đây, nhiều vấn đề về việc điều phối và phát triển chiến lược kinh doanh khi áp dụng mô hình này đã được đưa ra.

Brand.com - Xu thế tất yếu của thị trường

“Ở thời điểm hiện tại, doanh số chính của các doanh nghiệp đến từ các sàn TMĐT. Cùng với làn sóng xu hướng kinh doanh trên thế giới, việc các nhãn hàng sở hữu trang TMĐT riêng, nói ngắn gọn là Brand.com, là xu thế tất yếu sẽ xảy ra. Mô hình này không chỉ giúp các doanh nghiệp mở rộng kênh kinh doanh, tăng doanh thu mà còn xây dựng kênh để tương tác, chăm sóc khách hàng một cách trực diện hơn, giữ mối liên hệ để khách hàng gắn bó hơn với thương hiệu” – Bà Lê Lan Chi, CEO ZaloPay chia sẻ.

Bà Lê Lan Chi – CEO ZaloPay giới thiệu về xu hướng Brand.com và các giải pháp thanh toán của ZaloPay

Gia nhập thị trường từ năm 2006, Shopify có mạng lưới đối tác rộng lớn tại hơn 175 quốc gia. Ông Namra Deka, Head of Partnerships thị trường Đông Nam Á, Shopify cho biết 85% doanh thu của Shopify đến từ các đơn vị dropshipper. Tuy nhiên, Shopify nhận thấy sự chuyển dịch mạnh mẽ của thị trường Brand.com, khi các doanh nghiệp uy tín bắt đầu muốn đầu tư vào kênh bán hàng riêng, giúp tỷ trọng website TMĐT uy tín ngày càng gia tăng.

Cần cung cấp trải nghiệm nhất quán cho khách hàng ở tất cả các kênh

Thế nhưng, khi áp dụng mô hình này vào kinh doanh bên cạnh các kênh bán hàng truyền thống và các sàn TMĐT, bài toán đặt ra cho doanh nghiệp không chỉ là việc tối ưu chi phí, nguồn lực, đơn giản trong khâu vận hành, mang lại hiệu suất kinh doanh cao… mà còn làm cách nào để tệp khách hàng của các kênh (offline và nhiều kênh online) không chồng chéo nhau.

Tại sự kiện, đại diện đến từ Công ty Cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk và Vương quốc đồ chơi MyKingdom – hai doanh nghiệp Việt Nam hàng đầu, đã và đang áp dụng thành công mô hình Brand.com – đều cho rằng: giải pháp cho vấn đề này chính là một hệ thống quản lý đủ tốt để kết nối các kênh bán hàng về cùng một mối. Trong đó điều tiên quyết là cần đảm bảo sự thống nhất về: hình ảnh doanh nghiệp, thông tin sản phẩm, giá cả hay các chương trình ưu đãi để khách không so sánh giữa các kênh và luôn có trải nghiệm đồng nhất từ online đến offline.

Bà Nguyễn Thị Phương Uyên, Head of Ecom Operation, Vinamilk cho biết lý do lựa chọn Shopify bởi: “Nền tảng kỹ thuật của Shopify có thể hỗ trợ kết nối tất cả hệ thống nội bộ của Vinamilk một cách dễ dàng, nên những kênh bán hàng khác của Vinamilk, dù không trên nền tảng Shopify, cũng đều có thể tích hợp với nhau.”

COD có thể là “card on delivery”

Tại thị trường Việt Nam, thanh toán COD (cash on delivery: thanh toán tiền mặt khi nhận hàng) chiếm khoảng 80% - 85% tùy từng kênh bán hàng. Đối với doanh nghiệp, hình thức thanh toán này luôn tiềm ẩn những rủi ro về việc khách có thể “bùng hàng”, thất thoát chi phí trong quá trình quản lý, thu nộp tiền mặt, kiểm tra, đối soát dòng tiền…

Các chuyên gia thảo luận về cách xây dựng và tối ưu chiến lược Brand.com

Trong hội nghị, ông Namra Deka cho rằng khái niệm COD cũng có thể hiểu thêm là “card on delivery” (phương thức thanh toán bằng thẻ ngân hàng hoặc thực hiện giao dịch không tiền mặt như chuyển khoản, thanh toán qua ví điện tử). Đây được xem là bước đệm để khách hàng làm quen với hình thức thanh toán không tiền mặt, hướng đến việc thanh toán trực tuyến trước khi hoàn thành đơn hàng trên các kênh TMĐT.

Tại Việt Nam, ZaloPay là một trong những đơn vị được đánh giá cao trong việc cung cấp phương thức thanh toán không tiền mặt đa dạng và toàn diện: cho phép thị trường linh hoạt trong việc lựa chọn thanh toán bằng ví điện tử hay chuyển khoản ngân hàng ngay khi khách nhận hàng.

Với sự hợp tác với Shopify, ZaloPay hướng tới việc cung cấp giải pháp thanh toán “một chạm” cho doanh nghiệp. Bà Nguyễn Thị Thu Hương, Head of Ecom, MyKingdom chia sẻ:Trước đây, khi muốn tích hợp các phương thức thanh toán phải mất khoảng 2-3 tháng. Nay MyKingdom nói riêng và các doanh nghiệp nói chung chỉ cần gửi yêu cầu đến ZaloPay trên Shopify là gần như đã có thể được mở tính năng thanh toán trên website ngay lập tức.” 

Đặc biệt, mới đây, ZaloPay còn vừa ra mắt giải pháp mã QR đa năng, được xây dựng theo chuẩn VietQR, vì thế mà doanh nghiệp kinh doanh từ online đến offline hay các đơn vị vận chuyển chỉ cần sử dụng duy nhất một mã QR này, khách hàng của họ có thể dùng bất cứ ứng dụng ngân hàng hoặc ví điện tử để quét và thanh toán chỉ trong vài giây.

Doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh có nhu cầu tìm hiểu rõ hơn về các giải pháp của ZaloPay có thể liên hệ qua email [email protected] để được tư vấn.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư