
-
Hậu niêm yết trên HoSE, cổ phiếu CCC trượt dài
-
Sửa đổ, bổ sung một số quy định về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập
-
Livzon Pharmaceutical Group muốn chi hơn 5.700 tỷ đồng sở hữu 64,8% vốn Imexpharm
-
Rộng cửa cho cho thuê tài chính cũng là mở kênh vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
-
Encapital bổ sung thêm cổ phiếu DSE đảm bảo cho lô trái phiếu 100 tỷ đồng -
ACBS dự kiến phát hành 5.000 tỷ đồng trái phiếu không có đảm bảo
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư Điện tử - Baodautu.vn, ông Đỗ Ngọc Quỳnh, việc Tổ chức Định hạng tín nhiệm toàn cầu Moody’s tăng định mức tín nhiệm quốc gia với Việt Nam có thể sẽ là một trong những nhân tố quan trọng làm tăng giá trái phiếu.
"Động thái này cho thấy niềm tin của các nhà đầu tư đối với quá trình tái cơ cấu nền kinh tế nói chung và hệ thống ngân hàng Việt Nam", ông Quỳnh nói.
![]() | ||
Nhiều doanh nghiệp có nguồn tiền lớn, nhưng vẫn chưa biết tận dụng ưu thế của thị trường trái phiếu |
Theo công bố của Moody’s, mức tín nhiệm đối với trái phiếu Chính phủ Việt Nam đã tăng từ B2 lên B1 và mức triển vọng được đánh giá “ổn định”.
Mức trần tín nhiệm đối với trái phiếu dài hạn phát hành bằng đồng ngoại tệ của Việt Nam được nâng từ mức B1 lên mức Ba2, mức trần tín nhiệm đối với tiền gửi ngoại tệ dài hạn được nâng từ mức B3 lên mức B2.
Theo Moody’s, cán cân vãng lai của Việt Nam đã chuyển từ thâm hụt sang thặng dư đáng kể, qua đó dự trữ ngoại hối tăng lên mức cao nhất là 35,9 tỷ USD vào cuối tháng 4/2014, hoạt động của khu vực ngân hàng đã dần ổn định, làm hạn chế nguy cơ rủi ro đối với ngân sách của Chính phủ.
Ngoài xếp hạng chung của quốc gia, Moody’s cũng đồng thời nâng mức xếp hạng đối với một số định chế tài chính. Trong đó, hai ngân hàng được coi là “đầu tầu” trong khối tài chính là Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) đã được nâng hạng tín nhiệm tiền gửi và định hạng nhà phát hành lên 1 bậc.
Không chỉ Moody’s, vào cuối tháng 6/2014, Tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế khác là Fitch Rating cũng đã công bố triển vọng tín nhiệm của VietinBank tiếp tục duy trì ở mức tích cực – mức triển vọng cao nhất trong thang đánh giá của cơ quan này. Đầu tháng 7/2014, Capital Intelligence cũng công bố duy trì chỉ số sức mạnh tài chính (Financial Strength Rating - FSR) của VietinBank ở mức BB- với triển vọng "ổn định".
Ngoài việc nâng hạng tín nhiệm cho 2 ngân hàng “đầu tầu” của hệ thống tài chính, Moody’s cũng công bố danh sách 7 ngân hàng giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm trong lần này gồm Ngân hàng TMCP Á châu (ACB), Ngân hàng TMCP Quân đội (MB), Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB), Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB), Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) và Ngân hàng TMCO Kỹ thương Việt Nam (Techcombank).
Moody’s cho rằng sẽ xem xét tiếp tục nâng bậc xếp hạng tín nhiệm cho Việt Nam trong trường hợp Việt Nam có sự cải thiện mạnh mẽ về tình trạng tài chính của hệ thống ngân hàng và doanh nghiệp nhà nước.
Trở lại những động thái trên thị trường trái phiếu, việc tăng định hạng tín nhiệm quốc gia và với các tổ chức tài chính lớn sẽ là một động lực cho thị trường trái phiếu phát triển ổn định, trở thành kênh đầu tư hiệu quả cho các doanh nghiệp.
Hiện nay, thị trường trái phiếu thứ cấp đã trở thành kênh giao dịch khá sôi động. Theo HNX, trong tháng 7 vừa qua, tổng khối lượng giao dịch trái phiếu Chính phủ theo phương thức giao dịch thông thường (outright) đạt hơn 558 triệu trái phiếu, tương đương với giá trị giao dịch đạt hơn 59 nghìn tỷ đồng. Tổng khối lượng giao dịch trái phiếu Chính phủ theo phương thức giao dịch mua bán lại (repos) đạt hơn 193 triệu trái phiếu, tương đương với giá trị giao dịch đạt hơn 19,8 nghìn tỷ đồng.
Thời gian qua, giao dịch trái phiếu chủ yếu vẫn diễn ra giữa các ngân hàng, công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư… , trong khi khối doanh nghiệp hầu như vẫn còn bỏ ngỏ mảnh đất vàng đầy màu mỡ này.
Theo đó, với sự sôi động của thị trường trái phiếu thứ cấp như hiện nay, doanh nghiệp có nguồn vốn ngắn hạn có thể đầu tư bằng cách mua trái phiếu và cam kết bán lại trong một khoảng thời gian do 2 bên thỏa thuận (giao dịch repos trái phiếu). Nghiệp vụ này hoàn toàn đảm bảo sự an toàn tuyệt đối về thanh khoản, nhưng các doanh nghiệp vẫn có thể tối ưu lợi nhuận do lãi suất trái phiếu bao giờ cũng cao hơn gấp nhiều so với lãi suất tiền gửi (nếu chỉ để tiền trong tài khoản ngân hàng).
Chưa kể, với sự ổn định và thăng hạng tín nhiệm của nền kinh tế, các nhà đầu tư nắm giữ trái phiếu còn có thể được hưởng lợi nhuận từ việc tăng giá của trái phiếu.
Theo Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), trong tháng 7 vừa qua, lãi suất trái phiếu phát hành lần đầu đều có xu hướng giảm tại tất cả các kỳ hạn: Kỳ hạn 2 năm giảm khoảng 0,38%/năm, 3 năm giảm 0,05%/năm, 5 năm giảm 0,19%/năm và 10 năm giảm 0,22%/năm. Đồng thời, trái phiếu đã phát hành thời gian trước cũng đang có xu hướng tăng giá trên thị trường thứ cấp. |
Chí Tín
-
Rộng cửa cho cho thuê tài chính cũng là mở kênh vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa -
Encapital bổ sung thêm cổ phiếu DSE đảm bảo cho lô trái phiếu 100 tỷ đồng -
Cổ phiếu nhà Vingroup “gánh” thị trường, VN-Index tăng gần 8 điểm -
ACBS dự kiến phát hành 5.000 tỷ đồng trái phiếu không có đảm bảo -
Đầu tư và Xây lắp Trường Sơn nộp hồ sơ niêm yết trên sàn HoSE -
Huy động thành công 780 tỷ đồng, F88 có thêm động lực bứt tốc trước khi lên sàn UPCoM -
Xử phạt Bảo hiểm Hàng không 260 triệu đồng
-
Vietnam Airlines và FPT tăng cường hợp tác chiến lược toàn diện
-
Đà Nẵng bắt tay BIDV phát triển tài chính xanh và công nghệ
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả 2025 ngành Năng lượng - Dầu khí
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả 2025 ngành Dược - Thiết bị y tế
-
Bùng nổ giao dịch: Newhome Việt Nam phân phối chiến lược Yên Bình Complex, chốt 240 căn trong ngày đầu tiên
-
Chương trình Đổi mới và Phát triển Sản phẩm: Hành trình kết nối khán giả trong kỷ nguyên số