-
Quốc hội đồng ý lập Quỹ Bảo tồn di sản văn hóa -
Đoàn Bộ Kế hoạch và Đầu tư tìm hiểu hoạt động tại Khu chế xuất Tân Thuận TP.HCM -
Tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế, chính sách để Hà Nội chuyển đổi số hiệu quả -
Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình làm Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương -
Người có công được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ để cải tạo, sửa chữa nhà ở, 60 triệu đồng/hộ để xây mới -
Ưu đãi thuế, lo doanh nghiệp nhỏ “không chịu lớn”
Các đại biểu Quốc hội tập chung thảo luận Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 |
Trong 3 phương án được Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đưa ra thảo luận sau khi lấy ý kiến nhân dân liên quan đến Điều 54, Đại biểu Lê Văn Tân (Hà Nam) thẳng thắng lựa chọn phương án 3.
Theo ông Tân, quy định: “Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng XHCN với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế” như Phương án 3 là đầy đủ, vì nếu liệt kê các thành phần kinh tế như Phương án 1 có thể là thiếu hoặc thừa.
“Các thành phần kinh tế đều bình đẳng, quy định như Phương án 3 vừa đảm bảo tính khái quát và ổn định của Hiến pháp khi cơ cấu kinh tế thay đổi. Không quy định kinh tế nhà nước chủ đạo như Phương án 2 và Phương án 1 nhằm khẳng định, Nhà nước không phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế”, ông Tân phát biểu.
“Không quy định kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo không có nghĩa là nền kinh tế của chúng ta không theo định hưỡng XHCN”, ông Tân nói.
Cũng đồng tình với Phương án 3, Đại biểu Phạm Trọng Nhân (Bình Dương) phân tích, nếu chọn Phương án 1 hoặc Phương án 2 tức là Nhà nước khẳng định ưu tiên hay khuyến khích một thành phần kinh tế nào đó. “Cả 2 phương án này đều không phù hợp”, ông Nhân phát biểu.
"Hiến pháp là đạo luật gốc, chỉ nên ghi nhận nguyên tắc và thừa nhận sự tồn tại của nhiều thành phần sở hữu, hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế", - Đại biểu Phạm Trọng Nhận (Ảnh: Đức Thanh) |
Hiến pháp là đạo luật gốc, vì vậy, theo ông Nhân, chỉ nên ghi nhận nguyên tắc và thừa nhận sự tồn tại của nhiều thành phần sở hữu, hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế.
Quá trình xây dựng và phát triển kinh tế đất nước không thể bất biến, vì thế việc ưu tiên khuyến khích hay hạn chế thành phần kinh tế nào đó chỉ nên luật định mà không nên hiến định. “Tôi đề nghị chọn Phương án 3”, ông Nhân bày tỏ quan điểm và cho biết, đây cũng là nguyện vọng của cộng đồng doanh nghiệp, kể cả các nhà đầu tư nước ngoài đang và sẽ tiếp tục mong muốn hợp tác với Việt Nam.
“Tôi ủng hộ phương án 3”, Đại biểu tỉnh Vĩnh Phúc, ông Trần Hồng Hà lên tiếng.
Theo ông Hà, chỉ cần quy định, “Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế; Các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân, cùng phát triển lâu dài, hợp tác, bình đẳng và cạnh tranh theo pháp luật” như Dự thảo xin ý kiến đóng góp của nhân dân là đủ mà không cần phải quy định thêm: “Tài sản hợp pháp của tổ chức, cá nhân đầu tư, sản xuất, kinh doanh được pháp luật bảo hộ và không bị quốc hữu hóa” như đề xuất của Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Đại biểu Đinh Thị Phương Lan (Quảng Ngãi) cũng khẳng định lựa chọn Phương án 3.
Giải thích về sự lựa chọn của mình, bà Lan cho rằng, nếu quy định: “Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tập thể không ngừng được củng cố và phát triển, kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân. Kinh tế tư nhân là một trong những động lực của nền kinh tế. Kinh tế đầu tư nước ngoài được khuyến khích phát triển” như Phương án 1 sẽ đóng khung nền kinh tế trong một mô hình xem chừng rất hợp lý.
Bà Lan cho rằng, quy định như Phương án 1 là bước lùi sau một quá trình dài đã có nhiều chính sách nhằm phát triển mạnh mẽ khu vực kinh tế tư nhân, khuyến khích đầu tư nước ngoài theo nền kinh tế thị trường đầy đủ, phù hợp với tiến trình hội nhập quốc tế.
Phản bác lại một số ý kiến cho rằng, nếu không quy định kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo sẽ khó làm chủ được kinh tế chính trị của quốc dân, bà Lan cho rằng, lo ngại này không có cơ sở.
“Trên thực tế, kinh tế nhà nước vẫn phải thực hiện chức năng tham gia điều tiết nền kinh tế, cung cấp các dịch vụ công mà không phải doanh nghiệp tư nhân nào cũng có khả năng thay thế hoặc tham gia. Có nghĩa là dù không quy định thì kinh tế nhà nước vẫn phải chịu trách nhiệm giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân”, bà Lan phân tích.
Vẫn theo bà Lan, chính sách tài khóa, tiền tệ, tỷ giá, thuế… là những công cụ hữu hiệu giúp Nhà nước điều hành nền kinh tế phát triển công bằng, ổn định, đồng thời khắc phục được những khuyết tật của thị trường. Trong môi trường chung này, không nhất thiết phải quy định thành phần kinh tế nào là chủ đạo, thành phần kinh tế nào là nền tảng, ưu tiên phát triển thành phần kinh tế nào.
Tuy nhiên, để bảo đảm cho nền kinh tế hoạt động thực sự bình đẳng, theo bà Lan, cần phải bổ sung Phương án 3 quy định: “Nhà nước quản lý, điều hành hoạt động kinh tế nhằm duy trì tăng trưởng cân bằng ổn định của nền kinh tế quốc dân”.
Mạnh Bôn
-
Chính phủ đề xuất luật hóa tài sản số, phát triển công nghiệp bán dẫn -
Ông Hà Sỹ Đồng được giao quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị -
Tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế, chính sách để Hà Nội chuyển đổi số hiệu quả -
Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình làm Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương -
Người có công được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ để cải tạo, sửa chữa nhà ở, 60 triệu đồng/hộ để xây mới -
Công bố 6 thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực văn hóa -
Ưu đãi thuế, lo doanh nghiệp nhỏ “không chịu lớn”
-
1 Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
2 Tín dụng tăng nhanh hơn huy động, ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi -
3 Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
4 Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/11
- Sandoz triển khai chương trình cộng đồng phòng chống đề kháng kháng sinh tại Việt Nam
- Thu thập sinh trắc học trên Agribank Plus - Cơ hội rinh iPhone 16 và nhiều quà hấp dẫn
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024