
-
Thị trường chứng khoán bớt nỗi lo bất định
-
Chứng khoán Việt Nam đứng trước nhiều cơ hội mới nửa cuối năm 2025
-
Số tài khoản chứng khoán cán mốc 10% dân số, gần 200.000 cá nhân mở mới trong tháng
-
HNX chính thức dừng tiếp nhận niêm yết cổ phiếu mới
-
Khối ngoại mạnh tay giải ngân tuần đầu tháng 7, VN-Index tiến gần mốc 1.390 điểm -
Cổ phiếu ngân hàng giúp quỹ ngoại PYN Elite Fund lãi tốt trong tháng 6
Cổ phiếu của Công ty cổ phần Nước giải khát Chương Dương (mã chứng khoán: SCD) mới được Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội cho phép giao dịch trên thị trường UPCoM từ 15/5 với giá tham chiếu phiên giao dịch đầu tiên là 11.700 đồng. Giá tham chiếu bằng với mức đóng cửa phiên giao dịch cuối cùng của SCD trên sàn chứng khoán TP HCM vào ngày 3/5.
Tuy nhiên, ngay sau khi lên sàn UPCoM, SCD lập tức bị đưa vào diện hạn chế giao dịch với lý do “công ty bị huỷ niêm yết bắt buộc trước đó do vốn chủ sở hữu âm trong báo cáo tài chính kiểm toán năm 2023”. Theo quyết định này, cổ phiếu chỉ được giao dịch vào phiên thứ Sáu hàng tuần. Điều này đồng nghĩa SCD phải chờ đến ngày 17/5 mới được giao dịch trở lại.
Tính theo giá tham chiếu mới công bố cho 8,5 triệu cổ phiếu đăng ký giao dịch trên sàn UPCoM, vốn hoá của Công ty cổ phần Nước giải khát Chương Dương xấp xỉ 100 tỷ đồng.
Theo kết quả kinh doanh gần nhất được công bố vào cuối tháng 4, công ty ghi nhận doanh thu thuần quý đầu năm nay đạt 56,8 tỷ đồng, giảm 10,6% so với cùng kỳ. Sau khi trừ giá vốn, công ty có lãi gộp 16,7 tỷ đồng, tương ứng tỷ suất sinh lời gộp 29,4%.
Các khoản chi phí của doanh nghiệp sở hữu thương hiệu Sá xị Chương Dương đều biến động mạnh trong 3 tháng đầu năm. Cụ thể, công ty ghi nhận chi phí lãi vay xấp xỉ 10 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm ngoái con số chưa đến 4 tỷ đồng. Chi phí bán hàng cũng nhảy vọt từ 10,7 tỷ đồng lên 17,6 tỷ đồng. Khoản mục “chi phí khác” như tiền thuê đất, khấu hao… cũng tăng gấp đôi, từ 1,2 tỷ đồng lên 2,6 tỷ đồng.
Đây là nguyên nhân khiến công ty báo lỗ sau thuế xấp xỉ 17 tỷ đồng trong quý đầu năm nay, tăng vọt so với mức lỗ khoảng 2,8 tỷ đồng của cùng kỳ và nâng lỗ luỹ kế chưa phân phối lên đến 218 tỷ đồng.
Trong văn bản giải trình gửi Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM, ban lãnh đạo công ty cho biết hiện phải đối mặt với chi phí nguyên liệu đường và nhôm ngày càng tăng. Nhu cầu tiêu dùng trong nước cũng thấp hơn trước đây bởi tâm lý thắt lưng buộc bụng của người tiêu dùng. Điều này cộng thêm chi phí thuê đất và lãi vay cao hơn cùng kỳ đã khiến kết quả hoạt động trong quý I thấp hơn năm ngoái.
Năm nay, Hội đồng quản trị công ty cho rằng hoạt động kinh doanh có triển vọng tăng trưởng tốt trong năm nay nên đặt mục tiêu doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 225,26 tỷ đồng, cao hơn năm ngoái 78,4%. Tuy nhiên, ban lãnh đạo cũng nhận định sự phát triển mạnh mẽ của các đối thủ là thách thức lớn trong nỗ lực mở rộng thị phần của công ty, cộng thêm chi phí dành cho các dịch vụ thuê ngoài vẫn tăng cao. Do đó, Hội đồng quản trị lên kế hoạch năm nay sẽ lỗ sau thuế 73,11 tỷ đồng, nối dài chuỗi lỗ năm thứ tư liên tiếp.
-
Khối ngoại mạnh tay giải ngân tuần đầu tháng 7, VN-Index tiến gần mốc 1.390 điểm -
Cổ phiếu ngân hàng giúp quỹ ngoại PYN Elite Fund lãi tốt trong tháng 6 -
Khối ngoại hào hứng gom hàng kỷ lục, chứng khoán nhẹ nỗi lo âu về thuế quan -
Sắc xanh áp đảo, VN-Index vượt qua mốc 1.380 điểm -
Thị trường chứng khoán Việt Nam và triển vọng nâng hạng trong kỳ đánh giá tháng 9/2025 -
KITA Invest chi gần 800 tỷ đồng tất toán 3 lô trái phiếu trước hạn -
Chủ tịch Tập đoàn Xuân Thiện hiện diện ở một công ty chứng khoán
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower