
-
Lợi nhuận PNJ giảm do giá vàng tăng mạnh quý đầu năm nhưng thiếu nguồn cung
-
Kịch tính phiên 22/4: Sau khi giảm sâu, VN-Index hồi phục ngoạn mục về sát mốc 1.200 điểm
-
Quỹ ETF nội quy mô hơn 9.800 tỷ đồng mua bán gì trong kỳ cơ cấu quý II?
-
Tự doanh giảm mạnh, SHS đang nắm những mã cổ phiếu nào?
-
Lãi quý đầu năm 2025 của Nam Tân Uyên tăng 5,8% lên 69 tỷ đồng -
Cổ phiếu của Sonadezi Châu Đức đảo chiều kỳ vọng
Cổ phiếu DCM của Công ty cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau duy trì sắc xanh trong suốt thời gian giao dịch phiên đầu tuần. Lực cầu mạnh trước giờ đóng cửa đưa thị giá cổ phiếu lên mức trần 40.100 đồng, tích luỹ 2.600 đồng so với tham chiếu. Đây là vùng giá cao nhất trong vòng 2 năm trở lại đây, đồng thời tăng khoảng 31% so với vùng giá 30.700 đồng hồi đầu năm (tính theo giá điều chỉnh).
DCM chốt phiên đầu tuần trong trạng thái không có bên bán, còn khối lượng dư mua tại giá trần hơn 760.000 cổ phiếu. Dòng tiền giải ngân ồ ạt giúp giá trị khớp lệnh tăng vọt lên 680 tỷ đồng, gần gấp 3 lần phiên cuối tuần trước. Khối lượng cổ phiếu sang tay đạt hơn 17,2 triệu đơn vị, xếp thứ tư trên sàn TP.HCM, sau DXS, VRE và HPG. Đây cũng là mức thanh khoản lớn nhất của mã này kể từ tháng 3/2022 đến nay.
Sau 4 phiên xả hàng liên tiếp, nhà đầu tư nước ngoài hôm nay trở lại mua ròng 2 triệu cổ phiếu DCM, tương đương giá trị ròng gần 82 tỷ đồng. Giá trị gom hàng của nhà đầu tư ngoại tại cổ phiếu DCM chỉ đứng sau VNM, qua đó góp phần đưa vào danh sách những cổ phiếu tác động tích cực nhất đến VN-Index.
Đà tăng của DCM đồng thuận với diễn biến của nhóm cổ phiếu phân bón. Một số mã khác như BFC cũng chạm trần, còn DPM và DGC lần lượt tăng 3,7% và 1,8% so với tham chiếu.
![]() |
Đồ thị giá và thanh khoản cổ phiếu DCM từ đầu năm đến nay. |
Vùng giá 40.100 đồng hiện tại của DCM vẫn đang thấp hơn dự báo của một số nhóm phân tích. Điển hình như trong báo cáo cuối tháng 6, Công ty Chứng khoán DSC kỳ vọng giá mục tiêu của cổ phiếu này trong năm nay là 43.000 đồng.
Theo nhóm phân tích này, động lực tăng giá cổ phiếu DCM đến từ việc doanh nghiệp này nhiều khả năng sẽ vượt kế hoạch kinh doanh với doanh thu khoảng 14.560 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 1.554 tỷ đồng, tương ứng tăng 16% và 40% so với năm ngoái. Công ty có các yếu tố hỗ trợ như thị phần Tây Nguyên và Đông Nam Bộ dự kiến bứt phá nhờ thương vụ mua lại nhà máy KVF, giá u-rê kỳ vọng tiếp tục đi lên khi nguồn cung thắt chặt và các yếu tố chi phí khấu hao giảm, tỷ trọng khí tự nhiên nội địa tăng cộng thêm luật thuế VAT sửa đổi sẽ hỗ trợ lợi nhuận.
“DCM sẽ vượt kế hoạch kinh doanh 2024 với những triển vọng của doanh nghiệp từ giá bán u-rê tiếp tục chu kỳ tăng từ nửa sau năm 2024 với ước tính tăng khoảng 5- 8% so với hiện tại. Triển vọng trong việc mở rộng thị phần NPK nội địa và xuất khẩu trong nhóm ASEAN và các yếu tố như khấu hao nhà máy giảm, luật thuế VAT sửa đổi và giảm rủi ro về giá khí đầu vào sẽ giúp lợi nhuận ròng của doanh nghiệp tăng khoảng 35-40% so với cùng kỳ”, chuyên gia DSC cho hay.
Với góc nhìn lạc quan hơn, Công ty Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam dự phóng giá mục tiêu 12 tháng tới của DCM là 45.000 đồng. Chuyên gia của công ty này cho biết giá phân bón sẽ cải thiện trong năm 2024 trong bối cảnh Nga và Trung Quốc cấm xuất khẩu phân bón đến hết tháng 5, khiến nguồn cung thiếu hụt.
Công ty cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất năm nay đạt 11.878 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 794,8 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu của công ty mẹ đạt 9.850 tỷ đồng. Ban lãnh đạo cho biết công ty đã tích luỹ dòng tiền để phục vụ sản xuất kinh doanh nên chưa có kế hoạch tăng vốn để mở rộng sản xuất.
Trong quý đầu năm, công ty ghi nhận doanh thu đạt 2.885 tỷ đồng, tăng gần 2% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận trước thuế đạt hơn 382 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế xấp xỉ 350 tỷ đồng, lần lượt tăng 46% và 52% so với cùng kỳ năm ngoái. Tổng tài sản tính đến cuối quý I đạt 15.743 tỷ đồng, nhích nhẹ so với mức 15.237 tỷ đồng hồi đầu năm. Nợ phải trả hơn 5.452 tỷ đồng, trong đó phần lớn là nợ ngắn hạn.
Tại phiên họp thường niên cuối tháng trước, Hội đồng quản trị DCM thông báo dành xấp xỉ 1.059 tỷ đồng để chia cổ tức tiền mặt với tỷ lệ 20%. Ngày đăng ký cuối cùng để nhận cổ tức là 25/6 và chi trả vào 11/7.
Trước một số thắc mắc cho rằng tỷ lệ chia cổ tức còn thấp trong khi lượng tiền mặt nắm giữ và kế hoạch lợi nhuận, ông Văn Tiến Thanh - Tổng giám đốc Công ty cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau chia sẻ, với đặc thù kinh doanh trong lĩnh vực phân bón chỉ có tỷ suất lợi nhuận từ 8-12% thì mức cổ tức hàng năm như các năm qua cũng hài hòa.
-
Tự doanh giảm mạnh, SHS đang nắm những mã cổ phiếu nào? -
Lãi quý đầu năm 2025 của Nam Tân Uyên tăng 5,8% lên 69 tỷ đồng -
Góc nhìn TTCK tuần 21-26/4: Tìm kiếm doanh nghiệp có kết quả kinh doanh tích cực -
Cổ phiếu của Sonadezi Châu Đức đảo chiều kỳ vọng -
Thêm một công ty nước sạch liên quan Aqua One phát hành trái phiếu kỳ hạn 20 năm -
Lãi mạnh từ tự doanh và margin, VPBankS báo lợi nhuận quý I tăng 92% -
Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định mức thu, chế độ thu, nộp lệ phí cấp Chứng chỉ hành nghề lưu trữ
-
3 lực đẩy từ phát triển công nghiệp đưa bất động sản Phổ Yên cất cánh
-
Vietfood & Beverage - Propack 2025: Định hình tương lai ngành F&B - Kết nối toàn cầu
-
Hệ sinh thái tiện ích đa tầng - chìa khóa nâng tầm bất động sản thương mại
-
Thêm nhiều lựa chọn xe bus và mini bus cho các công ty lữ hành mùa cao điểm du lịch
-
Chung cư phía Tây TP.HCM tăng sức hút giữa lúc khan hiếm nguồn cung
-
SKYLED Hà Nội - Quảng cáo đồng bộ tạo nhận diện thương hiệu doanh nghiệp mạnh mẽ