-
BaF Việt Nam sắp phát hành 65 triệu cổ phiếu -
VN-Index tăng gần 10 điểm nhờ cổ phiếu vốn hoá lớn, vượt 1.280 điểm -
Nhiệt điện Phả Lại chi hơn 200 tỷ đồng trả cổ tức -
FTSE Russell: Cần duy trì tốc độ nếu muốn cán đích mục tiêu nâng hạng thị trường chứng khoán năm 2025 -
Bộ Tài chính thông tin chuyển giao trụ sở cũ về cho tỉnh Bình Định quản lý -
Thêm loạt cổ phiếu bị HoSE chuyển sang diện kiểm soát, hạn chế giao dịch
188 cổ phiếu nằm sàn
Phiên giao dịch đầu tiên của tháng 10 ghi nhận sự lao dốc mạnh của cả ba chỉ số chứng khoán. Giao dịch sôi động hơn ở cuối phiên chiều khi các cổ phiếu cắm đầu giảm, nhiều cổ phiếu giảm kịch biên độ cho phép.
Đến cuối phiên, VN-Index giảm 45,67 điểm (-4,03%) xuống 1.086,44 điểm. HNX-Index giảm 12,09 điểm (-4,83%) xuống 245,32 điểm. Chỉ số sàn UPCoM giảm ít nhất, cũng bốc hơi 2,59% về mức 83,86 điểm.
VN-Index hiện đã về mức thấp nhất kể từ ngày 9/2/2021. Cùng đó, mức giảm hơn 4% là biến động hiếm khi xảy ra đối với chỉ số chứng khoán Việt Nam. Đồng thời, cũng đưa Việt Nam trở thành sàn chứng khoán châu Á giao dịch tệ nhất trong phiên đầu tháng 10/2022.
VN-Index bất ngời giảm hơn 4%, đưa chứng khoán Việt Nam trở thành sàn giao dịch tệ nhất châu Á phiên 3/10. |
Số lượng các mã chứng khoán giảm kịch sàn khi kết phiên tăng vọt lên 188 mã, nhiều hơn tổng số mã tăng (150 mã) hay tăng kịch biên độ (23 mã). Cùng đó, còn có 488 mã giảm và 762 mã đứng giá tham chiếu trong phiên 3/10.
Trên sàn HoSE, VN30-Index giảm 4,34%, giảm sâu hơn mức điều chỉnh của chỉ số chung. Trong khi đó, chỉ số đại diện nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ thậm chí còn rơi mạnh hơn, lần lượt giảm 5,1% và 4,61%.
Cổ phiếu ngân hàng dẫn đầu đà giảm trên sàn HoSE. Cổ phiếu ông lớn Vietcombank, BIDV, Techcombank, VietinBank nằm trong Top 5 cổ phiếu tác động tiêu cực đến VN-Index. Trong đó BID, TCB và CTG đồng loạt nằm sàn. Cổ phiếu Hòa Phát cũng giảm sàn về 19.750 đồng - mức thấp nhất từ cuối năm 2020.
Trên sàn HNX, cổ phiếu ông lớn bất động sản khu công nghiệp IDC là đầu tàu kéo HNX-Index đi xuống khi giảm tới 9,46% xuống 45.000 đồng/cổ phiếu - tiến sát mức đáy một năm (42.000 đồng) và cũng xóa sổ toàn bộ nỗ lực phục hồi từ cuối tháng 6. PVI, PVS và SHS cũng giảm quanh 8% và là các đầu tàu kéo chỉ số chung đi xuống.
Thị trường ghi nhận một số cổ phiếu ngược dòng giao dịch tích cực như VIC tăng nhẹ 0,91% sau tuần rơi sâu hơn 12% liền trước. Cổ phiếu PGV của Tổng công ty Phát điện 3 tăng 3,48% hay PDN của Cảng Đồng Nai tăng trần 7%. Tuy nhiên, đây chỉ là vài điểm sáng le lói trong phiên.
Trên sàn UPCoM, ACV là trụ cột gồng gánh đà rơi của thị trường. Với đà suy giảm kéo dài của đồng yên Nhật, quy mô nợ vay của Cảng Hàng không Việt Nam đang “teo” đi đáng kể nhờ diễn biến tỷ giá thuận lợi. Tỷ giá JPY/VND tiếp tục giảm 3,1%, sau khi đã rơi 13,7% trong nửa đầu năm và mang về khoản lãi đột biến nghìn tỷ cho ACV do đánh giá lại giá trị khoản vay.
Khối ngoại bán ròng 544 tỷ đồng
Tương tự phiên cuối tháng 9, giao dịch phiên hôm nay tập trung vào buổi chiều. Tuy nhiên, thanh khoản đã sụt giảm đáng kể. Giá trị giao dịch toàn thị trường đạt 13.212 tỷ đồng. Giao dịch của khối ngoại cũng trở lại trạng thái e dè, đặc biệt ở chiều mua vào. Các nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 544 tỷ đồng trên ba sàn. Trong đó, riêng sàn HoSE, khối ngoại bán ròng 531 tỷ đồng, khi thu về 1.440 tỷ đồng và chỉ giải ngân vỏn vẹn 909,5 tỷ đồng. Phiên giao dịch cuối tháng 9, khối ngoại mua vào 1.950 tỷ đồng và bán ra 1.441 tỷ đồng trên sàn HoSE.
HPG là cổ phiếu bị khối ngoại thoái vốn nhiều nhất với giá trị bán ròng 178 tỷ đồng. Một số cổ phiếu khác cũng nằm trong top cổ phiếu bị bán ròng là STB (60,5 tỷ đồng), DGC (46 tỷ đồng), CTG (43 tỷ đồng)… Ở chiều ngược lại, khối ngoại mua nhiều nhất cổ phiếu VIC. Dù giá trị mua ròng chưa đến 28 tỷ đồng nhưng đây cũng là một trong các động lực kéo VIC hồi phục sau tuần rơi sâu liền trước.
-
FTSE Russell: Cần duy trì tốc độ nếu muốn cán đích mục tiêu nâng hạng thị trường chứng khoán năm 2025 -
FTSE Russell sắp công bố phân hạng thị trường, dòng chứng khoán bị “đánh úp” phiên 8/10 -
Bộ Tài chính thông tin chuyển giao trụ sở cũ về cho tỉnh Bình Định quản lý -
Thêm loạt cổ phiếu bị HoSE chuyển sang diện kiểm soát, hạn chế giao dịch -
Chuỗi phòng tập Fit24 cầu cứu Chủ tịch VNDirect Phạm Minh Hương giải cứu, nhưng không thành -
Thanh khoản ảm đạm, VN-Index giảm phiên thứ tư liên tiếp -
Chứng khoán Vietcap bất ngờ bứt phá trong top 10 thị phần môi giới sàn HoSE quý III/2024
-
1 Chính sách tiền lương với nhà giáo sẽ có đột phá? -
2 Chuỗi phòng tập Fit24 cầu cứu Chủ tịch VNDirect Phạm Minh Hương giải cứu, nhưng không thành -
3 Việt Nam hướng đến mục tiêu thu hút 39 - 40 tỷ USD vốn FDI -
4 Rà soát bộ máy quản lý cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành vốn 25.500 tỷ đồng -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 9/10
- Agribank ưu đãi vay vốn chỉ từ 3,6%/năm đối với khách hàng cá nhân bị thiệt hại do bão số 3
- Agribank đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số, cung cấp tối đa tiện ích cho người dùng
- Làm mát tối ưu, tiết kiệm chi phí với điều hòa công nghiệp
- Công ty Thuỷ sản Cửu Long An Giang được vinh danh ở giải thưởng APEA 2024
- Talkshow chia sẻ về cơ hội và thách thức trong ngành giặt là tại Việt Nam
- Dược Nam Hà: Vươn tầm quốc tế với giải thưởng Doanh nghiệp xuất sắc châu Á 2024