-
Góc nhìn TTCK tuần cuối năm 2024: Chỉ số VN-Index có thể tăng lên vùng quanh 1.270 điểm -
Hậu non-prefunding, VCI báo cáo một nhà đầu tư ngoại mua cổ phiếu FPT không thanh toán -
Kỳ vọng VN-Index vượt 1.400 điểm trong năm 2025 -
BIDV sắp phát hành gần 1,2 tỷ cổ phiếu trả cổ tức -
VN-Index tăng nhẹ phiên cuối tuần, lên hơn 1.257 điểm -
Công ty liên quan đến Chủ tịch Hà Quang Tuấn muốn rút toàn bộ vốn góp tại Hanoimilk
Năm 2022, lợi nhuận trước thuế riêng lẻ của Vietcombank đạt gần 36.800 tỷ đồng, tăng 39% so với năm 2021. Ảnh: Đức Thanh |
Ngân hàng lớn hé lộ lợi nhuận
Dù báo cáo tài chính quý IV/2022 chưa được công bố, song theo dự báo của các chuyên gia phân tích, năm 2022, bức tranh lợi nhuận ngân hàng có sự phân hóa mạnh, cùng sự trở lại của nhóm ngân hàng thương mại có vốn nhà nước. Sau 2 năm “ghìm” tăng trưởng để hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, tích cực trích lập dự phòng rủi ro, lợi nhuận của khối ngân hàng này đã tăng mạnh trở lại.
Kết thúc năm 2022, lợi nhuận trước thuế riêng lẻ của Vietcombank đạt gần 36.800 tỷ đồng, tăng 39% so với năm 2021. Con số này tại BIDV là 22.560 tỷ đồng, tăng gần 80% và tại VietinBank là 20.500 tỷ đồng, tăng 21,5% so với năm 2021.
Tín dụng được rót vào lĩnh vực ưu tiên, lãi suất được kiểm soát ở mức hợp lý, chất lượng tài sản tốt… là những lý do khiến các ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước được Ngân hàng Nhà nước ưu ái cấp room tín dụng, từ đó cải thiện kết quả kinh doanh. Năm 2022, tín dụng của các ngân hàng này đều tăng mạnh, trong khi nợ xấu được kiểm soát chặt.
Tính đến cuối năm 2022, tỷ lệ nợ xấu của BIDV chỉ còn 0,9%, tỷ lệ bao phủ nợ xấu đạt 245%, mức cao nhất trong những năm gần đây, số dư quỹ dự phòng rủi ro lên tới 40.000 tỷ đồng. Tại Vietcombank, tỷ lệ nợ xấu chỉ 0,67% và bao phủ nợ xấu cũng lên trên 465%, dự phòng rủi ro lên tới. Tại VietinBank, nợ xấu cũng chỉ 1,2%, tỷ lệ bao phủ nợ xấu xấp xỉ 190% (tăng 10% so với năm 2021)…
Khối ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân chưa công bố lợi nhuận, song dự báo, các ngân hàng tốp đầu vẫn giữ được mức tăng trưởng khả quan, nhất là các ngân hàng có dư nợ trái phiếu doanh nghiệp không quá lớn. Trong khi đó, các ngân hàng thương mại cổ phần nhỏ và các ngân hàng có dư nợ trái phiếu lớn có khả năng tăng trưởng chững lại trong quý IV/2022.
Kết quả khảo sát mới đây của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, theo nhiều tổ chức tín dụng, kết quả kinh doanh quý IV/2022 không đạt mức kỳ vọng. Dù vậy, tính chung trong năm 2022, có 80% tổ chức tín dụng nhận định tình hình kinh doanh tổng thể “cải thiện” so với năm 2021.
Cổ phiếu vua sẽ dẫn sóng năm 2023?
Theo các chuyên gia phân tích VNDirect, năm 2022, lợi nhuận ngành ngân hàng tăng khoảng 32%. Năm 2023, tăng trưởng lợi nhuận ngành ngân hàng sẽ giảm tốc, tăng trưởng chỉ khoảng 10% do tăng trưởng tín dụng chậm lại, biên lãi ròng (NIM) thu hẹp và chi phí tín dụng tăng. Mặc dù vậy, cơ hội vẫn được mở ra với các ngân hàng có định giá rẻ, bộ đệm vốn vững chắc, chất lượng tài sản lành mạnh, tỷ lệ an toàn vốn cao, cơ cấu tín dụng lành mạnh, tham gia tái cơ cấu hệ thống… Đây sẽ là các ngân hàng được Ngân hàng Nhà nước ưu tiên trong cấp room tín dụng năm 2023.
Bà Nguyễn Hoài Phương, Giám đốc Đầu tư, người điều hành Quỹ Đầu tư cổ phiếu tiếp cận thị trường Việt Nam (VESAF) thuộc VinaCapital cho hay, năm 2023, Quỹ VESAF sẽ cân nhắc tăng tỷ trọng nắm giữ cổ phiếu ngân hàng, nhất là các ngân hàng có lợi thế cạnh tranh về các chỉ số thanh khoản, danh mục cho vay đa dạng và quản trị rủi ro tốt.
Năm 2022, cổ phiếu ngân hàng đã trải qua thời kỳ sóng gió, khi chỉ có 2 mã tăng giá (VCB và BID), 25/27 mã giảm giá, có mã giảm tới hơn 50%. Thanh khoản của cổ phiếu ngân hàng cũng giảm mạnh so với trước. Mặc dù vậy, năm 2023, cổ phiếu ngân hàng được kỳ vọng sẽ dẫn sóng trở lại sau khi định giá ngành ở mức thấp nhất 10 năm qua. Tuy nhiên, nhiều khả năng, thị trường sẽ có thử thách trong nửa đầu năm 2023, trước khi tăng trưởng theo chiều hướng tích cực vào nửa cuối năm.
Dĩ nhiên, không phải cổ phiếu ngân hàng nào cũng là cổ phiếu tốt. Giới phân tích đánh giá cao các ngân hàng có tỷ trọng cho vay bán lẻ và tiền gửi không kỳ hạn (CASA) cao, cũng như bộ đệm thanh khoản và dự phòng rủi ro tốt.
Thực tế, tuần đầu tiên của năm 2023, cổ phiếu ngân hàng được giao dịch khá tích cực. Ông Lê Đức Khánh, Giám đốc phân tích, Công ty Chứng khoán VPS cho rằng, hiện vẫn còn quá sớm để nhận định về xu hướng tăng trưởng của nhóm cổ phiếu vua, song nhiều khả năng, nhóm ngân hàng đang dẫn dắt thị trường về các vùng 1.060 - 1.080 - 1.100 điểm trước khi nhường vai trò cho các nhóm ngành khác có mức vốn hóa nhỏ hơn.
- Ông Huỳnh Minh Tuấn, nhà sáng lập và Tổng giám đốc Công ty Đầu tư FIDT
-
VN-Index tăng nhẹ phiên cuối tuần, lên hơn 1.257 điểm -
Công ty liên quan đến Chủ tịch Hà Quang Tuấn muốn rút toàn bộ vốn góp tại Hanoimilk -
Cổ phiếu Yeah1 tăng trần 4 phiên liên tiếp -
Nợ thuế trên 50 triệu đồng trong 120 ngày có thể bị tạm hoãn xuất cảnh -
Quỹ Phần Lan tiếp tục gom thành công cổ phiếu Haxaco -
Tâm lý bi quan bao trùm, VN-Index giảm hơn 11 điểm phiên 19/12 -
Săn tìm cổ phiếu “ngôi sao” năm 2025
-
1 Làm rõ quy mô đầu tư cao tốc Nha Trang - Liên Khương trị giá 25.058 tỷ đồng -
2 Liên danh CRBC - CT Group đề xuất đầu tư dự án cao tốc TP.HCM - Mộc Bài -
3 Hoàn thiện cơ chế cho trung tâm tài chính quốc tế -
4 Liên doanh Cảng Quốc tế Mỹ Thuỷ đề xuất 8 dự án tại Quảng Trị -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 21/12
- Nhà máy Quang Lân - Sơn Tuylips đồng hành cùng xu hướng "Marketing Xanh"
- Tủ đông Kangaroo là Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất 2024
- Chào bán phần vốn góp của Công ty cổ phần Tổng công ty Tín Nghĩa tại Công ty cổ phần Đầu tư Tín Nghĩa Á Châu
- Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gia tăng lợi thế từ giải pháp Techcombank
- Đăng tin bất động sản dễ dàng, nhanh chóng với nền tảng Radanhadat.vn
- Giải pháp tài chính trọn gói dành cho doanh nghiệp SME và Start-up