-
Anh hùng, đặc công nước Vũ Trọng Nhượng: "Trầm tích" trong lòng biển Nha Trang -
80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam: Tự hào về những người con ưu tú -
Chiếc xe tăng tiêu diệt cả lữ đoàn dù -
VinIF tài trợ 900 tỷ đồng phát triển khoa học công nghệ -
Thương hiệu An Spa hợp tác vận hành dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại CaraWorld Cam Ranh -
Đường bay Hà Nội - TP.HCM đứng thứ 4 trong Top đường bay nội địa bận rộn nhất thế giới năm 2024
Từ bao đời nay, cứ đến ngày 23 tháng Chạp hàng năm, người Việt lại mua cá chép về cúng ông Công ông Táo. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, trên thị trường lại xuất hiện loại cá Koi của Nhật Bản. Mặc dù giá cả cao gấp ba lần cá chép Việt Nam nhưng nhiều người dân thấy lạ nên sẵn sàng rước loại cá này về phục vụ cho lễ cúng 23 tháng Chạp. Điều này đã tạo nên nhiều tranh luận trái chiều trên một số diễn đàn.
Cá Koi của Nhật được bán khá phổ biến trên thị trường trong ngày cúng ông Công ông Táo.
Nhiều người cho rằng, việc cúng ông Công ông Táo nên thực hiện theo tục lệ truyền thống mà ông cha bao đời truyền lại. Mọi yếu tố ngoại lai đều không phù hợp và có thể khiến cho yếu tố truyền thông bị phai mờ.
Nhiều người lại cho rằng, việc cúng cá chép và đốt vàng mã trong ngày cúng ông Công ông Táo chỉ mang tính biểu tượng tâm linh. Vì thế, cá chép Việt Nam hay cá Koi của Nhật đều được. Tuỳ vào điều kiện và sự thành tâm của gia chủ.
Nhà nghiên cứu văn hoá dân gian Nguyễn Hùng Vĩ cho rằng, cá Koi không đúng truyền thống và tâm linh trong lễ 23 tháng Chạp bởi không gắn với quan niệm dân gian nào của người Việt. Thậm chí, thời của ông bà ta xưa còn chưa biết cá Koi là gì.
PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Viện trưởng Viện Văn hoá Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam cho rằng: “Việc cúng cái Koi của Nhật Bản thay cá chép Việt Nam xuất phát từ nhận thức của người dân. Có thể họ cho rằng cá Koi cũng là cá chép, khác chăng là cá chép Nhật.
Phú quý sinh lễ nghĩa nên giờ gia đình có điều kiện hơn nên thay vì dùng cá chép ta, chúng ta có thể dùng cá chép Nhật cho đẳng cấp. Đây là quan niệm của người dân nên khó có thể phán xét đúng - sai hay khoa học hay không được.
Tuy vậy, thực hiện đúng nghi lễ truyền thống vẫn là cách tốt nhất, không chỉ có ý nghĩa đối với việc giữ gìn văn hóa dân tộc, mà còn phù hợp với thói quen của từng gia đình, tránh tình trạng tạo ra một hình thức nghi lễ mới xa lạ với văn hóa dân tộc”.
Từ bao đời nay, người Việt vẫn duy trì nghi lễ cúng ông Công ông Táo bằng cá chép Việt.
Theo PGS Bùi Hoài Sơn, mọi người cần phải hiểu rằng, tuân theo nghi lễ truyền thống của cha ông chính là một nguyên tắc đạo đức, không chỉ trong cách ứng xử với tổ tiên mà còn đối với cả văn hóa dân tộc.
PGS.TS Trần Lâm Biền cho rằng: “Khi người ta có tiền và có tuệ (trí tuệ) sẽ phú quý sinh lễ nghĩa, còn có tiền mà không có tuệ hoặc tuệ hơi yếu thì no hơi ấm cật dậm giật chân tay. Việc cúng ông Công ông Táo bằng cá chép Việt từ bao đời nay đã thành một nét truyền thống.
Bây giờ cúng bằng Koi của Nhật là đi ngược với văn hoá truyền thống. Có thể nó làm cho người ta thoả mãn về sở thích hoặc khẳng định được đẳng cấp của người có tiền nhưng không có ý nghĩa về mặt tâm linh”.
Theo PGS. Trần Lâm Biền phong tục cúng ông Công ông Táo của dân tộc ta không phải là một hủ tục mê tín dị đoan. Đó là một tín ngưỡng văn hóa dân gian có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc nhưng được Việt hóa thành huyền tích “2 ông 1 bà” - vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc. Tín ngưỡng này thờ cúng các vị thần cai quản việc bếp núc trong mỗi gia đình, theo dõi những việc làm tốt của gia chủ. Tín ngưỡng này giàu ý nghĩa nhân văn, hướng con người tích cực làm việc tốt, sống lương thiện.
Việc “tiễn” ông Công ông Táo “chầu trời” bằng cá chép bởi dân gian quan niệm cá chép sẽ hóa thành rồng, sau đó rồng sẽ bay được lên trời. Ở một số vùng quê hiện nay, người dân vẫn dùng cá chép giấy (tức là đồ mã) thay cho cá chép thật.
Nhiều nơi vẫn "tiễn" ông Công ông Táo chầu trời bằng cá chép giấy.
TS. Nguyễn Thị Hồng - Học viện Báo chí và Tuyên truyền cho biết, nguồn gốc việc cúng cá chép trong ngày này là vì cá chép là một trong 3 thứ tam sinh, tượng trưng cho phú quý.
Đồng thời, quan niệm dân gian cho rằng cá chép có thể vượt vũ môn hóa rồng. Rồng có khả năng gọi mưa nên rất cần cho cư dân nông nghiệp lúa nước. Ngoài ra, cá chép còn đại diện cho sự phát triển và khả năng sinh sôi rất lớn. Điều này tượng trưng cho tín ngưỡng phồn thực, cầu mong sự sinh sôi, phát triển của người Việt xưa.
-
80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam: Tự hào về những người con ưu tú -
Chiếc xe tăng tiêu diệt cả lữ đoàn dù -
Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người sáng lập và rèn luyện Quân đội Nhân dân Việt Nam -
VinIF tài trợ 900 tỷ đồng phát triển khoa học công nghệ -
Nâng cao chất lượng dân số để đất nước phồn vinh, gia đình hạnh phúc -
Thương hiệu An Spa hợp tác vận hành dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại CaraWorld Cam Ranh -
Đảm bảo triển khai Luật Thủ đô đúng tiến độ, kịp thời và đạt hiệu quả cao
-
1 Làm rõ quy mô đầu tư cao tốc Nha Trang - Liên Khương trị giá 25.058 tỷ đồng -
2 Liên danh CRBC - CT Group đề xuất đầu tư dự án cao tốc TP.HCM - Mộc Bài -
3 Hoàn thiện cơ chế cho trung tâm tài chính quốc tế -
4 Liên doanh Cảng Quốc tế Mỹ Thuỷ đề xuất 8 dự án tại Quảng Trị -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 21/12
- Nhà máy Quang Lân - Sơn Tuylips đồng hành cùng xu hướng "Marketing Xanh"
- Tủ đông Kangaroo là Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất 2024
- Chào bán phần vốn góp của Công ty cổ phần Tổng công ty Tín Nghĩa tại Công ty cổ phần Đầu tư Tín Nghĩa Á Châu
- Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gia tăng lợi thế từ giải pháp Techcombank
- Đăng tin bất động sản dễ dàng, nhanh chóng với nền tảng Radanhadat.vn
- Giải pháp tài chính trọn gói dành cho doanh nghiệp SME và Start-up