
-
VNG tăng trưởng doanh thu 22%, đạt hơn 9.200 tỷ đồng
-
VNPT cung cấp gói cước Internet tốc độ tối thiểu 300Mbps
-
iOS 18.4 có gì mới?
-
Trải nghiệm tiện lợi, nhanh chóng với dịch vụ công trực tuyến tại cửa hàng MobiFone
-
Khuynh hướng đánh giá nhân sự bằng phân tích dữ liệu -
Thông tin mới nhất về iPhone gập
![]() |
Theo Cục Viễn thông, quy định này nhằm tiến tới chuẩn hóa các thông tin thuê bao, giảm tình trạng sử dụng "sim rác" để thực hiện các cuộc gọi rác, cuộc gọi lừa đảo trong thời gian vừa qua.
Cụ thể, Cục Viễn thông đề nghị các nhà mạng công bố, đăng tải trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp danh sách các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông (của doanh nghiệp hoặc được doanh nghiệp trực tiếp uỷ quyền) theo từng tỉnh, thành phố.
Đồng thời, tổ chức phổ biến, quán triệt các nội dung có liên quan tới các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông, các nhân viên trực tiếp thực hiện đăng ký, phát triển, chuẩn hoá thông tin thuê bao, bảo đảm tất cả các thuê bao phát triển mới, thuê bao được chuẩn hoá lại, phải có thông tin thuê bao đầy đủ, chính xác, trùng khớp.
Trường hợp nhà mạng vi phạm sẽ xử lý nghiêm, bao gồm việc đề nghị đình chỉ hoạt động phát triển thuê bao mới. Đặc biệt nếu có các hành vi cung cấp dịch vụ cho thuê bao phát triển mới có thông tin thuê bao không đầy đủ hoặc không chính xác; hành vi bán, lưu thông trên thị trường sim thuê bao 2 đã được nhập sẵn thông tin thuê bao, kích hoạt sẵn dịch vụ di động cho sim thuê bao.
Theo ông Nguyễn Phong Nhã, Phó cục trưởng Cục Viễn thông, các thuê bao di động đang hoạt động bị sai thông tin cần phải bảo đảm chuẩn hóa theo Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trước ngày 31/3 tới. Nếu không chuẩn hóa, thuê bao di động sẽ bị khóa theo quy định.
Với các thuê bao sai thông tin, nhà mạng sẽ thông báo liên tục trong ít nhất 5 ngày, mỗi ngày ít nhất một lần yêu cầu cá nhân, tổ chức thực hiện lại việc giao kết hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung.
Trường hợp cá nhân, tổ chức không thực hiện theo yêu cầu, nhà mạng sẽ tạm dừng cung cấp dịch vụ viễn thông một chiều sau 15 ngày kể từ ngày đầu tiên gửi thông báo. Sau 15 ngày tiếp theo, thuê bao sẽ bị tạm dừng cung cấp dịch vụ viễn thông 2 chiều nếu không thực hiện.
Sau 30 ngày kể từ ngày tạm dừng cung cấp dịch vụ viễn thông 2 chiều, nếu cá nhân, tổ chức không thực hiện sẽ bị thanh lý hợp đồng, chấm dứt cung cấp dịch vụ viễn thông.
Nước ta hiện có 127 triệu thuê bao di động, 3 nhà mạng lớn là Viettel, MobiFone và VinaPhone chiếm 96% thị phần. Trong số này, hơn 3,5 triệu thông tin thuê bao chưa trùng khớp với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Lãnh đạo Cục Viễn thông cho biết, việc chuẩn hóa thông tin thuê bao sẽ giúp hoạt động dịch vụ viễn thông lành mạnh, hiệu quả hơn, góp phần ổn định trật tự xã hội, kịp thời ngăn chặn, xử lý các hành vi sử dụng sim điện thoại có thông tin đăng ký không đúng quy định thực hiện hành vi lừa đảo, quảng cáo sai sự thật, thiếu văn hoá, trái với thuần phong mỹ tục.
Trước đó, từ tháng 3/2022, các doanh nghiệp viễn thông và 39 điểm ủy quyền bị xử phạt tổng số tiền 3 tỷ đồng. Các lỗi vi phạm, như tình trạng sim đã đăng ký sẵn thông tin thuê bao, sim có đầy đủ thông tin thuê bao khi chuyển quyền sử dụng cho cá nhân khác không cập nhật theo quy định…

-
iPhone 17 Air siêu mỏng nhưng đánh đổi nhiều tính năng -
Doanh nghiệp mất 10 năm để tham gia vào chuỗi cung ứng của Intel -
Cú hích SpaceX trên thị trường viễn thông Việt Nam -
VNPT cung cấp gói cước Internet tốc độ tối thiểu 300Mbps -
iOS 18.4 có gì mới? -
Trải nghiệm tiện lợi, nhanh chóng với dịch vụ công trực tuyến tại cửa hàng MobiFone -
Khuynh hướng đánh giá nhân sự bằng phân tích dữ liệu
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Công nghệ - Viễn thông - Chuyển đổi số
-
Stown Gateway đón đầu làn sóng tăng trưởng hạ tầng tại cửa ngõ Bắc Sài Gòn