-
Biwase ra mắt 5 công ty con để hướng tới phát triển Tập đoàn -
Chủ tịch Nguyễn Đức Tài đăng ký bán 1 triệu cổ phiếu Thế giới Di động -
Công ty cổ phần Thủy điện Hủa Na: Hàng mới kém hấp dẫn trên HoSE -
Saigontel lý giải việc lợi nhuận sau kiểm toán bán niên 2024 giảm 5,2 tỷ đồng -
Phát triển Đô thị Kinh Bắc huy động thành công 1.000 tỷ đồng trái phiếu, lãi suất 10,5%/năm -
Hoàng Anh Gia Lai đã trả thêm được 100 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn năm 2026
Theo đó, ông Doãn Chí Thiên, trợ lý Tổng giám đốc đăng ký bán 4,99 triệu cổ phiếu để giảm sở hữu từ 6,88% về còn 3,1% vốn điều lệ, giao dịch dự kiến thực hiện từ 23/9 đến 22/10.
Ông Thiên cũng chính là con trai ông Doãn Tới, Tổng giám đốc Công ty. Tổng giám đốc đang là người sở hữu cổ phiếu lớn nhất với tỷ lệ 56,48% vốn điều lệ.
Trước đó không lâu, từ 15/7 đến 9/8, ông Đỗ Lập Nghiệp, Chủ tịch HĐQT bán ra 450.000 cổ phiếu để giảm sở hữu từ 469.000 cổ phiếu (0,37% vốn điều lệ) về 19.000 cổ phiếu (0,01% vốn điều lệ).
Cổ phiếu ANV có dấu hiệu hình thành mô hình hai đỉnh, đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước (Nguồn: FireAnt). |
Xét theo đồ thị tuần của cổ phiếu ANV, từ 30/3/2020 đến 13/6/2022, cổ phiếu ANV tăng 423% từ 12.190 đồng lên 63.700 đồng/cổ phiếu. Tuy nhiên, từ 13/6/2022 tới nay, cổ phiếu có dấu hiệu hình thành mô hình hai đỉnh, đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước và liên tục lãnh đạo cấp cao của công ty bán ra cổ phiếu vùng giá cao.
Thêm nữa, thanh khoản cổ phiếu có dấu hiệu đạt đỉnh từ tháng 5 đến tháng 6/2022, sau đó có dấu hiệu suy giảm mạnh.
Nam Việt đạt lợi nhuận kỷ lục trong 6 tháng đầu năm 2022
Trong quý II/2022, Nam Việt ghi nhận doanh thu đạt 1.294,52 tỷ đồng, tăng 20,5% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế đạt 240,69 tỷ đồng, tăng 913,9% so với cùng kỳ. Trong đó, biên lợi nhuận gộp cải thiện từ 12,9% lên 35,1%.
Trong kỳ, lợi nhuận gộp tăng 229% so với cùng kỳ, tương ứng tăng thêm 316,5 tỷ đồng lên 454,7 tỷ đồng; doanh thu tài chính tăng 130,4%, tương ứng tăng thêm 9,39 tỷ đồng lên 16,59 tỷ đồng; chi phí tài chính tăng 43,8%, tương ứng tăng thêm 13,75 tỷ đồng lên 45,13 tỷ đồng; chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tăng 66,4%, tương ứng tăng thêm 61,68 tỷ đồng lên 154,56 tỷ đồng và các hoạt động khác biến động không đáng kể.
Nam Việt cho biết, trong quý II, sản lượng và giá bán đều tăng so với cùng kỳ.
Lũy kế trong 6 tháng đầu năm, Nam Việt ghi nhận doanh thu đạt 2.513,7 tỷ đồng, tăng 41,2% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế đạt 447,32 tỷ đồng, tăng 411% so với cùng kỳ.
Trong năm 2022, Nam Việt đặt kế hoạch tổng doanh thu 4.900 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 1.000 tỷ đồng. Như vậy, kết thúc 6 tháng đầu năm với lợi nhuận trước thuế đạt 509,9 tỷ đồng, Công ty hoàn thành 51% kế hoạch lợi nhuận năm.
Xét về dòng tiền, trong 6 tháng đầu năm, Nam Việt ghi nhận dòng tiền kinh doanh chính dương 470,8 tỷ đồng so với cùng kỳ âm 70,4 tỷ đồng. Ngoài ra, dòng tiền đầu tư âm 414,99 tỷ đồng và dòng tiền tài chính âm 83,4 tỷ đồng.
Tính tới 30/6/2022, tổng tài sản của Nam Việt tăng 13,7% so với đầu năm lên 5.554,7 tỷ đồng. Trong đó, tài sản chủ yếu tồn kho đạt 1.963 tỷ đồng, chiếm 35,3% tổng tài sản; tài sản cố định đạt 1.120,9 tỷ đồng, chiếm 20,2% tổng tài sản; tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn đạt 860,1 tỷ đồng, chiếm 15,5% tổng tài sản; tài sản dở dang dài hạn đạt 832,8 tỷ đồng, chiếm 15% tổng tài sản và các tài sản khác.
Trong kỳ, tồn kho tăng 10,3% so với đầu năm, tương ứng tăng thêm 183,4 tỷ đồng lên 1.963 tỷ đồng; tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn tăng 24,8%, tương ứng tăng thêm 170,9 tỷ đồng lên 860,1 tỷ đồng …
Ngoài ra, tính tới cuối quý II, tổng nợ vay ngắn hạn và dài hạn tăng 5,3% so với đầu năm, tương ứng tăng thêm 108,2 tỷ đồng lên 2.156 tỷ đồng và chiếm 38,8% tổng nguồn vốn.
Chu kỳ ngành cá tra ngắn
Được biết, cá tra là loại cá rất dễ nuôi với chu kỳ ngắn, vòng đời trung bình một lứa dao động từ 6 - 8 tháng, tuỳ vào kích cỡ và thị trường xuất khẩu mục tiêu. Do thời gian thả nuôi ngắn nên khi giá xuất khẩu cao, nhiều người đồng loạt thả nuôi và khi giá giảm, họ lại trì hoãn thả nuôi. Chính vì vậy, chu kỳ ngành cá tra phổ biến là 2 - 3 năm.
Trong chu kỳ năm 2018, nhóm xuất khẩu cá tra đạt đỉnh lợi nhuận nhờ giá xuất khẩu tăng cao và nhu cầu tiêu thụ lớn. Giá bán cao đã thúc đẩy người dân thả nuôi ồ ạt, tình trạng dư cung diễn ra và nhóm xuất khẩu cá tra chạm đáy lợi nhuận vào năm 2020.
Sự khác biệt lớn nhất giữa hai thời điểm đỉnh cao của ngành cá tra năm 2018 và 2022 là biến động giá thức ăn chăn nuôi, vốn chiếm 75 - 80% giá thành cá tra.
Năm 2018, giá thức ăn chăn nuôi duy trì mặt bằng thấp, người dân tăng cường nuôi cá. Giai đoạn cuối năm 2021 và đầu năm 2022, giá thức ăn chăn nuôi tăng cao, hiện tượng thả nuôi không còn ồ ạt như trước. Nhờ nhu cầu tiêu thụ tăng vọt, nguồn cung giảm và giá bán cao bù đắp chi phí đầu vào, cùng với đó là một phần tồn kho giá thấp từ trước, các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra đã lấy lại đỉnh lợi nhuận, với biên lợi nhuận gộp mở rộng.
Lợi nhuận sau thuế và biên lợi nhuận gộp của một số doanh nghiệp xuất khẩu cá tra (Đơn vị: tỷ đồng). |
Cụ thể, 6 tháng đầu năm 2022, nhóm Vĩnh Hoàn, Nam Việt và I.D.I có biên lợi nhuận gộp lần lượt là 25%, 32,36% và 17,24%, cao hơn mức đỉnh năm 2018 (lần lượt là 22%, 20,94% và 15,75%); lợi nhuận gần bằng mức kỷ lục năm 2018.
Theo tìm hiểu, giá cá tra xuất khẩu đang giảm ở các thị trường lớn như Mỹ, Trung Quốc, điều này có thể ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của các doanh nghiệp, thậm chí bước vào giai đoạn suy giảm từ tháng 6/2022.
Đây được coi là yếu tố khiến nhà đầu tư vào cổ phiếu của doanh nghiệp xuất khẩu cá tra trở nên thận trọng, nhất là khi nhìn sang nhóm cổ phiếu thép. Trong quý I/2022, một loạt doanh nghiệp thép công bố lợi nhuận tăng kỷ lục, nhưng giá cổ phiếu sau đó giảm trên 20% so với đỉnh, bởi giá thép “quay đầu”. Kết quả kinh doanh quý II/2022 cho thấy, lợi nhuận nhóm cổ phiếu thép sụt giảm.
Thực tế, những nhà đầu tư chứng khoán lâu năm không chỉ nhìn vào kết quả kinh doanh trong quá khứ để đưa ra quyết định mua bán cổ phiếu, mà còn dự phóng bức tranh tài chính của doanh nghiệp nói riêng, ngành nói chung trong vòng 1 năm tới.
Một số quan điểm cho rằng, ngành xuất khẩu cá tra đã đi qua thời điểm thuận lợi nhất và dự phóng kết quả kinh doanh có thể bắt đầu suy giảm từ năm 2023.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 20/9, cổ phiếu ANV tăng 500 đồng lên 45.800 đồng/cổ phiếu.
-
Chủ tịch Nguyễn Đức Tài đăng ký bán 1 triệu cổ phiếu Thế giới Di động -
Mcredit công bố tình hình tài chính 6 tháng đầu năm 2024 -
Doanh thu DIC Corp giảm 186,52 tỷ đồng sau kiểm toán bán niên 2024 -
Công ty cổ phần Thủy điện Hủa Na: Hàng mới kém hấp dẫn trên HoSE -
Saigontel lý giải việc lợi nhuận sau kiểm toán bán niên 2024 giảm 5,2 tỷ đồng -
Phát triển Đô thị Kinh Bắc huy động thành công 1.000 tỷ đồng trái phiếu, lãi suất 10,5%/năm -
Hoàng Anh Gia Lai đã trả thêm được 100 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn năm 2026
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 7/9 -
2 Đề xuất quy hoạch sân bay Phú Quốc có công suất lên tới 18 triệu hành khách/năm -
3 Gói tín dụng 120.000 tỷ đồng: Chính phủ đã đồng ý nâng mức giảm lãi suất cho vay với người mua nhà -
4 Bộ Công thương lý giải việc điều chỉnh Quy hoạch Điện VIII -
5 Hơn 1 triệu tỷ đồng chờ bơm ra nền kinh tế: Kích tiêu dùng để đẩy tín dụng
- Nisshin Seifun Welna ra mắt sản phẩm tiêu dùng đa dạng tới người tiêu dùng Việt
- Gala Tiếng Việt thân thương 2024 “Lời quê hương - Lời sắt son”
- TTC AgriS góp mặt trong Top 500 Fortune Đông Nam Á, tiếp tục khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế
- Tiềm năng từ “đòn bẩy kép” đầu tư của Lagoona Bình Châu Resort Village
- CME Solar Investment và Vista Global - Samsung C&T hợp tác phát triển năng lượng mặt trời áp mái tại Việt Nam
- Phùng Quốc Đức - CEO XHOME Sài Gòn: Khi con người là nền tảng để tăng trưởng