
-
Hỗ trợ nhà mạng xây dựng mạng lưới 5G
-
Chuyên gia an ninh mạng: Cảnh giác với các ứng dụng chỉnh sửa ảnh bằng AI
-
Công nghiệp an ninh mạng tìm đường xuất khẩu
-
ASUS mở đặt hàng trước loạt laptop AI chuẩn Copilot+PC mới tại Việt Nam
-
Phát hiện 30 trang web giả mạo các sàn thương mại điện tử -
CEO Viettel tại Campuchia: Chúng tôi muốn đem đến ý nghĩa mới cho kết nối trong viễn thông
Grab đã ứng dụng chuyển đổi số rất mạnh mẽ trong việc mở rộng kinh doanh. |
Hóa giải thách thức của từng ngành
Tencent Holdings cho biết, đang thử nghiệm tích hợp dịch vụ AI của DeepSeek vào Weixin (phiên bản quốc tế WeChat - siêu ứng dụng phổ biến nhất Trung Quốc), nhằm nâng cao trải nghiệm người dùng trên các dịch vụ như mạng xã hội, thanh toán điện tử và gọi xe.
Theo đại diện Tencent, người dùng có thể trải nghiệm DeepSeek-R1 - mô hình AI suy luận nguồn mở, hoàn toàn miễn phí, giúp họ có thêm công cụ tìm kiếm đa dạng và thông minh hơn.
Được biết, DeepSeek-R1 do công ty khởi nghiệp DeepSeek phát triển và ra mắt ngày 20/1/2025, đã thu hút sự chú ý cả trong và ngoài Trung Quốc. Mô hình này được đánh giá có khả năng tương đương với các sản phẩm từ OpenAI, Anthropic và Google, nhưng với chi phí đào tạo thấp hơn đáng kể.
Việc tích hợp DeepSeek vào Weixin giúp AI tiếp cận 1,3 tỷ người dùng hàng tháng - những người sử dụng ứng dụng này để trò chuyện, xem video, chuyển tiền và mua sắm. Động thái trên không chỉ giúp Tencent củng cố hệ sinh thái AI, mà còn tạo bước tiến quan trọng trong việc phổ cập AI vào đời sống hàng ngày của hàng tỷ người dùng.
Ngoài ra, trong hai tuần qua, hơn một chục hãng xe, bao gồm BYD - nhà sản xuất xe điện hàng đầu Trung Quốc, đã công bố kế hoạch phát triển các mẫu xe tích hợp AI DeepSeek.
Các nhà sản xuất xe điện (EV) Trung Quốc đang đẩy mạnh tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) của DeepSeek nhằm bổ sung các tính năng kỹ thuật số tiên tiến, trong bối cảnh thị trường ô tô ngày càng cạnh tranh khốc liệt.
Theo Phate Zhang, nhà sáng lập nền tảng dữ liệu EV CnEVPost, có trụ sở tại Thượng Hải, cuộc đua mới trong ngành ô tô không chỉ xoay quanh hiệu suất động cơ hay công nghệ pin, mà còn là khả năng thu hút tài xế và hành khách bằng các trợ lý AI tiên tiến. Thậm chí, các chuyên gia còn cho rằng, những mẫu xe không trang bị DeepSeek có thể mất thị phần hoặc bị loại khỏi thị trường.
Việc ứng dụng AI DeepSeek trong xe điện ngoài việc giúp nâng cao trải nghiệm lái xe, còn giúp cải thiện các hệ thống hỗ trợ người lái tiên tiến (ADAS) và thông tin giải trí trên xe.
Trong cuộc đua đổi mới này, AI đang trở thành yếu tố then chốt giúp các hãng xe Trung Quốc gia tăng lợi thế cạnh tranh và giành thị phần trên thị trường xe điện toàn cầu.
DeepSeek là một công ty start-up và nền tảng nghiên cứu AI tiên tiến, chuyên phát triển mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo hiện đại. Có trụ sở tại Trung Quốc, DeepSeek đang cạnh tranh trực tiếp với những “ông lớn” như OpenAI, Google DeepMind và Meta. Dù mới thành lập hơn một năm, vào cuối năm 2023, bởi Liang Wenfeng, nhưng công ty đã ra mắt nhiều mô hình AI ấn tượng, nổi bật nhất là DeepSeek R1 và DeepSeek R1 Zero.
Với ngành công nghiệp AI đang phát triển và được định giá hơn 70 tỷ USD cùng hệ sinh thái năng động gồm hơn 4.300 công ty, Trung Quốc Quốc sử dụng AI để giải quyết các thách thức cụ thể của từng ngành, đồng thời cho thấy sự phức tạp trong việc mở rộng đổi mới AI một cách có trách nhiệm.
Mặc dù có thể không phù hợp với mọi thị trường, mô hình phát triển kinh tế số, kinh doanh trên các nền tảng số của Trung Quốc có thể mang lại những bài học quý giá về việc thúc đẩy đổi mới theo từng ngành và tích hợp AI vào các hệ sinh thái phức tạp.
“Kế hoạch phát triển AI thế hệ mới” được Trung Quốc ra mắt vào năm 2017 đặt ra các mục tiêu đầy tham vọng, trong đó, định vị AI là động lực cốt lõi của chuyển đổi kinh tế vào năm 2025 và biến Trung Quốc trở thành trung tâm toàn cầu về đổi mới AI năm 2030.
Kế hoạch này phản ánh sự chú trọng dài hạn, bao gồm việc cân bằng giữa đổi mới và an toàn thông qua các quy định thích ứng.
Những khung chính sách này cho phép doanh nghiệp thử nghiệm ứng dụng AI, kinh doanh trên nền tảng số, điều chỉnh phù hợp với nhu cầu đặc thù của từng ngành công nghiệp, trong khi vẫn đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc đạo đức.
Tại Việt Nam, không hiếm mô hình kinh tế nền tảng dù được khởi phát từ nước ngoài hay trong nước cũng đã phát triển nhanh trong thời gian qua. Các mô hình, chủ thể kinh doanh đã sử dụng nền tảng số để thực hiện giao dịch, kết nối khách hàng. Những dịch vụ này bao gồm cả dịch vụ nền tảng số trực tiếp của các chủ thể kinh doanh (thông qua các app riêng của họ) và dịch vụ nền tảng số trung gian. Trong số đó, có một vài tên tuổi đã và đang trở thành “siêu ứng dụng” hàng đầu châu Á.
Trong đó, Grab Việt Nam được các nhà hoạch định chính sách coi là điển hình của kinh tế nền tảng tại Việt Nam vì tốc độ tiên phong kinh doanh dựa vào công nghệ.
Tên công ty đã trở thành một “thuật ngữ” khá phổ biến với người dân Việt Nam khi nói đến dịch vụ gọi xe công nghệ. Như dịch vụ di chuyển (GrabTaxi, GrabCar, GrabBike), giao hàng (GrabExpress), giao đồ ăn (GrabFood), đi siêu thị và đi chợ online (GrabMart)…
Năm 2018, Grab chính thức công bố một phần trong chiến lược nền tảng mở để trở thành siêu ứng dụng cho cuộc sống hằng ngày đầu tiên tại Đông Nam Á, mang tên GrabPlatform - một loạt giao diện lập trình ứng dụng (API). Grab đã bổ sung nhiều dịch vụ được sử dụng thường xuyên trong cuộc sống vào ứng dụng Grab thông qua sự kết hợp cùng các đối tác cao cấp nhất trong từng ngành, những người có thể sử dụng GrabPlatform để tích hợp Grab với các dịch vụ của họ.
Các đối tác cũng có thể mở rộng hoạt động của mình khắp Đông Nam Á một cách hiệu quả nhờ tận dụng cơ sở người dùng và kênh phân phối rộng khắp của Grab. GrabPlatform cũng cho phép các đối tác truy cập vào các tính năng công nghệ của Grab như logistics và thanh toán.
Khi đó, ông Anthony Tan, CEO và đồng sáng lập Grab chia sẻ, GrabPlatform mở rộng thêm nhiều giá trị kinh tế cho cả khu vực Đông Nam Á, nhiều hơn cả những gì chúng ta có thể tự tạo cho chính mình. Dịch vụ tích hợp đầu tiên trên GrabPlatform giữa Grab với đối tác HappyFresh - nhà cung cấp hàng tạp hóa số 1 Đông Nam Á là GrabFresh.
Từ tháng 7/2018, Grab đã mở rộng hoạt động của mình vào lĩnh vực chi tiêu gia đình lớn nhất trong khu vực và tiến thêm một bước nữa trên hành trình trở thành siêu ứng dụng cho cuộc sống.
Ông Anthony Tan cho hay, Đông Nam Á được dự đoán là nền kinh tế lớn thứ 4 thế giới trước năm 2050. Ngày càng nhiều người dân gia nhập vào tầng lớp trung lưu, hạ tầng công nghệ ngày càng phát triển, đòi hỏi doanh nghiệp phải đổi mới, thích ứng nhanh chóng để nắm bắt cơ hội. Sự kết hợp giữa những giá trị của Grab với kinh nghiệm chuyên môn của các đối tác sẽ giúp cả Grab và đối tác tăng trưởng một cách hiệu quả và nhanh chóng phục vụ cuộc sống hàng ngày của nhiều người dân khu vực này.
Chiến lược siêu địa phương hóa
Ông Alejandro Osorio, Giám đốc điều hành Grab Việt Nam cho biết, trong 10 năm qua, Grab không ngừng mở rộng và phát triển tại Việt Nam, khẳng định niềm tin mạnh mẽ vào chuyển đổi số và tạo ra nhiều tác động tích cực đối với người dân và nền kinh tế.
Chiến lược siêu địa phương hóa chính là chìa khóa thúc đẩy tăng trưởng và duy trì vị thế của tên tuổi này. Một trong những lợi thế đặc biệt, được coi là bí quyết thành công của Grab, chính là khả năng đổi mới cùng hệ sinh thái đa dạng dịch vụ, đáp ứng nhiều nhu cầu sử dụng khác nhau của nhiều phân khúc người dùng mọi lúc, mọi nơi. Đặc biệt, việc không ngừng cải tiến công nghệ dựa trên dữ liệu thực tế và sự thấu hiểu sâu sắc về địa phương đã giúp Grab tối ưu hóa hiệu quả vận hành, mang đến trải nghiệm tốt nhất, trong thời gian ngắn nhất cho cả người dùng và đối tác.
“Grab có một vị thế độc đáo không chỉ ở Việt Nam, mà trên toàn khu vực, là một công ty luôn nỗ lực gắn kết lợi ích của mình với lợi ích của các đối tác một cách chặt chẽ. Điều này giúp việc ra quyết định khác biệt, bảo đảm sự bền vững cho các đối tác”, ông Alejandro Osorio nói.
Cũng theo ông Alejandro Osorio, thị trường Việt Nam vẫn còn dư địa tăng trưởng đáng kể, khi mức độ thâm nhập của các dịch vụ số còn hạn chế, ngay cả tại các đô thị lớn. Chiến lược trong tương lai của tên tuổi này tại Việt Nam vẫn xoay quanh 3 chân kiềng là người dân, thành thị và đổi mới sáng tạo.
Đầu tiên là người dân. Grab tập trung vào việc mở rộng khả năng tiếp cận và phục vụ người dùng, đối tác với danh mục dịch vụ ngày càng đa dạng. Doanh nghiệp này cam kết sẽ tiếp tục đẩy mạnh các sáng kiến số, đồng thời thúc đẩy phổ cập kiến thức và kỹ năng số cho đối tác Grab và cộng đồng thông qua các chương trình hợp tác công - tư.
Với yếu tố thành thị, Grab tiếp tục hỗ trợ nhu cầu di chuyển liền mạch của người dân thông qua các dịch vụ kết nối chặng đầu - chặng cuối trong bối cảnh Chính phủ đang đẩy mạnh phát triển hạ tầng giao thông công cộng, đưa các tuyến metro vào vận hành.
Cuối cùng là yếu tố đổi mới sáng tạo. Grab có mục tiêu hỗ trợ sự phát triển của hệ sinh thái công nghệ tại Việt Nam, với kế hoạch mở rộng năng lực R&D, qua đó nuôi dưỡng và phát triển các tài năng công nghệ trong nước.
Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM) khuyến nghị, tư duy quản lý và hệ thống pháp luật cũng dần được đổi mới để thích ứng với xu hướng chuyển đổi số, tạo thuận lợi cho sự phát triển của kinh tế nền tảng.
TS. Nguyễn Minh Thảo, Trưởng Ban nghiên cứu môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh (CIEM) cho rằng, để tạo động lực phát triển mạnh mẽ các dịch vụ kinh doanh nền tảng và kinh tế số, hệ thống chính sách và pháp luật về kinh tế số, cần hướng tới hỗ trợ doanh nghiệp, giảm thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian cấp phép các sản phẩm, dịch vụ công nghệ mới... Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát (regulatory sandbox) là một khuyến nghị luôn được đề xuất khi bàn đến khung khổ chính sách cho công nghệ và đột phá.

-
Công cụ hỗ trợ nắm bắt cơ hội kinh doanh nền tảng -
iPhone 17 Pro Max lộ diện với thiết kế camera mới lạ -
YouTube sắp ra mắt gói Premium Lite với giá rẻ hơn -
Giải bài toán 30.000 nhân lực ngành game -
ChatGPT vượt mốc 400 triệu người dùng hoạt động hàng tuần -
Chuyên gia an ninh mạng: Cảnh giác với các ứng dụng chỉnh sửa ảnh bằng AI -
Công nghiệp an ninh mạng tìm đường xuất khẩu
-
Triển lãm đóng tàu quốc tế Vietship 2025 có quy mô 200 gian hàng
-
Bệnh viện TNH Việt Yên tiếp nhận bệnh nhân khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế thông tuyến từ ngày 1/3/2025
-
Sau “ông lớn” Techcombank Sinh lời tự động, nhiều nhà băng ồ ạt chạy theo xu hướng mới này
-
Techcombank 3 năm liên tiếp đạt chứng nhận Nơi làm việc xuất sắc bởi Great Place To Work
-
COCO SOLAR cùng các đối tác "bắt tay" cung cấp giải pháp lắp đặt và trả chậm điện mặt trời
-
Schneider Electric khánh thành Phòng đào tạo xuất sắc đầu tiên