
-
MobiFone vận hành thông suốt hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính
-
Vietnam Post bố trí 8.000 nhân viên hỗ trợ giải quyết thủ tục hành chính tại xã, phường
-
Huawei cùng các đối tác khám phá các cơ hội tăng trưởng mới
-
Việt Nam lần đầu có sàn giao dịch khoa học và công nghệ
-
MobiFone đảm bảo vận hành thông suốt hệ thống công nghệ phục vụ người dân Hà Nội -
VNPT “giữ cửa - canh dữ liệu" phục vụ mô hình chính quyền 2 cấp từ 1/7/2025
![]() |
Công nghệ tự động thu thập thông tin phòng cháy, chữa cháy rừng và ứng dụng DNA mã vạch (DNA Barcode) trong công tác quản lý giống cây là giải pháp công nghệ thông minh hỗ trợ phát triển ngành Lâm nghiệp đã được đề cập. |
Theo GS. Vương Văn Quỳnh, Đại học Lâm nghiệp, hiện nay, Việt Nam đã có những hệ thống, thiết bị ứng dụng công nghệ thông minh trong việc bảo vệ rừng và phát triển rừng.
Phân tích rõ hơn vấn đề này, tại hội thảo “Lâm nghiệp Việt Nam với cách mạng công nghiệp 4.0: Ứng dụng công nghệ cao trong bảo vệ và phát triển rừng” , do Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phối hợp với Công ty cổ phần ADPEX tổ chức vừa qua, ông Quỳnh cho biết, trong lĩnh vực bảo vệ rừng, hiện đã có hệ thống tự động thu thập thông tin phòng cháy, chữa cháy rừng và phòng chống dịch bệnh cây rừng.
“Trước đây phòng cháy, chữa cháy dự báo bằng thủ công nhưng nhờ hệ thống tự động thu thập thông tin ở các khu rừng dễ cháy, tích hợp số liệu về rừng,… Khi có nguy cơ cháy rừng cao, hệ thống cũng tự động xây dựng các biện pháp phòng cháy ở từng khu rừng và gửi đến các đơn vị quản lý rừng. Nếu có cháy, hệ thống cũng tự động xây dựng phương án chữa cháy rừng cho từng khu rừng, từng trạng thái rừng một cách hiệu quả nhất. Phương án cũng sẽ được chuyển ngay đến cho các lực lượng chuyên môn tham gia chữa cháy” ông Quỳnh chia sẻ.
Cùng chia sẻ vấn đề ứng dụng công nghệ thông minh hỗ trợ phát triển ngành Lâm nghiệp tại hội nghị , PGS.TS. Hà Văn Huân, Đại học Lâm nghiệp cho biết, một ứng dụng công nghệ cao khác là ứng dụng DNA mã vạch (DNA Barcode) trong công tác quản lý giống cây lâm nghiệp và lâm sản.
“DNA Barcode được xem là một công nghệ mới, giải pháp mới rất có hiệu quả trong công tác quản lý: chất lượng; nguồn gốc, xuất xứ, chỉ dẫn địa lý; bảo hộ thương mại, bản quyền sản phẩm. Bởi căn cứ vào ngân hàng dữ liệu gen quốc tế và Việt Nam, DNA barcode giúp có thể nhận diện, phân biệt sinh vật này với sinh vật khác; sản phẩm này với sản phẩm khác”, ông Huân cho hay.
Về phía đại diện cơ quan nhà nước, ông Phạm Hồng Lượng, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính, Tổng cục Lâm nghiệp cũng cho ý kiến, vừa qua Luật Lâm nghiệp được Quốc hội khóa XIV thông qua, trong đó có một chương về khoa học công nghệ; trong đó có các chính sách khuyến khích phát triển khoa học công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng, sinh học, chế biến gỗ…
Với các chính sách cụ thể dưới Luật sẽ góp phần đẩy nhanh quá trình nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao những tiến bộ về khoa học công nghệ trong lâm nghiệp thời gian tới.

-
MobiFone đảm bảo vận hành thông suốt hệ thống công nghệ phục vụ người dân Hà Nội -
VNPT “giữ cửa - canh dữ liệu" phục vụ mô hình chính quyền 2 cấp từ 1/7/2025 -
Đăng ký gói cước, nhận ngay voucher: Ưu đãi kép dành riêng cho thuê bao MobiFone -
“Vòi bạch tuộc” sim rác, cuộc gọi rác vẫn hoành hành -
Sẽ có gần 70.000 trạm BTS 5G, phủ sóng tới 90% dân số Việt Nam -
MobiFone triển khai hệ thống giải quyết thủ tục hành chính cho tỉnh Thái Nguyên -
Tạo nền móng hợp tác công - tư trong khoa học công nghệ
-
Bệnh viện FV: Bệnh nhân được BHYT chi trả 100% quyền lợi khi khám, chữa bệnh
-
Sun Casa Square đẩy mạnh thi công, dự kiến bàn giao vào cuối năm 2025
-
DXMD Việt Nam tiếp tục ghi danh vào Top 10 sàn giao dịch bất động sản xuất sắc Việt Nam
-
Câu lạc bộ Doanh nhân Sài Gòn chính thức đổi tên thành Hội doanh nhân Sài Gòn
-
Từ quầy hàng nhỏ đến doanh nghiệp bài bản: VPBank tiếp sức đúng lúc, đồng hành dài lâu
-
Giải pháp phát triển bền vững toàn diện cho doanh nghiệp trong kỷ nguyên mới