Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 20 tháng 04 năm 2024,
Công nghệ và nguồn lực: Cơ hội từ nhu cầu năng lượng gia tăng
Linh Mai - 03/12/2014 22:01
 
Thông qua việc cung cấp các công nghệ hiện đại nhất trong lĩnh vực dầu khí, Tập đoàn GE ngày càng khẳng định cam kết mạnh mẽ của mình đối với chiến lược “Từ doanh nghiệp tới quốc gia” tại Việt Nam. 
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
HTL được chọn làm nhà thầu EPC cho Điện gió Tây Nguyên
Công nghệ tiên tiến góp phần giảm chi phí khám chữa bệnh
Hàng không dân dụng Việt Nam tăng tốc cho tương lai
Nâng cao hiệu quả quản lý năng lượng điện Việt Nam

Bức tranh ngành công nghiệp dầu khí

Trong những năm gần đây, có thể thấy rõ rằng nhu cầu sử dụng xăng dầu và khí tại Việt Nam đang tăng nhanh.

   
 

GE Oil & Gas đã cung cấp nhiều thiết bị công nghệ hiện đại và dịch vụ cho một số dự án tại Việt Nam

 

Theo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), sản lượng khai thác dầu của Việt Nam sẽ đạt mức 420.000 thùng dầu một ngày trong năm 2014. Mức điểm đỉnh này cho thấy tốc độ tăng trưởng về sản lượng khai thác dầu ở mức 3,7% trong giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2014.

Cho tới thời điểm này, Nhà máy Lọc dầu Dung Quất (Quảng Ngãi) là nhà máy lọc dầu duy nhất đang hoạt động trên cả nước. Nhưng số lượng nhà máy lọc dầu sẽ tăng lên do hai nhà máy lọc dầu khác là Nghi Sơn và Vũng Rô đang được xây dựng tại Thanh Hóa và Phú Yên, nhằm đáp ứng nhu cầu nhiên liệu đang gia tăng trên thị trường nội địa.

Ngoài ra, Chính phủ cũng đã thông qua kế hoạch tăng gấp đôi công suất của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất và hiện đang xem xét khả năng cấp phép cho Tập đoàn PTT của Thái Lan xây dựng một nhà máy lọc dầu có tổng vốn đầu tư dự kiến hơn 20 tỷ USD tại Bình Định.

Về thị trường khí, tổng mức tiêu thụ khí của Việt Nam đã tăng trung bình 13,68%/năm trong giai đoạn 2005-2009. Trong năm 2013, PVN cho biết, sản lượng khai thác khí tự nhiên là 9,2 tỷ m3. Phần lớn lượng khí khai thác được sử dụng cho các nhà máy nhiệt điện khí tại phía Nam. Phần còn lại được dùng cho các nhà máy sản xuất phân bón và các ngành công nghiệp khác.

Sản lượng khí có khả năng sẽ tăng mạnh trong thời gian tới. Vào năm 2011, Chính phủ Việt Nam đã đặt mục tiêu phát triển ngành công nghiệp khí đến năm 2025, trong đó, sản lượng khai thác năm 2015 được dự tính sẽ là 14 tỷ m3/năm. Con số này trong giai đoạn từ 2016-2025 sẽ dao động từ 15 -19 tỷ m3/năm.

Để đảm bảo hệ thống cơ sở hạ tầng cho phát triển ngành khí, Chính phủ Việt Nam cũng đã có kế hoạch xây dựng một mạng lưới cơ sở hạ tầng cho ngành công nghiệp khí tại khu vực phía Nam, cùng với đó là một hệ thống dẫn khí toàn quốc nối các khu vực Bắc, Trung và Nam với nhau.

Chắc chắn rằng, nhu cầu về khí sẽ tăng mạnh trong thời gian tới khi ngày càng có nhiều dự án điện khí được xây dựng tại Việt Nam. Ví dụ như Tập đoàn ExxonMobil của Mỹ đang lên kế hoạch xây dựng một trung tâm nhiệt điện và xử lý khí với tổng vốn đầu tư khoảng 20 tỷ USD tại miền Trung. ExxonMobil đang hợp tác với PVN để tìm kiếm một địa điểm thích hợp cho dự án tại Khu Kinh tế Dung Quất, gần với địa điểm Nhà máy Lọc dầu Dung Quất do PVN đang vận hành. Dự án này sẽ bao gồm nhà máy nhiệt điện với tổng công suất khoảng 4.000-5.000 MW và nhà máy xử lý khí.

Cam kết của GE

Kế hoạch phát triển ngành công nghiệp dầu khí của Việt Nam thực tế đã mang lại cơ hội lớn cho Tập đoàn GE của Mỹ khi tham gia vào quá trình này, dựa trên những công nghệ và thiết bị tiên tiến của Tập đoàn.

“GE Oil & Gas đã có một cam kết lâu dài tại thị trường Việt Nam. Chúng tôi không chỉ đầu tư vào cơ sở hạ tầng mà còn giúp nâng cao khả năng, trình độ của đội ngũ kỹ sư địa phương thông qua các khóa đào tạo kỹ năng và chuyển giao bí quyết”, ông Visal Leng, Tổng giám đốc Bộ phận Dầu khí tại khu vực châu Á của GE Oil & Gas nhận định.

Cũng phải nhắc lại, cuối năm ngoái, GE đã khai trương Trung tâm Kỹ thuật cao tại Việt Nam (VEC). Đây là một dấu mốc mới cho sự phát triển của Tập đoàn trong lĩnh vực dầu khí tại Việt Nam.

Được xây dựng tại quận 7 (TP.HCM), Trung tâm VEC cung cấp các dịch vụ thiết kế sản phẩm và ứng dụng cho lĩnh vực dầu khí tại Việt Nam và cả khu vực lân cận. Theo GE, tới đây, Trung tâm sẽ tuyển dụng khoảng 200 kỹ sư trên cả nước nhằm mở rộng mảng kinh doanh, thiết kế sản xuất và ứng dụng kỹ thuật trong khu vực.

“Việc thành lập VEC thể hiện rõ cam kết của GE là đưa năng lực cơ cở hạ tầng rộng lớn của chúng tôi đến Việt Nam trong chiến lược ‘từ doanh nghiệp tới quốc gia’. Chúng tôi phát hiện và hỗ trợ sự phát triển của các kỹ sư trẻ Việt Nam như là một ưu tiên quốc gia nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế,” ông Leng nói.

Hiện tại, VEC là đơn vị đầu tiên đảm nhiệm những công việc kỹ thuật xây dựng trong ngành dầu khí của GE tại Việt Nam. GE tin rằng, Trung tâm này cũng sẽ tạo ra rất nhiều kỹ sư Việt Nam lành nghề và giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực dầu khí cho cả khu vực.

Chúng tôi kỳ vọng sẽ tuyển dụng được 200 kỹ sư lành nghề trong những năm tới. Họ sẽ có cơ hội học hỏi, phát triển và nâng cao kỹ năng nghề nghiệp cùng với GE”, ông Leng nói.

Thực ra, trong vấn đề chia sẻ kiến thức, trung tâm kỹ thuật cao này không phải là ví dụ đầu tiên mà GE chia sẻ công nghệ hiện đại với các kỹ sư trong nước. Trong những năm qua, GE Oil & Gas đã tổ chức nhiều hội thảo về công nghệ tại Việt Nam, đề cập đến các hệ thống khoan và khai thác dầu, máy móc, đo lường và kiểm soát.

Hiện tại, GE Oil & Gas đã có sự hiện diện rất tốt tại Hà Nội và TP.HCM, tập trung vào các mảng kinh doanh máy móc công nghệ cao, thiết bị khoan và khai thác dầu và các dịch vụ hỗ trợ.

Tính đến nay, GE Oil & Gas đã cung cấp nhiều thiết bị công nghệ hiện đại và dịch vụ cho một số dự án tại Việt Nam, điển hình như Dự án Đường ống dẫn khí BP, Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, Tổ hợp Khí-điện-đạm Cà Mau và liên doanh với Vietsovpetro.

Vào năm 2010, GE một lần nữa nhấn mạnh cam kết của mình trong lĩnh vực dầu khí của Việt Nam thông qua việc ký kết biên bản ghi nhớ với PVN. Biên bản ghi nhớ này đưa ra các nguyên tắc về hợp tác lâu dài giữa hai công ty liên quan đến việc cung cấp các thiết bị dầu khí, dịch vụ và cả linh kiện nhằm tối ưu hóa giá trị của các dự án dầu khí ở Việt Nam.

Đặc biệt, biên bản ghi nhớ này cũng cung cấp khuôn khổ cho sự hợp tác trong tương lai, dựa trên các điều kiện và điều khoản hợp đồng đã được tiêu chuẩn hóa, cả các khu vực riêng dành cho sản xuất. Thêm vào đó, biên bản cũng đề cập đến tiềm năng hợp tác về công nghệ dầu khí, hỗ trợ kỹ thuật cho các dự án và đào tạo kỹ năng, bao gồm cả việc tiếp cận với các kỹ năng quản lý của GE như là “Lean” và “Six Sigma”.

Cho đến nay, có thể thấy việc thành lập VEC là lời khẳng định mạnh mẽ cho cam kết của GE đối với việc đóng một vai trò tích cực trong ngành dầu khí Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh đất nước đang thúc đẩy mạnh sự phát triển của ngành này nhằm đảm bảo an ninh năng lượng.

GE bổ nhiệm người Việt làm TGĐ GE Hải Phòng

GE bổ nhiệm người Việt làm TGĐ GE Hải Phòng

()  Tập đoàn General Electric (Mỹ) vừa bổ nhiệm bà Vũ Thu Trang làm Tổng Giám đốc nhà máy của hãng tại Hải Phòng.

General Motors có nữ CEO đầu tiên trong lịch sử

General Motors có nữ CEO đầu tiên trong lịch sử

Bà Mary Barra sẽ thay thế ông Dan Akerson để trở thành giám đốc điều hành mới của tập đoàn General Motors.

Việt Nam là thị trường quan trọng của GE

Việt Nam là thị trường quan trọng của GE

Bà Nguyễn My Lan, Tổng giám đốc điều hành của GE Việt Nam cho biết, sau 20 năm kinh doanh tại Việt Nam, Tập đoàn General Electric (GE) của Mỹ xác định, Việt Nam là một thị trường quan trọng trong khu vực châu Á và tiếp tục cam kết mở rộng hoạt động tại thị trường này trong thời gian tới.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư