-
Lợi nhuận công nghiệp của Trung Quốc tiếp tục trượt dài -
Alibaba cùng đối tác Hàn Quốc lập liên doanh thương mại điện tử 4 tỷ USD -
Trung Quốc cho phép địa phương dùng trái phiếu để đầu tư dự án -
Năm 2024, chứng khoán thế giới vẫn giữ nhịp tăng giữa bất ổn -
"Điểm mặt" các biến số điều hướng giá vàng năm 2025 -
Quốc hội Mỹ thông qua dự luật chi tiêu cho chính phủ, ngăn chặn nguy cơ đóng cửa
Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), các nhà sản xuất dầu mỏ của nước này đã tăng sản lượng lên tới 11,9 triệu thùng/ngày trong năm 2022. Ảnh: AFP |
Xuất đi 1,5 triệu thùng/ngày sang châu Âu
Phương Tây áp dụng hàng loạt đòn trừng phạt kinh tế Nga nhằm phản đối chiến dịch quân sự đặc biệt của Moscow tại Ukraine, xa lánh hầu hết các sản phẩm năng lượng của Moscow và thực hiện chiến dịch gây áp lực đối với doanh thu từ dầu mỏ của Điện Kremlin.
Trong bối cảnh đó, lượng dầu thô nhập khẩu tăng kỷ lục từ Mỹ đã trở thành "cứu cánh" cho châu Âu, giúp lấp đầy khoảng trống về nhu cầu dầu thô cần thiết để sản xuất xăng, dầu diesel và nhiên liệu máy bay.
Công ty theo dõi hoạt động tàu biển Kpler cho biết kể từ khi Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine vào cuối tháng 2/2022 đến nay, lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường biển trung bình hàng tháng đến châu Âu đã tăng 38% so với khoảng thời gian 12 tháng trước đó.
Một đội tàu chở dầu cỡ lớn đã tăng chuyến dầu thô từ Mỹ đến các nền kinh tế lớn nhất của Liên minh châu Âu (EU) như Đức, Pháp và Italia. Đơn cử, công suất hút của các chuyến tàu dầu từ Vùng Duyên hải Vịnh Mexico của Mỹ (Gulf Coast) đến châu Âu mà Công ty Kpler thống kê được là 1,53 triệu thùng mỗi ngày trong tháng 1/2023. Những tháng gần đây, châu Âu tiếp tục đón dòng dầu thô từ Mỹ nhiều hơn so với châu Á.
Tăng trưởng xuất khẩu dầu mỏ trong hơn 1 năm qua trở thành dấu mốc mới nhất trong quá trình hồi sinh của ngành công nghiệp dầu mỏ Mỹ sau nhiều năm xuất khẩu suy giảm.
Mỹ từng xuất khẩu dầu mỏ để hỗ trợ các nước đồng minh trong Chiến tranh thế giới thứ nhất và Chiến tranh thế giới thứ hai. Tuy nhiên, sản lượng xuất khẩu sau đó giảm xuống, cùng với sức ảnh hưởng giảm đi của ngành công nghiệp dầu mỏ Mỹ trên thị trường thế giới.
Phải đến khi công nghệ khai thác dầu đá phiến có bước tiến kỹ thuật mang tính cách mạng bằng việc sử dụng công nghệ kết hợp kỹ thuật nứt vỡ thủy lực với kỹ thuật khoan ngang (horizontal drilling) mới đưa Mỹ trở lại vị trí nhà sản xuất dầu mỏ hàng đầu thế giới. Đây là điều kiện thuận lợi giúp Mỹ có thể khai thác và sẵn sàng vận chuyển dầu đến các đối tác.
Theo Nhà Trắng, các chuyến hàng khí đốt tự nhiên của Mỹ đến châu Âu đã tăng hơn gấp đôi trong năm 2022, giúp các hộ gia đình và nhà sản xuất của châu Âu chống chọi với tình trạng thiếu hụt năng lượng sau khi Nga cắt giảm nguồn cung.
Giới phân tích cho rằng sản lượng dầu thô của Mỹ tăng cao đã giúp xoa dịu thị trường khi phương Tây đã hạn chế hầu hết hàng xuất khẩu của Nga bằng lệnh cấm và áp giá trần mới trong vài tháng trở lại đây.
"Mỹ đã trở lại vị trí quyền lực nhất trong ngành năng lượng thế giới kể từ những năm 1950", ông Daniel Yergin, Phó chủ tịch Tập đoàn tài chính S&P Global nhận xét. Chuyên gia này cũng cho rằng: "Ngành năng lượng Mỹ đang trở thành một trong những nền tảng cho an ninh năng lượng châu Âu".
Riêng với dầu mỏ, chênh lệch ngày càng lớn giữa giá dầu thô châu Âu và giá dầu thô Mỹ đã biến các chuyến hàng xuyên Đại Tây Dương sang lục địa này trở thành "cỗ máy" sinh lợi cho các nhà kinh doanh dầu mỏ của Mỹ và ngày càng nhiều nhà đầu cơ xuất hiện.
Trong khi hoạt động sản xuất tại các mỏ dầu Biển Bắc (North Sea) giữa Vương quốc Anh và Na Uy suy giảm dần, thì các công ty khai thác dầu mỏ của Mỹ lại gia tăng sản lượng và sản xuất gần mức kỷ lục 11,9 triệu thùng mỗi ngày trong năm 2022, theo Cơ quan Thông tin Năng lượng (EIA). Cơ quan này dự báo sản lượng khai thác dầu của Mỹ sẽ đạt kỷ lục trong năm nay và năm tới.
Thế nhưng, mặt trái của vấn đề trên là kéo giảm giá dầu thô WTI của Mỹ, gia tăng chênh lệch giá giữa dầu Brent và dầu WTI, theo ông Gus Vasquez, Trưởng bộ phận định giá dầu thô tại Công ty phân tích giá Argus Media.
Trong những tuần gần đây, các cơn bão mùa đông đã khiến các nhà máy lọc dầu của Mỹ bị tê liệt, nhiều nhà máy không thể đảm bảo công suất như bình thường. Sự gián đoạn này khiến trữ lượng dầu trong các kho dự trữ của Mỹ không ngừng tăng và hiện cao hơn 9% so với mức trung bình 5 năm mà các nhà quản lý dữ liệu liên bang ghi nhận được.
Trước khi chiến sự Nga - Ukraine nổ ra, giá dầu WTI thường thấp hơn khoảng 3 hoặc 4 USD/thùng so với giá dầu Brent và các nhà kinh doanh dầu mỏ xác định mức chênh lệch đó là đủ để trang trải chi phí vận chuyển từ Mỹ đến châu Âu và các chi phí khác. Tuy nhiên, mức chênh lệch giá đã tăng vọt và có thời điểm lên tới 10 USD/thùng khi chiến sự nổ ra và kèm với đó là xung đột kinh tế giữa Nga và phương Tây làm xáo trộn các tuyến đường vận chuyển và làm gia tăng nhu cầu về tàu chở dầu.
Thách thức mới của ngành công nghiệp dầu mỏ Mỹ
Theo dữ liệu thị trường mà Dow Jones tổng hợp vào cuối tuần trước, giá thô Brent giao kỳ hạn tháng 4/2023 đã cao hơn 6,84 USD/thùng so với giá dầu WTI. Chênh lệch giá đang khiến ngày càng nhiều nhà kinh doanh chuyển hướng vận chuyển dầu từ các mỏ đá phiến lớn như Permian (bang Texas) - lưu vực đá phiến lớn nhất nước Mỹ - thông qua một mạng lưới đường ống dẫn đến Vùng Duyên hải Vịnh Mexico của Mỹ.
Nhiều thùng dầu xuất khẩu đã được tập kết tại cảng Corpus Christi của bang Texas. Năm 2022, dầu thô xuất khẩu từ cảng Corpus Christi đạt trung bình gần 1,9 triệu thùng/ngày, chiếm hơn một nửa tổng lượng xuất khẩu dầu mỏ của Mỹ.
Cảng Corpus Christi có thể đón các tàu chở dầu cỡ lớn 1.100 feet (gọi tắt là tàu VLCC) vào làm hàng ở các cầu cảng, thay vì phải dùng các tàu cỡ nhỏ để vận chuyển, sang mạn tàu cỡ lớn ở ngoài khơi.
Thêm vào đó, các cảng dọc theo Vùng Duyên hải Vịnh Mexico của Mỹ đang mở rộng hạ tầng để đón những tàu dầu cỡ lớn trong những năm tới.
Thế nhưng, ngành công nghiệp dầu mỏ Mỹ được cho là đang gặp phải thách thức mới trong việc "cân đong" giữa phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
Gần đây các công ty khoan dầu đá phiến lớn của Mỹ thường chi trả lợi tức bằng tiền mặt nhiều hơn cho các cổ đông, thay vì đầu tư vào sản xuất và xu hướng này đe dọa sự tăng trưởng của ngành dầu đá phiến.
Trong khi đó, lệnh xuất kho khẩn cấp 180 triệu thùng dầu thô dự trữ của Tổng thống Mỹ Joe Biden được công bố vào tháng 3/2022, đã kết thúc. Còn Trung Quốc - quốc gia tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới - được dự báo sẽ tăng trưởng mạnh mẽ và nhu cầu dầu mỏ theo đó cũng tăng lên sau khi nước này bất ngờ gỡ bỏ các lệnh phong tỏa chống dịch Covid-19 vào cuối năm 2022.
Tại châu Âu, nhiều nhà hoạch định chính sách và doanh nghiệp đang kêu gọi ủng hộ phát triển năng lượng sạch, tương tự như kế hoạch chi tiêu ngân sách dành cho chống biến đổi khí hậu của Tổng thống Mỹ Biden, nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng của châu Âu và chấm dứt phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch.
Ông Gregory Brew, nhà phân tích năng lượng tại Công ty tư vấn rủi ro chính trị Eurasia Group, dự đoán: "Mỹ sẽ tiếp tục sản xuất dầu mỏ với số lượng lớn trong tương lai". Nhà phân tích này cho rằng, câu hỏi lớn hơn đặt ra là liệu châu Âu sẽ tự quyết định vấn đề ra sao, tiếp tục chần chừ chấm dứt sử dụng nhiên liệu hóa thạch hay đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang năng lượng tái tạo, năng lượng sạch.
-
Alibaba cùng đối tác Hàn Quốc lập liên doanh thương mại điện tử 4 tỷ USD -
Trung Quốc cho phép địa phương dùng trái phiếu để đầu tư dự án -
Xuất khẩu khí đốt của Nga sang châu Âu đạt mức tăng trưởng gần 20% -
Hàn Quốc: BoK khẳng định tiếp tục hạ lãi suất cơ bản trong năm 2025 -
Nga gia hạn lệnh cấm xuất khẩu gạo đến hết tháng 6/2025 -
Reuters: Trung Quốc dự tính phát hành trái phiếu kho bạc đặc biệt trị giá 411 tỷ USD -
Năm 2024, chứng khoán thế giới vẫn giữ nhịp tăng giữa bất ổn
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 28/12 -
2 Thủ tướng dự Hội nghị tổng kết năm 2024 và triển khai nhiệm vụ 2025 của ngành Kế hoạch và Đầu tư -
3 Vietnam Airlines, VNPT, TKV, PVN... trước thời điểm chia tay CMSC -
4 Đề xuất 2.545 tỷ đồng mở rộng Quốc lộ 14B; Làm rõ quy mô đầu tư cao tốc 25.058 tỷ đồng -
5 Nhà ga T3 Sân bay Tân Sơn Nhất đã hoàn thành 83%, khai thác dịp 30/4/2025
- Vinarice: Khát vọng nâng tầm hạt gạo Việt Nam
- Nhôm Grando được vinh danh giải Sao Vàng đất Việt 2024
- Cảng Container quốc tế Tân Cảng Hải Phòng đón TEU thứ 1.500.000
- Herbalife - Lan tỏa lối sống năng động từ Lễ hội đếm ngược đến đường chạy bán marathon
- Các địa phương áp dụng quy định mới về phân lô bán nền ra sao
- VinaLiving chính thức bàn giao các căn hộ nghỉ dưỡng cao cấp tại The Ocean Resort Quy Nhon by Fusion