-
Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Kon Tum thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 -
Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 -
Ban hành Nghị định quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi -
Phấn đấu khởi công dự án hạ tầng khu công nghiệp Cam Liên trong quý III/2025 -
Hải Dương điều chỉnh quy mô, số lượng, quy hoạch một số khu, cụm công nghiệp -
Đề xuất điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư Khu nghỉ dưỡng Nam Hội An
Nhiều sản phẩm chủ yếu của ngành công nghiệp tăng so với cùng kỳ năm trước |
Công nghiệp trong 6 tháng đầu năm 2021 có hai điểm tích cực.
Thứ nhất, tốc độ tăng giá trị sản xuất, thể hiện ở Chỉ số Sản xuất công nghiệp (IIP) cao lên qua các quý.
Thứ hai, trong khi IIP của ngành khai khoáng - ngành chiếm tỷ trọng lớn thứ 2 trong toàn ngành công nghiệp - giảm khá sâu (giảm 6%), thì giá trị tăng thêm của công nghiệp chế biến, chế tạo - chiếm tỷ trọng cao nhất trong toàn ngành công nghiệp - tăng cao nhất (tăng 11,42%).
Diễn biến trên sẽ góp phần chuyển dịch cơ cấu toàn ngành công nghiệp theo hướng giảm dần sự phụ thuộc vào khai thác tài nguyên thiên nhiên, tăng chế biến, chế tạo.
Nhiều sản phẩm chủ yếu của ngành công nghiệp tăng so với cùng kỳ năm trước, trong đó có loại tăng khá cao, như sữa bột, sơn hóa học, sắt thép, giày dép da, thép cán, điện thoại di động, linh kiện điện thoại…
Kết quả của 6 tháng đầu năm của toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là tiền đề để cả năm 2021 và những năm sau sẽ phục hồi tăng trưởng. Tăng trưởng của toàn ngành công nghiệp và của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo do nhiều yếu tố, từ lao động, năng suất lao động, vốn đầu tư và hiệu quả vốn đầu tư, đặc biệt là vốn đầu tư nước ngoài vào sản xuất những mặt hàng như điện thoại, máy tính, sản phẩm điện tử, máy móc, thiết bị…, đến tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.
Riêng về xuất khẩu, các mặt hàng thuộc ngành công nghiệp nói chung và công nghiệp chế biến, chế tạo nói riêng có tốc độ tăng cao, có tỷ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước tăng nhanh, nhất là điện thoại (tăng 14,2%), máy tính - sản phẩm điện tử (tăng 22,2%), máy móc - thiết bị - dụng cụ - phụ tùng (tăng 63,4%), máy ảnh - máy quay phim (tăng 71,5%), dệt may (tăng 14,9%), giày dép (tăng 27,8%)…
Bên cạnh những kết quả tích cực và tín hiệu khả quan, trong công nghiệp cũng có một số vấn đề cần cảnh báo.
Trước hết là tỷ trọng nhiều chỉ tiêu của công nghiệp và công nghiệp chế biến, chế tạo còn thấp. Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội dồn nhiều vào nhóm ngành dịch vụ (hiện chiếm khoảng 55%). Tỷ trọng dư nợ tín dụng đến cuối quý I/2021 cho nhóm ngành công nghiệp - xây dựng trong tổng tín dụng hiện chỉ đạt khoảng 28,3%, cho công nghiệp hỗ trợ chỉ chiếm 3,7%, trong khi cho nhóm ngành dịch vụ chiếm tới 63,3%.
Thực tế cho thấy, khi xảy ra khủng hoảng, những nước có tỷ trọng nhóm ngành dịch vụ cao nhất chịu tác động trước hết và mạnh nhất, trong khi những nước có tỷ trọng các ngành kinh tế thực (nông, lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp, xây dựng) lớn hơn bị ảnh hưởng chậm hơn và nhẹ hơn.
Một vấn đề quan trọng khác vừa có tính ngắn hạn, vừa có tính dài hạn là cơ cấu công nghiệp. Công nghiệp chế biến, chế tạo tuy tăng cao hơn, tỷ trọng trong toàn ngành cao lên, nhưng vẫn thấp khá xa so với tiêu chí của nước công nghiệp. Cơ cấu của công nghiệp chế biến, chế tạo còn nhiều hạn chế, như tính gia công, lắp ráp còn lớn; công nghiệp phụ trợ được đề cập từ lâu, nhưng phát triển rất chậm…
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tới 50% giá trị sản xuất, chiếm khoảng 80% kim ngạch xuất khẩu, nên khu vực kinh tế trong nước chiếm tỷ trọng nhỏ. Việt Nam xuất siêu trong 5 năm trước hoàn toàn do khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
Trong công nghiệp chế biến, chế tạo, thì công nghiệp cơ khí còn nhỏ nhoi, sắt thép chủ yếu dùng cho xây dựng, xuất khẩu, còn thép cho chế tạo máy thấp xa so với nhu cầu. Dư địa đưa công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm về nông thôn để vừa công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn, nâng cao chất lượng, giá trị tăng thêm, tăng thời gian bảo quản, đẩy mạnh xuất khẩu… còn rất lớn.
Nếu tỷ trọng về lao động của nhóm ngành nông - lâm nghiệp, thủy sản còn cao như hiện nay, nếu tỷ trọng của công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP còn thấp như hiện nay…, thì việc chuyển thành nước công nghiệp sẽ khó theo mục tiêu. Do vậy, để thực hiện mục tiêu, cần hiện đại hóa công nghiệp, đồng thời công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, chuyển các doanh nghiệp công nghiệp về nông thôn.
-
Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Kon Tum thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 -
Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 -
Ban hành Nghị định quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi -
Khởi động dự án trung tâm thương mại Aeon Mall 6.000 tỷ đồng tại Đồng Nai
-
Phấn đấu khởi công dự án hạ tầng khu công nghiệp Cam Liên trong quý III/2025 -
Hải Dương điều chỉnh quy mô, số lượng, quy hoạch một số khu, cụm công nghiệp -
Đề xuất điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư Khu nghỉ dưỡng Nam Hội An -
Đà Nẵng cấp chủ trương đầu tư 10 dự án mới, tổng vốn hơn 24.300 tỷ đồng -
T&T Group đầu tư dự án điện gió đầu tiên tại Lào -
Năm 2024, đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài tăng 57,7% -
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề xuất giải pháp giúp Lào đột phá trong thu hút đầu tư
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 10/1 -
2 Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề xuất giải pháp giúp Lào đột phá trong thu hút đầu tư -
3 Ngân hàng phải báo công an khi phát hiện ít nhất 5 tờ tiền giả trong một giao dịch -
4 Thông tin cụ thể về hướng tuyến, vị trí 31 ga tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng -
5 Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
- Japfa Việt Nam lọt Top 10 công ty thức ăn chăn nuôi uy tín
- Ngân Tín Group tiếp tục vào Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- Newtown Diamond tại Đà Nẵng có gì thu hút nhà đầu tư mới?
- Agribank tiếp sức doanh nghiệp với 5 chương trình tín dụng ưu đãi đặc biệt năm 2025
- Cathay Life lọt Top Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- ACB năm 2024: Tăng trưởng bứt phá, quản trị rủi ro hiệu quả