-
Thủ tướng: Dự báo, phân tích khả năng xảy ra chiến tranh thương mại thế giới trong năm nay -
Chi tiết cơ cấu tổ chức của Chính phủ sắp trình Quốc hội quyết định -
Trình Quốc hội điều chỉnh chỉ tiêu GDP năm 2025 đạt 8% trở lên -
Quảng Ngãi giải thể, thành lập các tổ chức Đảng và công bố quyết định về cán bộ -
Lãnh đạo tỉnh Ninh Thuận thăm, động viên các doanh nghiệp nhân dịp đầu năm
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu khai mạc phiên họp. |
Sáng 5/2, Ủy ban Thường vụ Quốc hội bắt đầu phiên họp thứ 42, sẽ diễn ra đến hết ngày 7/2.
Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã triệu tập Kỳ họp bất thường lần thứ 9, từ ngày 12-18/2.
Tại phiên họp này, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến công tác nhân sự trình Quốc hội tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, đây là công việc hết sức quan trọng, ông Mẫn nhấn mạnh.
Chủ tịch Quốc hội cũng cho biết thêm, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Thường vụ Đảng ủy Quốc hội sẽ họp vào ngày 10/2 để cho ý kiến công tác nhân sự.
Về các nội dung khác của phiên họp thứ 42, ông Mẫn cho hay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến sửa đổi một số luật phục vụ yêu cầu tinh gọn tổ chức bộ máy, gồm có dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) và 2 dự thảo: Nghị quyết của Quốc hội về cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV, về cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV.
Dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi), dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội và 3 dự thảo: Nghị quyết của Quốc hội về cơ cấu tổ chức các cơ quan chuyên môn của Quốc hội, về số thành viên của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV, về nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức cụ thể của các cơ quan chuyên môn của Quốc hội, cũng được cho ý kiến.
Đặc biệt Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến để quyết tâm thông qua Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) ở Kỳ họp bất thường lần thứ 9, ông Mẫn nói.
Chủ tịch Quốc hội cho biết, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội dự kiến họp thêm chiều 10/2 để cho ý kiến chủ trương đầu tư dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng và có thể là cả chủ trương đầu tư dự án đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Lạng Sơn, nếu chuẩn bị kịp hồ sơ. Tương tự, Đề án bổ sung về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên, phương án bổ sung vốn điều lệ của công ty mẹ Tổng công ty đường cao tốc Việt Nam cũng có thể được xem xét nếu kịp chuẩn bị.
Ông Trần Thanh Mẫn cũng đề cập một số nội dung khác cũng có thể sẽ được xem xét nếu chuẩn bị đạt yêu cầu, như chính sách đặc thù để triển khai nhanh dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, vấn đề tháo gỡ khó khăn 1 số dự án BOT hiện nay, vấn để khổ đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng.
Lưu ý chỉ còn 1 tuần nữa sẽ khai mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Chủ tịch Quốc hội yêu cầu các cơ quan của Quốc hội tập trung cao độ cho công việc không phân tâm vì sắp xếp tổ chức bộ máy dẫn đến ngưng trệ công việc.
-
Công tác nhân sự trình Quốc hội tại Kỳ họp bất thường hết sức quan trọng -
Quảng Ngãi giải thể, thành lập các tổ chức Đảng và công bố quyết định về cán bộ -
Lãnh đạo tỉnh Ninh Thuận thăm, động viên các doanh nghiệp nhân dịp đầu năm -
Quảng Nam khắc phục việc chậm trễ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất -
Quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt Việt Nam - Ba Lan -
Kỷ nguyên vươn mình và bài toán con người -
Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét nhiều nội dung phục vụ tinh gọn bộ máy
- SeABank hoàn tất chuyển nhượng Công ty Tài chính PTF cho AEON Financial Service
- Shinhan Finance ra mắt phiên bản mới 5.0 của iShinhan - Nền tảng tài chính số toàn diện, thân thiện và an toàn
- Hậu Giang: "Con hổ con" thức giấc của Đồng bằng sông Cửu Long
- Đón đầu xu thế năng lượng xanh, Stavian lập liên doanh đầu tư sản xuất hệ thống lưu trữ năng lượng
- Chương trình lãi suất tốt, quà tặng "khủng" cho khách hàng cá nhân vay vốn từ Vietbank
- GELEX Electric lãi trước thuế 2.118 tỷ đồng năm 2024