Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 27 tháng 04 năm 2024,
Công ty an ninh mạng Việt Nam bắt tay ông lớn, "tham chiến" thị trường 4,3 tỷ USD
Tú Ân - 28/07/2023 18:23
 
Lần đầu tiên, một doanh nghiệp Việt Nam hợp tác với một tập đoàn công nghệ đa quốc gia cung cấp dịch vụ quản lý, an toàn Internet “Make in VietNam” ra thị trường quốc tế.

Ngày 28/7, tại sự kiện ra mắt “Thiết bị và giải pháp Camera an ninh Make in Vietnam”, Công ty An ninh mạng thông minh SCS (đơn vị phát triển sản phẩm SafeGate) và Tập đoàn công nghệ đa quốc gia Accton đã ký thỏa thuận ghi nhớ hợp tác để tích hợp và cung cấp dịch vụ quản lý, an toàn Internet Make in VietNam ra thị trường quốc tế. 

 Accton là một tập đoàn công nghệ đa quốc gia hàng đầu thế giới về các thiết bị, giải pháp mạng.  Năm 2022, doanh thu của Tập đoàn Accton đạt khoảng 2,5 tỷ USD, trong đó có khoảng 1,45 tỷ USD đến từ mảng kinh doanh các bộ chuyển mạch (Network Switch). 

Theo thỏa thuận, hai bên cùng thống nhất hợp tác để tích hợp và cung cấp ra thị trường dịch vụ an ninh mạng theo mô hình Security as Service mới nhất trên thế giới hiện nay. Trong giai đoạn đầu, SafeGate và Accton hợp tác để cung cấp giải pháp quản lý và Internet an toàn cho gia đình (Parental Control) cho các khách hàng đang sử dụng các thiết bị mạng của Accton trên toàn cầu.

 Theo các số liệu nghiên cứu, thị trường giải pháp Parental Control đang phát triển nhanh chóng, với quy mô 1.3 tỷ USD năm 2021 và dự kiến sẽ chạm ngưỡng 4.3 tỷ USD trước năm 2031. Hợp tác giữa SafeGate và Accton có thể sớm đưa giải pháp an ninh mạng Make in VietNam sớm “tham chiến” vào thị trường này trên toàn cầu.

A

Ông Enco Liew, Phó Chủ tịch phụ trách mảng Wireless, Tập đoàn Accton ký hợp tác với ông Ngô Tuấn Anh, Chủ tịch kiêm CEO Công ty An ninh mạng thông minh SCS.

 Dịch vụ mới của SafeGate và Accton cũng sẽ giúp các khách hàng giải được bài toán quản lý, bảo vệ an toàn Internet bằng phương thức dễ tiếp cận, dễ sử dụng. Các khách hàng của Accton sẽ nhận được thêm nhiều tiện ích khi có thể quản lý tất cả các thiết bị có kết nối mạng trong gia đình, bao gồm cả Smart TV thông qua ứng dụng trên điện thoại ở mọi lúc, mọi nơi dưới dạng bật/tắt đơn giản. Ứng dụng cung cấp báo cáo, cảnh báo an ninh, tình hình sử dụng Internet một cách tự động và cho phép kiểm soát kết nối của tất cả các thiết bị mạng trong gia đình.

 Ông Enco Liew, Phó Chủ tịch phụ trách mảng Wireless, Tập đoàn Accton cho biết: “ SafeGate và Accton sẽ cùng thúc đẩy và hoàn thành tích hợp để có thể đưa mô hình này ra thị trường quốc tế trong thời gian sớm nhất. Trước mắt hai bên sẽ tập trung cho mô hình quản lý, an toàn Internet tại các gia đình và trường học”.

 Còn ông Ngô Tuấn Anh, Chủ tịch kiêm CEO Công ty An ninh mạng thông minh SCS chia sẻ: “Hợp tác với Accton cũng đánh dấu bước đầu tiên trong kế hoạch đưa sản phẩm thương hiệu SafeGate ra thị trường toàn cầu của chúng tôi”.

 Cũng tại sự kiện ra mắt “Thiết bị và giải pháp Camera an ninh Make in Vietnam”, Pavana, MK Vision cùng các đối tác SafeGate và Edgecore đã giới thiệu một hệ sinh thái gồm các thiết bị, mạng lưới và giải pháp camera an ninh Make in Vietnam gồm 15 dòng Camera và giải pháp kèm theo, với mục tiêu “Vì sự an ninh an toàn của người Việt”. 

Pavana là một ODM (Original Design Manufacturing – Nhà thiết kế và chế tạo sản phẩm theo yêu cầu) đầu tiên của Việt Nam chuyên về Camera an ninh, được đầu tư bởi 3 cổ đông chiến lược MK Grou, CNCTech và Sky Light. Pavana là một trong số ít những công ty Việt Nam có khả năng làm chủ toàn trình tạo ra sản phẩm từ thiết kế kiểu dáng, chế tạo khuôn mẫu, thiết kế mạch điện tử, phần mềm nhúng, phần mềm ứng dụng và quản lý sản xuất tạo lên các sản phẩm Camera Make in Vietnam. Pavana cũng đã nhận được  làm chủ chuối cung ứng với mạng lưới các nhà cung cấp linh kiện quốc tế từ Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản, Trung Quốc, …

Còn MK Vision là công ty con thuộc Tập đoàn MK Group nghiên cứu phát triển và cung cấp các dòng camera chuyên dụng dành cho doanh nghiệp và hạ tầng an ninh công cộng. 

Ước tính, thị trường camera an ninh Việt Nam ước đạt quy mô hàng tỷ USD . Hiện nhu cầu camera lớn hơn rất nhiều, ước đạt hơn 150 triệu camera. Mỗi năm, Việt Nam nhập khẩu 5-6 triệu camera. Quy mô thị trường camera ở Việt Nam đạt khoảng 2 camera/100 người. Tỷ lệ này còn thấp so với các quốc gia phát triển trên thế giới. Ở Mỹ và Trung Quốc, tỷ lệ này là 15 camera/100 dân.

Tuy nhiên, một thực tế là hơn 90% thị phần camera tại Việt Nam là camera xuất xứ nước ngoài, chủ yếu từ Trung Quốc. Thậm chí một số dòng camera hoạt động theo cơ chế cloud kết nối với server đặt tại nước ngoài và người dùng ở Việt Nam phải đi "vòng" qua server này trước khi kết nối vào camera của mình
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư