-
Nhiều mặt hàng đối mặt thách thức, nhưng vàng sẽ tiếp tục "lấp lánh" trong năm 2025 -
Thấy gì từ việc Mỹ ngăn chặn thương vụ 15 tỷ USD của Nippon Steel? -
FAO: Chỉ số giá lương thực thế giới hạ nhiệt trong tháng 12/2024 -
Ngành sản xuất chế tạo châu Á đối diện rủi ro thương mại -
Năm 2025, thị trường trái phiếu Mỹ đối mặt với gánh nặng nợ đáo hạn -
Donald Trump và thương chiến Mỹ - Trung 2.0: Thế giới nay đã khác
Các công ty công nghệ Mỹ vừa niêm yết tại thị trường này đã “đốt” khoảng hơn 12 tỷ USD tiền mặt trong năm 2022. Hiện tại, nhóm doanh nghiệp này phải trả lời câu hỏi khó khăn: Làm sao huy động thêm tiền sau khi giá cổ phiếu lao dốc, môi trường lãi suất cao hơn và thời kỳ tiền rẻ đã kết thúc.
Các công ty công nghệ “thống trị” thị trường IPO năm 2020 và 2021 tại Mỹ, với 150 công ty lên sàn, thu về ít nhất 100 triệu USD mỗi vụ, theo số liệu của Dealogic. Tính tới nay, 91 doanh nghiệp đã công bố kết quả hoạt động năm 2022 và chỉ 17 công ty có lợi nhuận.
Trong khi đó, nhóm này đã chi tiêu khoảng 12 tỷ USD năm 2022. Trung bình, các công ty chi khoảng 37% lượng tiền thu về sau các đợt IPO trong năm ngoái. Bên cạnh đó, khoảng một nửa công ty đang lỗ hoạt động.
Chưa kể, cổ phiếu của các doanh nghiệp này đã giảm trung bình khoảng 35% kể từ khi niêm yết cho tới nay, khiến khả năng thu hút thêm vốn tại các đợt bán cổ phần mới thấp hơn và kém hấp dẫn đối với nhà đầu tư.
Nhóm doanh nghiệp công nghệ mới lên sàn đối diện khó khăn chung của thị trường khi lãi suất tăng lên, đồng nghĩa với việc nhà đầu tư kỳ vọng lớn hơn vào lợi nhuận nhận được trong tương lai. Trong khi đó, giá cổ phiếu sụt giảm cũng phản ánh mối lo ngại về tăng trưởng trong ngắn hạn, nhất là khi các doanh nghiệp này còn chưa đạt được mức có lợi nhuận.
Một số doanh nghiệp đang kỳ vọng có thể huy động đủ tiền trong thời gian tới trước khi thị trường tiếp tục xấu hơn. Rivian - nhà sản xuất xe tại Mỹ đã chi 6,4 tỷ USD trong năm 2022, tuy nhiên, Claire McDonough, giám đốc tài chính của Công ty cho rằng, bà tự tin với việc Công ty còn đủ tiền mặt để tiếp tục đầu tư, đảm bảo hoạt động cho tới cuối năm 2025.
Tất nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng có được niềm vui này. Ít nhất 38 công ty đã tuyên bố cắt giảm nhân sự kể từ khi niêm yết, theo số liệu của Layoff.fyi và nếu tỷ lệ “đốt tiền” vẫn duy trì trong năm 2023, khoảng 1/3 trong số này sẽ hết tiền mặt cho tới cuối năm nay, theo số liệu phân tích bởi Financial Times.
Nếu việc huy động thêm vốn thông qua gây quỹ, bán cổ phần mới gặp khó khăn, các doanh nghiệp sẽ phải tìm tới kênh vốn đắt đỏ hơn - đi vay. Greg Becker, lãnh đạo cấp cao Silicon Valley Bank cho biết, các nhà băng chứng kiến nhu cầu vay vốn từ các công ty công nghệ tăng mạnh trong thời gian qua, so với giai đoạn có thể “dễ dàng” bán cổ phần lấy tiền.
-
Mỹ đón 20 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực trung tâm dữ liệu -
Nhiều mặt hàng đối mặt thách thức, nhưng vàng sẽ tiếp tục "lấp lánh" trong năm 2025 -
Nhật Bản đầu tư 6,3 tỷ USD tăng số lượng tàu vận chuyển khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) -
Microsoft đầu tư 80 tỷ USD vào lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) để cạnh tranh công nghệ với Trung Quốc
-
Thấy gì từ việc Mỹ ngăn chặn thương vụ 15 tỷ USD của Nippon Steel? -
FAO: Chỉ số giá lương thực thế giới hạ nhiệt trong tháng 12/2024 -
Nga đóng van đường ống qua ngả Ukraine, giá khí đốt tại châu Âu chạm đỉnh 14 tháng -
Ngành sản xuất chế tạo châu Á đối diện rủi ro thương mại -
5 nước ủy viên mới ngồi ghế Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2 năm -
Năm 2025, thị trường trái phiếu Mỹ đối mặt với gánh nặng nợ đáo hạn -
Donald Trump và thương chiến Mỹ - Trung 2.0: Thế giới nay đã khác
- Cathay Life lọt Top Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- ACB năm 2024: Tăng trưởng bứt phá, quản trị rủi ro hiệu quả
- Agribank chung tay vì người nghèo, đối tượng chính sách nhân dịp Xuân Ất Tỵ năm 2025
- Doanh nghiệp nhỏ chạy nước rút ăn Tết
- Tổng kho TTC Đặng Huỳnh: Chìa khóa nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp
- Hội viên Techcombank Inspire tưng bừng chào đón năm mới “cực chất” The Global Celebration Countdown Party