Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 22 tháng 11 năm 2024,
Công ty mẹ TKV vừa đầu tư tài chính, vừa trực tiếp sản xuất - kinh doanh
Thanh Hương - 16/01/2024 15:21
 
Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa bắt đầu thực hiện lấy ý kiến thẩm định Chiến lược phát triển Tập đoàn Công nghiệp than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) đến năm 2030, định hướng đến năm 2045.

Theo Dự thảo Chiến lược phát triển Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) đến năm 2030, định hướng đến năm 2045, TKV sẽ phát triển thành Tập đoàn kinh tế mạnh, đóng góp vai trò quan trọng vào sự phát triển của kinh tế nhà nước; là một trong ba trụ cột đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

Tập đoàn TKV hoạt động theo cơ chế thị trường, lấy hiệu quả kinh tế để làm tiêu chí đánh giá chủ yếu

Tập đoàn hoạt động theo cơ chế thị trường, lấy hiệu quả kinh tế để làm tiêu chí đánh giá chủ yếu, tự chủ, tự chịu trách nhiệm, cạnh tranh bình đẳng với các thành phần kinh tế khác theo quy định của pháp luật.

Việc phát triển TKV cũng được đồng bộ và hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu với các ngành nghê kinh doanh chính là công nghiệp than, khoáng sản - luyện kim, vật liệu nổ công nghiệp và các ngành nghề phụ trợ có liên quan đến ngành nghề kinh doanh chính; ngành nghề do TKV đang đầu tư vốn kinh doanh; các ngành nghề được cấp có thẩm quyền cho phép bổ sung theo điều lệ tổ chức hoạt động của Tập đoàn được Chính phủ ban hành.

Một mục tiêu khác cũng được đặt ra là phát triển TKV bên vững theo mô hình kinh tế xanh, kinh tế tuần hòa; hài hòa giữa lợi ích của doanh nghiệp và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; hài hoà giữa khai thác sử dụng tài nguyên và trách nhiệm bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu…

Giai đoạn 2021-2030 sẽ nhập khẩu đến khoảng 20 triệu tấn than/năm 

Trong Tờ trình của Ủy ban có nhắc tới việc thực hiện các thủ tục pháp lý để được cấp có thẩm quyền cho phép tiếp tục khai thác mỏ sắt Thạch Khê, cấp phép khai thác mỏ cromit Cổ Định theo chỉ đạo tại Nghị Quyết số 10-NQ/TW ngày 10/02/2022 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng và Kết luận 31-KL/TW ngày 7/3/2022 của Bộ Chính trị về định hướng phát triển ngành công nghiệp bô - xít - alumin - nhôm giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Cũng theo định hướng này, TKV sẽ thực hiện chế biến sâu các loại khoáng sản để tạo ra sản phẩm giá trị kinh tế cao; đầu tư/hợp tác đầu tư mở rộng nâng công suất 02 Tổ hợp alumin hiện có và đầu tư các nhà máy alumin, luyện nhôm mới với lộ trình phù hợp; nghiên cứu đầu tư các dự án nhà máy sản xuất phôi thép tại Hà Tĩnh, nhà máy sản xuất tổng ô xít đất hiếm/đất hiếm riêng rẽ, zircon siêu mịn, Pigment, titan xốp/titan kim loại và các sản phẩm chế biến sâu từ đồng cathode.

Đối với khoáng sản bauxit Tây Nguyên, titan Bình Thuận, đất hiếm Lai Châu, crômit Thanh Hóa, các mỏ/cụm mỏ khoáng sản khác có quy mô lớn như mỏ sắt Thạch Khê, mỏ đồng tỉnh Lào Cai... sẽ đầu tư phát triển hình thành các tổ hợp khai thác gắn với chế biến, áp dụng công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại.

Cải tạo phục hồi môi trường các mỏ khoáng sản TKV ngay sau khi kết thúc theo hướng lồng ghép tái tạo, phục hồi môi trường kết hợp phát triển các dự án xanh phát triển kinh tế - xã hội và các ngành kinh tế thân thiện môi trường.

Mục tiêu cụ thể được đặt ra là giai đoạn 2021 - 2030 có sản lượng than thương phẩm sản xuất trong nước 35 - 40 triệu tấn/năm; nhập khẩu đến 20 triệu tấn/năm; xuất khẩu khoảng 1 - 3 triệu tấn/năm.

Giai đoạn 2031 - 2045 sẽ duy trì sản lượng than thương phẩm sản xuất trong nước 35 - 40 triệu tấn/năm; nhập khẩu tăng đến trên 20 triệu tấn/năm và sau đó giảm dần theo nhu cầu thị trường trong nước; xuất khẩu khoảng 3 - 5 triệu tấn/năm.

Cũng trong giai đoạn 2021 - 2030 sẽ có khoảng 1,4 - 4 triệu tấn alumin/năm; tinh quặng ilmmenit đạt 160.000 tấn/năm; xỉ titan đạt 50.000 - 100.000 tấn/năm; zircon siêu mịn là 15.000 – 35.000 ngàn tấn/năm; pigment là 50.000 – 100.000 tấn/năm; titan xốp/titan kim loại là 10.000 tấn/năm; kẽm thỏi: 12.000 – 15.000 tấn/năm; chì thỏi là 5.000 tấn/năm; đồng catot từ 18.200 – 30.000 tấn/năm và các sản phẩm đi kèm (vàng thỏi 664 - 940 kg/năm; bạc thỏi 670 - 1.150 kg/năm); quặng tinh đất hiếm (TR2O3 ≥30%) từ 30.000 – 80.000 tấn/năm; sản lượng thuốc nổ 75.000 - 61.000 tấn/năm (giảm dần theo nhu cầu thị trường); sản lượng amoni nitrat và tiền chất thuốc nổ khác là 172.000-205.000 tấn/năm; amoniac là 100.000 - 150.000 tấn/năm (sau năm 2025).

Cũng trong giai đoạn 2021 – 2030 sẽ đầu tư dự án nhà máy nhiệt điện Na Dương II để nâng tổng công suất đặt các nhà máy điện của TKV lên 1.845 MW; sản lượng điện phát: 10 - 11 tỷ kWh/năm; nghiên cứu công nghệ chuyển đổi nhiên liệu các nhà máy nhiệt điện than...

TKV cũng phấn đấu đạt doanh thu trong giai đoạn 2021 - 2030 là 130.000 – 200.000 tỷ đồng/năm và giai đoạn 2031 - 2045 là 200.000  300.000 tỷ đồng/năm, bình quân tăng 5%/năm. Lợi nhuận đạt 3.500 – 6.000 tỷ đồng/năm trong giai đoạn 2021-2030 và tăng lên đạt 6.000 – 7.000 tỷ đồng/năm trong giai đoạn 2031-2045.

Cũng theo Tờ trình, TKV sẽ thực hiện đổi mới và áp dụng công nghệ thăm dò tiên tiến, đặc biệt đối với những khu vực nằm ở độ sâu lớn, điều kiện địa chất phức tạp; tiếp tục tìm kiếm đối tác nghiên cứu đầu tư lựa chọn công nghệ, phương pháp thăm dò thích hợp để thăm dò bể than Sông Hồng.

Đồng thời tập trung phát triển, duy trì các mỏ hầm lò sản lượng lớn theo tiêu chí “Mỏ xanh, Mỏ hiện đại, Mỏ sản lượng cao, Mỏ an toàn”. Phát triển các mỏ khai thác lộ thiên theo hương nâng cao hệ số bóc giới hạn, phù hợp với điều kiện kinh tế, kỹ thuật và quy hoạch liên quan; thực hiện công tác đổ thải đất đá theo hướng sử dụng tối đa bãi thải trong.  

Thực hiện liên thông các mỏ sản lượng nhỏ có điều kiện địa chất, địa lý, hạ tầng phù hợp thành các mỏ sản lượng lớn. Khai thác an toàn, tiết kiệm, tận thu hiệu quả nguồn tài nguyên than đã được giao quản lý bao gồm cả trữ lượng than tại các khu vực trụ bảo vệ các công trình và phẩn tài nguyên than tổn thất còn lại sau khi đã kết thúc khai thác hầm lò trên cơ sở đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh. Phát triển sản lượng khai thác theo hướng bền vững, hiệu quả.

Các nhà máy sàng tuyển, trung tâm chế biến than hiện có sẽ được duy trì hợp lý và tiếp tục đầu tư xây dựng mới nhà máy sàng tuyển tập trung; chế biến than trong nước kết hợp với pha trộn than nhập khẩu theo hướng tối đa chủng loại than cho sản xuất điện; đa dạng hóa sản phẩm đáp ứng nhu cầu sử dụng trong nước phù hợp theo thị trường.

TKV cũng sẽ tiếp tục hoạt động theo mô hình hoạt động hỗn hợp, theo đó Công ty mẹ -TKV vừa thực hiện chức năng đầu tư tài chính, vừa trực tiếp hoạt động sản xuất - kinh doanh.

Đồng thời duy trì tỷ lệ nắm giữ 100% vốn điều lệ hoặc nắm giữ cổ phần chi phối ở các công ty con hoạt động trong các lĩnh vực kinh doanh chính và liên quan đến ngành nghề kinh doanh chính. Cạnh đó thoái vốn đầu tư tại các công ty con, công ty liên kết kinh doanh kém hiệu quả hoặc không phù hợp với định hướng phát triển trong giai đoạn tới.

TKV ổn định việc làm cho 77.000 lao động tại Quảng Ninh
Tổng doanh thu Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) trong năm 2023 ước đạt 169.500 tỷ đồng, lợi nhuận trên 5.000 tỷ đồng. Quan...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư