
-
Thủ đoạn của nhóm sản xuất, kinh doanh thuốc gắn mác “nhập ngoại”, thu lợi gần 200 tỷ đồng
-
Tăng cường kiểm soát an toàn thực phẩm tại các làng nghề sản xuất bánh, kẹo
-
Thật, giả trên thị trường đồ dùng cho trẻ em
-
Cựu Vụ phó nhận tiền tỷ, giúp cấp phép kinh doanh xăng dầu trái quy định
-
Tiếp tục cảnh báo giả mạo văn bản, con dấu của Bộ Tài chính để lừa đảo -
Vụ sữa bột giả 500 tỷ đồng: Bộ Công thương khẳng định không cấp phép, không quản lý trực tiếp
![]() |
Logo của tập đoàn Huawei bên ngoài một tòa nhà ở Vilnius, Lithuania. Ảnh: Reuters. |
Tờ New York Times hôm qua dẫn nguồn tin giấu tên cho biết các công ty sản xuất chip cùng nhiều hãng công nghệ khác của Mỹ vẫn bán linh kiện cho tập đoàn viễn thông Trung Quốc Huawei, bất chấp lệnh cấm được Tổng thống Donald Trump đưa ra với lý do lo ngại an ninh.
Các công ty được cho là tìm mọi phương pháp để né lệnh cấm, trong đó có cách bán những mặt hàng được sản xuất bên ngoài lãnh thổ Mỹ, vốn không bị điều chỉnh bởi lệnh cấm của Trump. Bộ Thương mại Mỹ chưa bình luận về thông tin trên.
John Neuffer, thành viên Hiệp hội Công nghiệp Bán dẫn Mỹ, tuần trước cho biết họ "cam kết tuân thủ nghiêm ngặt" lệnh trừng phạt chính quyền đưa ra, nhưng lưu ý rằng "một số mặt hàng vẫn có thể được cung cấp cho Huawei" dựa trên quy định của luật pháp.
"Tác động đối với mỗi công ty khác nhau, tùy theo từng sản phẩm và chuỗi cung ứng cụ thể. Mỗi công ty phải đánh giá cách tốt nhất để tiến hành kinh doanh và đảm bảo việc tuân thủ lệnh cấm", Neuffer nói.
Tổng thống Trump ngày 15/5 ký sắc lệnh hành pháp cấm các công ty Mỹ sử dụng thiết bị viễn thông mà Bộ Thương mại coi là rủi ro với an ninh quốc gia, động thái được cho là "đòn giáng trực tiếp" vào Huawei. Tập đoàn viễn thông Trung Quốc cũng bị cấm mua linh kiện Mỹ nếu không có sự chấp thuận từ Washington.
Người sáng lập kiêm giám đốc điều hành Huawei Nhậm Chính Phi hồi đầu tháng cho biết doanh số bán smartphone ở nước ngoài của họ đã giảm tới 40% do ảnh hưởng của lệnh cấm. Tuy nhiên, ông khẳng định tập đoàn sẽ sống sót và vươn lên mạnh mẽ. "Chúng tôi sẽ không bao giờ chết", ông Nhậm tuyên bố.
Các biện pháp nhắm vào Huawei được Mỹ tung ra trong bối cảnh chiến tranh thương mại giữa Washington và Bắc Kinh ngày càng leo thang. Xung đột nổ ra từ tháng 7/2018, sau khi Mỹ áp thuế nhập khẩu lên 34 tỷ USD hàng Trung Quốc, cáo buộc nước này vi phạm quyền sở hữu trí tuệ và có các hoạt động thương mại không công bằng. Qua nhiều vòng, Mỹ đã áp thuế lên tổng cộng 250 tỷ USD hàng Trung Quốc và Trung Quốc trả đũa với 110 tỷ USD.
Tổng thống Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ gặp nhau bên lề hội nghị G20 cuối tháng 6 ở Nhật. Đây được coi là cơ hội để hai nước đàm phán và đi tới thống nhất chấm dứt chiến tranh thương mại vốn đang gây tác động tiêu cực đến kinh tế thế giới.

-
Cựu Tổng giám đốc Vinatea bị đề nghị phạt 11-12 năm tù vì bán rẻ “đất vàng” -
Tiếp tục cảnh báo giả mạo văn bản, con dấu của Bộ Tài chính để lừa đảo -
Hỗn mang thế giới “cò” bất động sản - Bài 4: Đừng để thị trường bất động sản là “bãi mìn” -
Vụ sữa bột giả 500 tỷ đồng: Bộ Công thương khẳng định không cấp phép, không quản lý trực tiếp -
Quảng Nam yêu cầu báo cáo tiến độ, vướng mắc tại 7 dự án tái định cư -
Nói lời sau cùng, Trương Mỹ Lan gửi lời xin lỗi các trái chủ -
Hà Nội chỉ đạo khắc phục hậu quả vụ cháy khiến 2 người tử vong tại Trung Liệt
-
SeABank thông báo mời thầu
-
SeABank đạt lợi nhuận 4.350 tỷ đồng quý I/2025
-
Co-opBank - 30 năm vững bước vươn xa
-
Highlands Coffee khánh thành nhà máy rang xay cà phê ở Cái Mép
-
Gắn kết phát triển kinh doanh với trách nhiệm cộng đồng
-
Gene Solutions và Grab Việt Nam hợp tác ra mắt chương trình “Đặc quyền VIP từ triSure NIPT và Grab4Mom”