-
Đổi mới sáng tạo - Bí quyết dẫn đầu của Suntory PepsiCo Việt Nam -
Giữ chân khách hàng cũ - biện pháp “tăng thu, giảm chi” hiệu quả -
Thương nhân đầu mối phải báo cáo định kỳ về triển khai kinh doanh xăng E5RON92 -
Tăng thuế xuất khẩu thêm 5% với 13 mặt hàng từ đầu năm 2025 -
AMATA City Long Thành: Kết nối hoàn hảo, phát triển bền vững - biểu tượng của tương lai -
SOL E&C - “Tổng thầu renovation” cho loạt dự án nhà máy FDI chất lượng cao
Gam màu xám vẫn tiếp tục đeo bám ngành xi măng, khi nhìn vào kết quả kinh doanh nửa đầu năm 2024, với đại đa số doanh nghiệp báo lỗ, chỉ số ít báo lãi, nhưng lãi cũng rất hẻo.
Tiêu thụ giảm sút, tác động mạnh đến doanh thu và lợi nhuận của khối xi măng. Công ty cổ phần Xi măng Vicem Bút Sơn nối dài chuỗi thua lỗ lên quý thứ 7 liên tiếp, khi ghi nhận kết quả kinh doanh lỗ ròng hơn 36 tỷ đồng trong quý II/2024.
Trong 6 tháng qua, doanh thu của Bút Sơn đạt 1.200 tỷ đồng, giảm 10% so với cùng kỳ, lợi nhuận lũy kế 6 tháng lỗ ròng 92 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ 32 tỷ đồng.
Cũng trong hệ thống Vicem, Công ty cổ phần Xi măng Vicem Hải Vân ghi nhận doanh thu quý II/2024 chỉ hơn 97 tỷ đồng, giảm 43% so với cùng kỳ năm trước. Kết quả này khiến Công ty tiếp tục lỗ ròng gần 9,5 tỷ đồng và kéo dài chuỗi thua lỗ quý thứ 5 liên tiếp.
Nửa đầu năm 2024, Vicem Hải Vân đã lỗ gần 30 tỷ đồng, qua đó nâng số lỗ lũy kế tại doanh nghiệp đến hết ngày 30/6 lên hơn 82 tỷ đồng.
Bản thân công ty mẹ là Tổng công ty Xi măng Việt Nam (Vicem) cũng tiếp tục báo lỗ 863 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2024. Khoản lỗ của Vicem thực tế chủ yếu do lỗ ở các công ty con như Vicem Bút Sơn, Xi măng Bỉm Sơn, Hạ Long...
Theo lãnh đạo Vicem, 6 tháng đầu năm 2024, thị trường xi măng trong nước vẫn gặp nhiều khó khăn do nhu cầu thấp, công trình xây dựng dân dụng mới ít khởi công, bất động sản chưa có dấu hiệu phục hồi. Cạnh tranh khốc liệt về giá bán giữa các đơn vị sản xuất xi măng do áp lực tồn kho sản phẩm, dư thừa năng lực sản xuất làm giảm hiệu quả sản xuất, kinh doanh.
Điểm sáng kinh doanh thuộc về các “ông lớn” có nền tảng như Công ty cổ phần Xi măng Vicem Hà Tiên. Lũy kế 6 tháng, Vicem Hà Tiên ghi nhận doanh thu hơn 3.400 tỷ đồng, nhưng lãi rất mỏng, chỉ đạt hơn 21 tỷ đồng.
Liên doanh xi măng Chinfon báo lãi nửa đầu năm là 582 triệu đồng. So với cùng kỳ năm trước chỉ lãi chưa tới 270 triệu đồng, thì mức lợi nhuận của nửa đầu năm nay được cải thiện hơn, nhưng vẫn ở con số rất thấp.
Nhận định thị trường vẫn khó khăn bao trùm, nguồn cung lớn hơn cầu, đầu ra thu hẹp cả nội địa lẫn xuất khẩu, ngay từ đầu năm, các doanh nghiệp xi măng đều đặt mục tiêu kinh doanh khiêm tốn.
Chẳng hạn, Vicem Hà Tiên lên kế hoạch sản xuất, kinh doanh với tổng doanh thu 7.032 tỷ đồng, lãi sau thuế hơn 23 tỷ đồng.
Còn công ty mẹ Vicem đặt mục tiêu sản xuất 17,03 triệu tấn clinker, tăng 3% so với năm 2023; tổng sản lượng tiêu thụ 24,31 triệu tấn, tăng 7,7% so với năm 2023; tổng doanh thu 29.814 tỷ đồng, giảm 2% so với năm 2023.
Về lợi nhuận năm 2024, lãnh đạo Vicem cho rằng, do khó dự đoán về biến động giá nguyên, nhiên, vật liệu đầu vào (trong đó giá bán điện có thể tăng tiếp) và cầu xi măng chưa phục hồi, nên các doanh nghiệp trong hệ thống Vicem đang phân tích, đánh giá kỹ lưỡng thông tin và điều kiện thực tế hoạt động, rà soát tiết giảm tối đa các chi phí để xây dựng kế hoạch lợi nhuận phù hợp.
Nhưng, với số lỗ nặng trong nửa đầu năm nay, rất khó để nhà sản xuất xi măng này có thể đảo ngược tình thế, nhất là bối cảnh thị trường những tháng tới chưa thực sự khởi sắc.
Tại hội nghị với Thủ tướng Chính phủ hồi giữa tháng 6, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh cho biết, từ năm 2023 đến nay, sản xuất clinker và xi măng sụt giảm nghiêm trọng. Các dây chuyền hoạt động toàn ngành chỉ đạt 75% công suất thiết kế, riêng năm 2023 có 42 dây chuyền phải ngừng sản xuất từ 1 đến 6 tháng, trong đó một số dây chuyền phải dừng cả năm.
Ngay lúc này, vẫn còn không ít nhà máy dừng sản xuất hoặc sản xuất cầm chừng do thiếu đầu ra. Ngành xi măng đang chờ đợi vào sự phục hồi của thị trường trong các tháng còn lại của năm để đẩy mạnh tiêu thụ, giúp cải thiện doanh thu và hiệu quả kinh doanh.
Theo nhận định của phần lớn doanh nghiệp xi măng, khả năng hoàn thành kế hoạch năm nay là rất khó khăn. Thị trường xây dựng từ nay đến cuối năm 2024 được dự báo vẫn trong tình trạng cầu thấp. Dự kiến, tiêu thụ nội địa năm nay khó đạt 60 triệu tấn (năm ngoái đạt 56,6 triệu tấn, bằng 83,5% năm 2022). Nửa đầu năm 2024, tiêu thụ xi măng, clinker cả nội địa lẫn xuất khẩu là 44 triệu tấn, tương đương cùng kỳ. Hiệp hội Xi măng Việt Nam tính toán, tiêu thụ cả năm nay chỉ tương đương năm ngoái là 88 triệu tấn.
-
Thương nhân đầu mối phải báo cáo định kỳ về triển khai kinh doanh xăng E5RON92 -
Tăng thuế xuất khẩu thêm 5% với 13 mặt hàng từ đầu năm 2025 -
AMATA City Long Thành: Kết nối hoàn hảo, phát triển bền vững - biểu tượng của tương lai -
Xi măng Xuân Thành lần thứ 4 được vinh danh giải thưởng Sao Vàng đất Việt -
SOL E&C - “Tổng thầu renovation” cho loạt dự án nhà máy FDI chất lượng cao -
Việt Nam áp thuế chống bán phá giá tháp điện gió nhập khẩu trong 5 năm -
Ngành điện sắp có hành lang pháp lý thông thoáng hơn
- Vinarice: Khát vọng nâng tầm hạt gạo Việt Nam
- Nhôm Grando được vinh danh giải Sao Vàng đất Việt 2024
- Cảng Container quốc tế Tân Cảng Hải Phòng đón TEU thứ 1.500.000
- Herbalife - Lan tỏa lối sống năng động từ Lễ hội đếm ngược đến đường chạy bán marathon
- Các địa phương áp dụng quy định mới về phân lô bán nền ra sao
- VinaLiving chính thức bàn giao các căn hộ nghỉ dưỡng cao cấp tại The Ocean Resort Quy Nhon by Fusion