-
Cà Mau có tân Bí thư Tỉnh ủy -
Quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc -
Quan hệ hữu nghị truyền thống giữa Việt Nam và Cộng hòa Séc -
Chủ tịch Đắk Nông: Lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm -
Bộ trưởng Bộ Công thương kỳ vọng doanh nghiệp Ba Lan đầu tư năng lượng tại Việt Nam -
Thái Bình quyết liệt tinh gọn bộ máy, hướng tới tăng trưởng hai con số
Số liệu trên vừa được Tổng cục Thống kê (TCTK) công bố. Như vậy, CPI tháng 7 năm 2013 tiếp tục tăng ở mức vừa phải và cao hơn tốc độ tăng của tháng 6/2013 là 0,05%.
“Đây là tín hiệu lạc quan để nhận định, năm nay có thể đạt mục tiêu kiểm soát lạm phát theo yêu cầu đã được Quốc hội đặt ra”, bà Đỗ Thị Ngọc, Phó vụ trưởng Vụ Thống kê giá, TCTK nhận định.
Nhu cầu tiêu dùng hoa quả tăng mạnh góp phần đẩy CPI tháng 7 tăng nhẹ |
Theo bà Ngọc, một khi CPI giữ ở mức tăng thấp và ổn định, lãi suất huy động và cho vay sẽ được giữ ở mức thấp, giúp doanh nghiệp giảm được chi phí đầu vào, giảm giá thành sản xuất… sẽ kích thích nhu cầu tiêu dùng, qua đó kích thích hoạt động sản xuất, kinh doanh của cả nền kinh tế.
“Khi lãi suất cả huy động và cho vay được giữ ở mức thấp sẽ tạo điều kiện khuyến khích người dân tiêu dùng nhiều hơn, từ đó có tác động tích cực đến sản xuất và tăng trưởng kinh tế”, bà Ngọc phân tích thêm.
Nguyên nhân đẩy CPI tăng nhẹ (tăng 0,27%) trong tháng 7 này, theo TCTK là do giá xăng dầu được điều chỉnh vào ngày 14/6/2013 và ngày 28/6/2013 làm cho giá nhóm xăng dầu tăng 2,38% so với tháng trước, đóng góp vào CPI chung 0,09%.
Mức lương tối thiểu của khu vực hành chính, sự nghiệp được điều chỉnh tăng từ 1,050 triệu đồng lên 1,15 triệu đồng/tháng làm sức mua tăng cũng ảnh hưởng đến tâm lý của người bán hàng tăng giá bán lẻ.
Mùa hè, nhu cầu tiêu dùng điện và nước sinh hoạt tăng. Mùa hè, nhu cầu tiêu dùng đồ uống, nước giải khát tăng khá cao. Mùa hè cũng là mùa du lịch, nhu cầu nghỉ mát tham quan tăng nên giá các tua du lịch trong và ngoài nước, giá khách sạn, nhà nghỉ tăng khoảng 0,45 - 0,55% cũng góp phần vào tăng CPI trong tháng 7.
CPI tháng 7 tăng, theo TCTK còn có nguyên nhân nữa là kỳ thi đại học diễn ra ở một số tỉnh, thành phố, cùng với thời tiết nắng nóng nên nhu cầu dịch vụ ăn uống ngoài gia đình, giải khát, dịch vụ giao thông tăng làm cho giá các mặt hàng này tăng theo.
Số liệu của TCTK cho biết, trong khi mặt bằng giá tiêu dùng tiếp tục tăng thì giá hàng lương thực lại giảm 0,44%. Ngược lại, sau 4 tháng giảm liên tục, giá nhóm hàng thực phẩm đã tăng trở lại do thời tiết nắng nóng làm tăng nhu cầu tiêu dùng rau quả, thủy hải sản tươi sống. Trong đó, giá hàng thực phẩm tăng 0,18% còn giá mặt hàng rau xanh nói chung tăng 1,52%.
Cũng do thời tiết nên chỉ số giá nhóm đồ uống, thuốc lá trong tháng 7/2013 tăng 0,29% so với tháng trước. Trong đó, giá đồ uống không cồn tăng 0,23%, giá rượu bia tăng 0,46% còn giá mặt hàng bia hơi tăng tới 1,76%.
Nhiều mặt hàng thiết yếu tiếp tục tăng nhẹ. Cụ thể, giá nhóm hàng may mặc và giầy dép tăng 0,25%; giá nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,43%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,26%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,07% (do trong tháng 7 không có địa phương nào điều chỉnh tăng giá thuốc chữa bệnh và giá dịch vụ y tế).
Trong số 11 nhóm hàng hóa trong rổ tính CPI, nhóm hàng giao thông tăng cao nhất với mức tăng 1,34%. Điều này không gây bất ngờ, bởi nhóm hàng này bị tác động trực tiếp từ việc điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu 2 lần trong tháng 6. Việc điều chỉnh mỗi lít xăng tăng 780 đồng, mỗi lít dầu diezel tăng 590 đồng đã làm cho giá nhóm xăng dầu tăng 2,38% so với tháng trước, đóng góp vào CPI chung 0,09%.
Cũng theo TCTK, chỉ số giá vàng tháng 7 giảm 6,38% so với tháng 6. Trong khi đó, giá USD tháng 7 lại tăng nhẹ, với mức tăng 0,68% so với tháng 6. Nhờ giá vàng giảm nên giá mặt hàng đồ trang sức giảm 3,04%.
Với tốc độ tăng CPI trong 7 tháng đầu năm, chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long nhận định, năm nay, CPI thoát ra khỏi vòng luẩn quẩn cứ 2 năm tăng mạnh lại có một năm giảm nhẹ.
Cụ thể, năm 2007 và 2008, CPI tăng tương ứng 12,63% và 19,89% thì đến năm 2009 giảm xuống chỉ còn tăng 6,53%. Năm 2010 và 2011, CPI tăng tương ứng là 11,75% và 18,13% thì đến năm 2012 chỉ còn tăng 6,81%.
“Nếu tuân theo quy luật không ai mong muốn thì CPI năm nay sẽ tăng mạnh, ít nhất cũng phải bằng mức tăng bình quân của 6 năm trước đó (trên 12%/năm). Nhưng với diễn biến thị trường 7 tháng đầu năm thì năm nay, CPI nhiều khả năng còn tăng thấp hơn năm 2012”, ông Long dự báo.
Trong khi đó, Phó chủ tịch Hội thẩm định giá Việt Nam, ông Nguyễn Tiến Thỏa nhận định, mức tăng CPI 7 tháng đầu năm (tăng 2,68%) là mức tăng được kiềm chế. Có được kết quả này là do giá thế giới suy giảm; cung câu hàng hóa bảo đảm, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng - sốt giá; tổng cầu của nền kinh tế suy giảm, sức mua của xã hội đạt thấp.
“Ngoài ra còn có nguyên nhân là thị trường ngoại hối diễn biến tương đối ổn định, tỷ giá cơ bản được bình ổn, dự trữ ngoại hối tăng cao… Và đây còn là hệ quả của việc kiểm soát chặt chẽ đầu tư công, chi tiêu từ ngân sách nhà nước bảo đảm đúng đối tượng, đúng mục đích và ngày càng hiệu quả hơn”, ông Thỏa phát biểu.
Hàn Tín
-
Bộ trưởng Bộ Công thương kỳ vọng doanh nghiệp Ba Lan đầu tư năng lượng tại Việt Nam -
Huyện Vũ Thư (Thái Bình): Lần đầu tiên thu ngân sách đạt trên 1.000 tỷ đồng -
Thái Bình quyết liệt tinh gọn bộ máy, hướng tới tăng trưởng hai con số -
Thành phố Móng Cái (Quảng Ninh) tăng cường hợp tác với thành phố các nước thuộc ASEAN -
Cần Thơ có tân Bí thư Thành ủy -
Đà Nẵng mong muốn mở rộng bản đồ hợp tác quốc tế -
TP.HCM công bố "công thức" để đẩy tăng trưởng đạt 2 con số
- Xuân Quê hương 2025 - “Việt Nam vươn lên trong Kỷ nguyên mới”
- Nutifood mang xuân yêu thương đến nhiều hoàn cảnh khó khăn
- Giá dầu tăng cao tác động đến logistics toàn cầu: Tối ưu chuỗi cung ứng là yếu tố sống còn
- Sacombank-SBL thay đổi địa chỉ chi nhánh Đà Nẵng
- Mô hình hệ sinh thái thành công trên thế giới, xu thế không thể bỏ qua
- Thành lập Công ty bất động sản Trần Anh Land