Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
CPI tăng thấp không phải do cầu yếu
Nguyên Đức - 28/02/2014 22:18
 
Các thành viên Chính phủ thống nhất, kinh tế hai tháng đầu năm có nhiều tín hiệu vui, đặc biệt kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát tốt. >>> Dấu hiệu phục hồi kinh tế rõ ràng hơn >>> 2 tháng, doanh nghiệp FDI xuất siêu 2 tỷ USD >>> CPI tháng Tết chỉ tăng 0,55%, thấp trong 10 năm qua

Thông tin tới báo chí nhân cuộc họp báo Chính phủ tháng 2/2012, diễn ra ngay sau khi phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 2 kết thúc, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyên Văn Nên cho biết, mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng có nhiều tín hiệu vui, khởi sắc của nền kinh tế.

Hàng hóa dồi dào, phong phú mới là lý do chính khiến CPI tăng thấp trong tháng 2/2014.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên chủ trì buổi họp báo

Cụ thể, lạm phát tiếp tục được kiểm soát, kinh tế vĩ mô chuyển biến tích cực, ổn định hơn. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 2 tăng 0,55%, 2 tháng tăng 1,24%, là mức tăng thấp nhất trong 10 năm qua.

"Có ý kiến cho rằng, CPI tăng thấp có thể là do cầu yếu, nhưng các thành viên Chính phủ thảo luận và cho rằng, lạm phát thấp là do đợt Tết vừa qua, nguồn cung hàng hóa dồi dào, phong phú, hàng Việt Nam chất lượng cao ngày càng chiếm lĩnh thị trường", Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên nói và cho biết, dịp Tết, sức mua được cải thiện, nhưng vẫn bảo đảm ổn định giá cả, thị trường trong và sau Tết không xảy ra sốt giá.

Số liệu được công bố tại phiên họp báo Chính phủ, tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong 2 tháng ước tăng 11,6%, loại trừ yếu tố giá còn tăng 6,2% (cùng kỳ tăng 3,6%).

Các tín hiệu tích cực khác của nền kinh tế còn được ghi nhận ở việc mặt bằng lãi suất huy động và cho vay tiếp tục ổn định và có xu hướng giảm, tỷ giá được duy trì ổn định. Dự trữ ngoại hối Nhà nước tăng cao, đạt trên 12 tuần nhập khẩu. Nợ xấu của các tổ chức tín dụng giảm.

Bên cạnh đó, kim ngạch xuất khẩu tháng 2 ước đạt 9,6 tỷ USD, tính chung 2 tháng đầu năm đạt trên 21 tỷ USD, tăng 12,3% so với cùng kỳ.

Kim ngạch nhập khẩu đạt 10,8 tỷ USD, tính chung 2 tháng đạt hơn 20,8 tỷ USD, tăng 17%. Xuất siêu khoảng 244 triệu USD.

Vốn đầu t­­ư trực tiếp nư­­ớc ngoài (FDI) thực hiện tăng 6,7%; vốn ODA và vốn vay ưu đãi giải ngân tăng 5% so với cùng kỳ.

Tổng thu NSNN 2 tháng ước đạt 16,6% dự toán, tăng 12,9% so với cùng kỳ; tổng chi NSNN đạt 14,9% dự toán, tăng 4,3%.

Ngoài ra,trong 2 tháng, cả nước có gần 11 nghìn doanh nghiệp thành lập mới với tổng số vốn đăng ký gần 63 nghìn tỷ đồng, tăng 13,1% về số doanh nghiệp và 28,4% về vốn đăng ký so với cùng kỳ.

Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 2 tuy giảm so với tháng trước (chủ yếu do kỳ nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài) nhưng so với cùng kỳ năm trước thì tăng khá cao (15,2%); tính chung 2 tháng đầu năm tăng 5,4%.

"Tình hình sản xuất - kinh doanh và niềm tin của doanh nghiệp tiếp tục xu hướng phục hồi tích cực", Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên nhận định.

Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên, nhận định tình hình kinh tế trước mắt còn nhiều khó khăn, Chính phủ đã yêu cầu các ngành, các cấp tiếp tục quyết liệt triển khai Nghị quyết 01/NQ-CP về các biện pháp điều hành kinh tế - xã hội năm 2014.

Thông tin từ Cổng thông tin điện tử Chính phủ cũng cho biết, tại phiên họp thường kỳ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu, các Bộ, ngành, địa phương cần tập trung giải ngân nhanh vốn đầu tư xây dựng cơ bản, nhất là từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ, ODA, FDI.

Đồng thời, tăng cường kiểm tra, giám sát, bảo đảm chất lượng, tránh thất thoát, lãng phí; chỉ đạo quyết liệt việc thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước theo đề án đã được phê duyệt, trong đó tập trung đẩy mạnh cổ phần hoá, bán, thoái vốn đầu tư ngoài ngành, tăng cường quản lý nhà nước, kiểm tra, giám sát đối với các doanh nghiệp nhà nước.

2 tháng, doanh nghiệp FDI xuất siêu 2 tỷ USD
Hai tháng đầu năm, cả nước xuất siêu 244 triệu USD, nhưng thặng dư cán cân thương mại đang thuộc về các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư