
-
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến: “Dĩ bất biến, ứng vạn biến” khi Mỹ điều chỉnh thuế quan
-
Tổng Bí thư Tô Lâm: Vươn mình trong hội nhập quốc tế
-
Thuế 46% đối với Việt Nam: Chuyển dịch chuỗi cung ứng, định hình lại trật tự kinh tế toàn cầu?
-
Quan hệ hữu nghị hợp tác Việt Nam - Burundi
-
Thủ tướng: Giải phóng toàn bộ sức sản xuất của nền kinh tế thông qua phát triển kinh tế tư nhân -
Muốn tăng trưởng đột biến, TP.HCM phải tăng tổng cầu và dồn lực đầu tư
Tổng cục Thống kê vừa chính thức công bố, CPI tháng 2/2014 tăng 0,55% so với tháng trước. Nếu so với cùng kỳ, mức tăng là 4,65%, còn so với tháng 12/2013, tăng 1,24%.
![]() | ||
Trong tháng 2/204, nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,6% |
Đây là mức tăng khá thấp nếu so với 10 năm gần đây. Và cũng là điều đã được dự đoán trước sau khi giá cả dịp Tết Nguyên đán không có nhiều biến động so với tháng trước đó, giống như vẫn thường thấy.
Số liệu của Tổng cục Thống kê, tháng 2/2014, ngoại trừ nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng giá 1,15% so với tháng 1/2014, các nhóm hàng còn lại đều tăng thấp.
Cụ thể, đồ uống và thuốc lá tăng 0,6%; may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,21%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,22%; giao thông tăng 0,66%...
Trong khi đó, nhóm viễn thông tiếp tục giảm giá 0,02%, còn nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng giảm 0,64%.
Nhìn vào diễn biến của rổ hàng hóa tính CPI tháng 2/2014, có thể thấy, việc CPI tháng này chủ yếu là do sự tăng giá của nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống, nhóm hiện giữ quyền số cao nhất trong rổ hàng hóa tính CPI.
Trong nhóm này, lương thực tăng 0,68%; thực phẩm tăng 1,16%, còn ăn uống ngoài gia đình tăng 1,6%.
Như vậy, cả hai tháng đầu năm nay, dù vào dịp Tết, nhu cầu tăng cao, song CPI chỉ tăng thấp. Điều này được cho là vì sức mua của thị trường trong nước không lớn, cầu hàng hóa tiếp tục ở mức thấp.
Động thái này khiến không ít quan điểm cho rằng, kinh tế Việt Nam vẫn tiếp tục khó khăn. Lý do là vì, sức mua thấp, doanh nghiệp không có động lực để đầu tư cho sản xuất - kinh doanh.
Liên quan tới vấn đề này, một báo cáo được công bố ngày 24/2 của Ngân hàng HSBC cho rằng, việc CPI thấp hơn kỳ vọng cho thấy các hoạt động kinh tế của Việt Nam tiếp tục bị cản trở bởi niềm tin yếu của người tiêu dùng.
“Số liệu lạm phát tháng 2 cho thấy, các hoạt động kinh tế tiếp tục bị kéo xuống bởi niềm tin của người tiêu dùng ở mức thấp”, HSBC nhận định.
Nhu cầu thị trường nội địa thấp hơn dự báo, giá cả thấp khiến nhiều quan điểm cho rằng, lạm phát năm nay khó có thể tăng cao.
Nguyên Đức

-
Thủ tướng: Giải phóng toàn bộ sức sản xuất của nền kinh tế thông qua phát triển kinh tế tư nhân -
Muốn tăng trưởng đột biến, TP.HCM phải tăng tổng cầu và dồn lực đầu tư -
Sự tham gia, đóng góp nổi bật của Quốc hội Việt Nam trong IPU -
Nhà vua và Hoàng hậu Vương quốc Bỉ thăm và làm việc tại TP. Hải Phòng -
Ban Bí thư chuẩn y ông Vũ Quyết Tiến giữ chức Phó bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh -
Tăng trưởng quý I/2025 của TP.HCM cao nhất trong 5 năm -
Sắp tăng giá dịch vụ sử dụng cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây thêm 5%
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Công nghệ - Viễn thông - Chuyển đổi số
-
Stown Gateway đón đầu làn sóng tăng trưởng hạ tầng tại cửa ngõ Bắc Sài Gòn
-
SeABank đón sinh nhật 31: Mưa quà tặng trị giá hơn 5 tỷ đồng tri ân khách hàng