Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Năm, Ngày 25 tháng 04 năm 2024,
Tháng 2/2014: Ban hành nghị quyết thoái vốn DNNN
Khánh An - 18/02/2014 09:30
 
Sáng 18/2, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chủ trì Hội nghị triển khai nhiệm vụ tái cơ cấu DNNN 2014-2015. Một trong những thông tin quan trọng từ Hội nghị là Chính phủ sẽ ban hành nghị quyết về thoái vốn nhà nước ngay trong tháng 2/2014 để thúc đẩy thoái vốn của các doanh nghiệp nhà nước (DNNN). >>> Càng chần chừ thoái vốn, càng nguy hiểm >>> Cổ phần hóa MobiFone: Chậm trễ là hỏng đại sự >>> Đại gia giao thông tấp nập lên chuyến tàu cổ phần hóa >>> Không còn lý do gì để trì hoãn cổ phần hóa
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì Hội nghị triển khai nhiệm vụ tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước 2014 - 2015 diễn ra tại Hà Nội, ngày 18/2
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì Hội nghị triển khai nhiệm vụ tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước 2014 - 2015 diễn ra tại Hà Nội, ngày 18/2

Ngay trong tháng 2/2014, Chính phủ sẽ ban hành Nghị quyết về thoái vốn nhà nước, định hướng cho thoái vốn dưới mệnh giá sau khi đã bù trừ dự phòng tổn thất khoản đầu tư tài chính theo quy định.

Nghị quyết này cũng sẽ định hướng cho việc chuyển nhượng các khoản đầu tư tại công ty cổ phần chưa niêm yết có giá trị lớn theo mệnh giá; phương thực thoái vốn, lựa chọn tổ chức tài chính trung gian; thoái vốn đầu tư tại các công ty đại chúng thua lỗ..

Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp, kết quả cổ phần hóa, sắp xếp doanh nghiệp đạt thấp so với yêu cầu phê duyệt, một số địa phương, bộ, tập đoàn chưa cổ phần hóa được doanh nghiệp nào, thì việc rút vốn, thoái vốn rất khó khăn, trong tổng số 4.164 tỷ đồng đã thoái, chỉ có 267 tỷ đồng bán ra bên ngoài, còn lại 3.894 tỷ đồng là trong nội bộ.

Ông Phạm Viết Muôn, Phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Phó trưởng ban thường trực Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp nhấn mạnh, Nghị quyết sẽ đẩy mạnh thoái vốn đầu tư ngoài ngành của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước với tổng số gần 22.000 tỷ đồng đã xác định.

Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) xem xét, mua lại các khoản đầu tư ngoài ngành kinh doanh chính vào lĩnh vực bảo hiểm, ngân hàng của cac tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, công ty 100% vốn nhà nước. Giá mua theo thị trường, không cao hơn giá trị sổ sách trừ khoản dự phỏng giảm giá.

Các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, doanh nghiệp nhà nước chủ động thông báo, phối hợp với SCIC để thực hiện, phấn đấu hoàn thành trước ngày 31/12/2015.

Cổ phần hóa MobiFone: Chậm trễ là hỏng đại sự
Nếu Đề án Tái cấu trúc Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông Việt Nam (VNPT) được phê duyệt, MobiFone sẽ phát triển như thế nào để tránh khỏi tình...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư