
-
Tiếp tục áp dụng cơ chế, chính sách đặc thù tại một số địa phương sau khi sắp xếp đơn vị hành chính
-
Hà Nội chính thức khởi công xây dựng cầu Tứ Liên vốn 19.830 tỷ đồng
-
Bổ sung dự toán ngân sách nhà nước chi thường xuyên hơn 4.327 tỷ đồng cho năm 2025
-
Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đội vốn 3.714 tỷ đồng, cần làm rõ nguyên nhân chủ quan, khách quan
-
Tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng Đảng: Ngọn hải đăng sáng tỏ soi đường trong kỷ nguyên mới -
Cần báo cáo bổ sung khả năng cân đối vốn của Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku
Tổng cục Thống kê vừa chính thức công bố, CPI tháng 1/2018 tăng 0,51% so với tháng trước, tăng 2,65% so với cùng kỳ năm trước.
Như vậy, đây là mức tăng cao nhất trong vòng 4 năm trở lại đây. Tháng 1/2015, CPI thậm chí còn giảm 0,2%. Trong khi đó, tháng 1/2016, CPI dậm chân tại chỗ. Tháng 1 năm ngoái, CPI cũng chỉ tăng 0,46% so với tháng trước.
![]() |
. |
CPI tháng 1/2018 tăng là điều dễ hiểu, khi mà đây là tháng có Tết Dương lịch và là tháng giáp Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu dùng, mua sắm bắt đầu tăng lên.
Theo phân tích của Tổng cục Thống kê, CPI tháng 1/2018 tăng giá còn là do trong tháng vừa rồi, có hai đợt điều chỉnh giá xăng dầu, vì giá xăng dầu thế giới tăng cao. Cụ thể, giá xăng A95 tăng 1.100 đồng/lít, giá xăng E5 tăng 430 đồng/lít, giá dầu diezen tăng 790 đồng/lít; giá dầu hỏa tăng 950 đồng/lít đã tác động làm chỉ số giá nhóm nhiên liệu bình quân tháng 01/2018 tăng 2,65% so với tháng trước, làm tăng CPI chung 0,11%.
Trong khi đó, giá điện sinh hoạt tăng 2,64% - do giá điện bình quân được điều chỉnh tăng 6,08% từ ngày 01/12/2017 theo Quyết định số 4495/QĐBCT ngày 30/11/2017 của Bộ Công thương - cũng làm CPI chung tăng 0,06%.
Theo Tổng cục Thống kê, việc giá dịch vụ y tế tăng cho đối tượng không có thẻ bảo hiểm y tế theo các quyết định của UBND 9 tỉnh, thành phố trực thuộc cũng làm ảnh hưởng tới CPI chung.
Quay trở lại với diễn biến CPI tháng 1/2018, Tổng cục Thống kê cho biết, so với tháng trước, trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chính có 10 nhóm hàng tăng giá.
Cụ thể, thuốc và dịch vụ y tế tăng 1,83%; giao thông tăng 1,17%; nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,55%; hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,44%; đồ uống và thuốc lá tăng 0,35%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,40%; may mặc, mũ nón, giầy dép tăng 0,34%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,16%; văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,07%; giáo dục tăng 0,03%. Riêng nhóm bưu chính - viễn thông giảm 0,09%.

-
Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đội vốn 3.714 tỷ đồng, cần làm rõ nguyên nhân chủ quan, khách quan -
Tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng Đảng: Ngọn hải đăng sáng tỏ soi đường trong kỷ nguyên mới -
Cần báo cáo bổ sung khả năng cân đối vốn của Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku -
Kích tiêu dùng để thúc kinh tế tăng trưởng trên 8% -
Trình Quốc hội chủ trương đầu tư dự án đường cao tốc mới -
Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh: Người “nhận đường” và “dẫn đường” của dân tộc Việt Nam -
Những đổi mới, cải cách trong "Bộ tứ trụ cột" là mệnh lệnh từ tương lai dân tộc
-
Đổi mới sáng tạo - Động lực chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt
-
Care For Việt Nam tiếp tục hành trình “Chăm em đủ chất”
-
Chủ tịch Tập đoàn C.P. diện kiến Thủ tướng Phạm Minh Chính, củng cố hợp tác, mở rộng đầu tư tại Việt Nam
-
Phú Đông Group khánh thành trường mầm non Ô Mây
-
Khoa học công nghệ - Đòn bẩy giúp PV Power bứt phá giai đoạn mới
-
SeABank thông báo mời thầu