
-
Xử lý nghiêm các bộ ngành, địa phương chưa phân bổ hết vốn kế hoạch năm 2025
-
Không tổ chức cấp huyện, khi xã cần thì tỉnh hỗ trợ ra sao?
-
Đề nghị nâng mức trợ cấp thất nghiệp lên 65% bình quân tiền lương, mở rộng đối tượng thụ hưởng
-
Để Đồng Tháp là “nơi doanh nghiệp thấy được cơ hội, người dân thấy được niềm tin”
-
Ông Hoàng Nam làm quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị -
Quan hệ hữu nghị truyền thống Việt Nam - Azerbaijan
![]() |
. |
Tổng cục Thống kê vừa chính thức công bố, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3/2020 đã giảm 0,72% so với cùng tháng trước.
Đây là chỉ số CPI thấp nhất trong giai đoạn 2016-2020. Cụ thể, CPI các tháng Ba từ năm 2016 trở lại đây lần lượt là tăng 0,57%; tăng 0,21%; giảm 0,27%; giảm 0,21%; và giảm 0,72%.
Nguyên nhân khiến CPI tháng Ba giảm mạnh, theo Tổng cục Thống kê, là do ảnh hưởng của dịch COVID-19, do giá xăng dầu thế giới giảm mạnh và nguồn cung gia cầm dồi dào.
Tuy CPI tháng Ba so với tháng trước là thấp nhất trong 5 năm qua, nhưng ngược lại, nếu so với cùng kỳ năm trước hay tính bình quân thì lại đều ở mức cao nhất trong giai đoạn 2016-2020.
Cụ thể, tốc độ tăng CPI tháng Ba so với cùng kỳ năm trước các năm 2016-2020 lần lượt là 1,69%; 4,65%; 2,66%; 2,7%; 4,87%.
Còn tốc độ tăng CPI bình quân quý I so với cùng kỳ năm trước các năm 2016-2020 lần lượt là 1,25%; 4,96%; 2,82%; 2,63%; 5,56%.
5,56% là mức tăng rất cao, hiện đang vượt xa ngưỡng 4% mà Quốc hội đã quyết nghị cho mục tiêu kiểm soát lạm phát của năm nay. Điều này đang đặt ra những thách thức cho việc kiểm soát giá cả thị trường, ổn định kinh tế vĩ mô trong năm 2020, nhất là trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn diễn biến rất phức tạp.
Quay trở lại với diễn biến CPI tháng Ba, Tổng cục Thống kê cho biết, trong mức giảm 0,72% của CPI tháng 3/2020 so với tháng trước, có 7/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá giảm, trong đó nhóm giao thông giảm nhiều nhất.
CPI tháng 3/2020 hiện tăng 0,34% so với tháng 12/2019 và tăng 4,87% so với cùng kỳ năm 2019. Lạm phát cơ bản bình quân quý I/2020 tăng 3,05% so với bình quân cùng kỳ năm trước.
Cũng theo Tổng cục Thống kê, tỷ giá thương mại hàng hóa lần đầu tiên giảm trong 3 năm gần đây. Điều này cho thấy, giá xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam ra nước ngoài không được thuận lợi so với giá nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam.
Chỉ số giá USD tháng 3/2020 tăng 0,17% so với tháng trước; tăng 0,51% so với tháng 12/2019 và tăng 0,17% so với cùng kỳ năm 2019.
Trong khi đó, giá vàng trong nước biến động trái chiều với giá vàng thế giới do các nhà đầu tư trong nước có xu hướng nắm giữ vàng trong thời điểm thị trường chứng khoán, bất động sản không ổn định.
Chỉ số giá vàng tháng 3/2020 tăng 3,87% so với tháng trước; tăng 11,37% so với tháng 12/2019 và tăng 25,31% so với cùng kỳ năm trước.

-
Xử lý nghiêm các bộ ngành, địa phương chưa phân bổ hết vốn kế hoạch năm 2025
-
Không tổ chức cấp huyện, khi xã cần thì tỉnh hỗ trợ ra sao?
-
Đề nghị nâng mức trợ cấp thất nghiệp lên 65% bình quân tiền lương, mở rộng đối tượng thụ hưởng
-
Để Đồng Tháp là “nơi doanh nghiệp thấy được cơ hội, người dân thấy được niềm tin”
-
Ông Hoàng Nam làm quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị -
Cân đối nguồn lực, cải cách triệt để để phát triển -
Quan hệ hữu nghị truyền thống Việt Nam - Azerbaijan -
Không hiến định đơn vị hành chính dưới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương -
Không để xảy ra tình trạng đứt gãy, gián đoạn trong việc thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công -
Nâng cấp quan hệ Việt Nam - Kazakhstan lên Đối tác chiến lược -
Nghiên cứu các phương án kết nối giao thông Hải Phòng – Hải Dương, hỗ trợ phương tiện, nhà ở
-
Yara Việt Nam bổ nhiệm tổng giám đốc mới
-
Becamex Tokyu hợp tác các sàn bất động sản hàng đầu để đưa chuẩn sống Nhật đến khách hàng Việt
-
Cần Thơ "mới": Cuộc đua "săn" thời cơ lịch sử của giới đầu tư chiến lược
-
FPT thâu tóm công ty công nghệ Đức, thúc đẩy chuyển đổi số ngành năng lượng
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Vì sao phân khu tài chính của Economy City hút giới doanh nhân, đầu tư