
-
Quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Tây Ban Nha
-
Bức tường thuế quan của Mỹ và cơ hội đàm phán cho Việt Nam
-
Phú Yên định hướng thu hút đầu tư vào 4 lĩnh vực
-
Trình Thủ tướng phương án mở rộng cao tốc Yên Bái - Lào Cai vốn 7.668 tỷ đồng
-
Đề xuất bố trí vốn đầu tư tuyến đường 5.200 tỷ đồng kết nối TP.HCM với Long An -
Trà Vinh đầu tư Dự án tuyến đường hành lang ven biển, vốn hơn 388,478 triệu USD
![]() |
Giá xăng dầu, giá gas tăng theo giá nhiên liệu thế giới; giá nhà ở thuê tăng trở lại sau khi dịch Covid-19 được kiểm soát; giá hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng thiết yếu tăng theo giá nguyên liệu đầu vào và giá xăng dầu là nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3/2022 tăng 0,7% so với tháng trước, tăng 1,91% so với tháng 12/2021 và tăng 2,41% so với cùng kỳ năm 2021.
Đó là nhận định vừa được Tổng cục Thống kê đưa ra. Với mức tăng khá cao của tháng 3/2022 so với tháng trước, thì CPI bình quân quý I/2022 so với cùng kỳ năm 2021 đã tăng 1,92%.
Trong khi đó, lạm phát cơ bản tháng 3/2022 tăng 0,29% so với tháng trước, tăng 1,09% so với cùng kỳ năm trước. Trong quý I/2022, lạm phát cơ bản bình quân tăng 0,81% so với bình quân cùng kỳ năm 2021, thấp hơn mức CPI bình quân chung (tăng 1,92%), và điều này, theo Tổng cục Thống kê, là đã phản ánh biến động giá tiêu dùng chủ yếu do giá lương thực, xăng, dầu và gas tăng.
Thực ra, việc CPI tăng cao không quá khó hiểu và đã được dự báo trước, khi mà cả diễn biến của thị trường toàn cầu và trong nước đều khá phức tạp.
Quý I/2022, kinh tế thế giới phục hồi, nhu cầu nguyên nhiên vật liệu phục vụ sản xuất tăng cao trong khi nguồn cung bị đứt gãy khiến giá cả hàng hóa trên thị trường quốc tế có xu hướng tăng mạnh.
Theo đó, áp lực lạm phát tăng cao tại nhiều nước, gồm cả những nền kinh tế hàng đầu như Mỹ, Nhật Bản và các nước châu Âu. Chỉ số giá tiêu dùng của Mỹ tháng 02/2022 tăng 7,9% so với cùng kỳ năm trước, cao nhất kể từ tháng 01/1982, Nhật Bản tháng thứ 6 liên tiếp có chỉ số giá tiêu dùng tăng, lạm phát tại Anh cũng lên mức cao nhất trong 30 năm qua.
Thêm vào đó, xung đột giữa Nga và Ucraina cùng với các biện pháp trừng phạt kinh tế của Mỹ và các nước đối với Nga, nước xuất khẩu khí đốt tự nhiên lớn nhất và xuất khẩu dầu mỏ lớn thứ hai trên thế giới đã đẩy giá năng lượng toàn cầu lên cao, đặc biệt giảm mạnh nguồn cung cho các nước châu Âu vốn phụ thuộc đáng kể vào việc nhập khẩu năng lượng từ Nga.
Nga cũng là nước xuất khẩu phân bón và lúa mì quan trọng, tình trạng thiếu hụt hai mặt hàng này làm tăng giá lương thực toàn cầu và gây áp lực lạm phát thêm trầm trọng.
Là một nước nhập khẩu nhiều nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, Việt Nam đã “nhập khẩu” cả lạm phát, và do đó, khi giá cả thị trường thế giới tăng cao, cũng đã gây áp lực lên lạm phát của Việt Nam.
Trong khi đó, ở trong nước, kinh tế tiếp tục đà tăng trưởng trong điều kiện bình thường mới, nhu cầu sản xuất hàng hóa phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu cùng với tác động của giá hàng hóa thế giới cũng đã đẩy giá một số hàng hóa tăng lên. Điều này cũng đã gây áp lực lên lạm phát.
Tuy vậy, theo Tổng cục Thống kê, nhìn chung mặt bằng giá vẫn cơ bản được kiểm soát tốt. Chỉ số giá tiêu dùng quý I/2022 tăng 1,92% so với cùng kỳ năm trước, tuy cao hơn mức tăng 0,29% của quý I/2021 nhưng vẫn thấp hơn mức tăng của quý I các năm 2017-2020.
Đưa ra nhận định như vậy, song Tổng cục Thống kê vẫn cho rằng, áp lực lạm phát trong những tháng còn lại của năm vẫn khá lớn.
Theo Tổng cục Thống kê, diễn biến giá cả hàng hóa, nguyên nhiên vật liệu trên thế giới đang tiếp tục tăng mạnh trong bối cảnh chiến sự Nga - Ucraina còn phức tạp gây gián đoạn chuỗi cung ứng, đặc biệt là giá xăng dầu tạo áp lực lớn đến chi phí sản xuất của doanh nghiệp và tiêu dùng của người dân.
Cùng với tác động của các gói hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng, kinh tế Việt Nam có khả năng phục hồi mạnh hơn trong các quý tiếp theo, nhu cầu tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ tăng sẽ đẩy giá cả hàng hóa lên cao.
“Mặc dù là quốc gia có nguồn lương thực, thực phẩm dồi dào nhưng sẽ không tránh khỏi những ảnh hưởng từ giá thế giới khi nguồn cung phân bón và ngũ cốc dùng làm thức ăn chăn nuôi sụt giảm mạnh. Chính vì vậy, công tác quản lý, điều hành giá trong thời gian tới cần tiếp tục thực hiện một cách thận trọng, chủ động và linh hoạt nhằm bảo đảm kiểm soát tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2022 ở mức khoảng 4% theo mục tiêu Quốc hội đề ra”, Tổng cục Thống kê bày tỏ quan điểm.

-
Trình Thủ tướng phương án mở rộng cao tốc Yên Bái - Lào Cai vốn 7.668 tỷ đồng -
Đề xuất bố trí vốn đầu tư tuyến đường 5.200 tỷ đồng kết nối TP.HCM với Long An -
Dòng đầu tư vào Việt Nam sẽ không bị cản bước -
Trà Vinh đầu tư Dự án tuyến đường hành lang ven biển, vốn hơn 388,478 triệu USD -
Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam tăng 34,7% trong quý I/2025 -
TP.HCM tổ chức roadshow quốc tế để thông tin việc đầu tư các tuyến metro -
Tăng tốc nhiều dự án cao tốc trọng điểm, mục tiêu thông tuyến từ Cao Bằng đến Cà Mau
-
1 Đề xuất bố trí vốn đầu tư tuyến đường 5.200 tỷ đồng kết nối TP.HCM với Long An
-
2 Dòng đầu tư vào Việt Nam sẽ không bị cản bước
-
3 TP.HCM tổ chức roadshow quốc tế để thông tin việc đầu tư các tuyến metro
-
4 Bộ Tài chính nêu quan điểm chọn nhà đầu tư cho cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành
-
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 7/4
-
TĐ Group chính thức trở thành nhà phát triển dự án Yên Bình K-Town Phổ Yên
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển