-
Thu hút đầu tư FDI của Đà Nẵng còn "khiêm tốn" so với tiềm năng -
TP.HCM ban hành quy trình thanh toán quỹ đất BT, dự án đình trệ sắp được “giải cứu” -
Lấy ý kiến thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án vành đai 4 TP.HCM -
Tập đoàn Sunwah tìm cơ hội đầu tư tại Bình Dương -
Đề xuất bổ sung 1.600 tỷ đồng để đầu tư 4 nút giao thông lớn tại TP.HCM -
Hải Phòng thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển
Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị về Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đặt mục tiêu đến năm 2030, nơi đây trở thành vùng phát triển nhanh, bền vững dựa trên kinh tế xanh, tuần hoàn; giàu bản sắc văn hóa dân tộc, là điểm đến đặc sắc, hấp dẫn khách du lịch trong nước và quốc tế. Tầm nhìn đến năm 2050, đưa Tây Nguyên trở thành vùng phát triển bền vững, có nền kinh tế xanh, tuần hoàn; một số tỉnh trong vùng thuộc nhóm phát triển khá của cả nước.
Để thể chế hóa Nghị quyết số 23-NQ/TW, đồng thời đưa ra định hướng toàn diện cho phát triển vùng đất có vị trí chiến lược về an ninh, quốc phòng, “mái nhà” của Việt Nam, công tác lập Quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã và đang được triển khai quyết liệt.
Cuộc họp Báo cáo về Khung định hướng Quy hoạch vùng Tây Nguyên diễn ra đầu tuần này dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng và sự tham gia của các chuyên gia hàng đầu về quy hoạch.
Theo các chuyên gia đến từ Viện Quy hoạch Đô thị và Nông thôn quốc gia (Bộ Xây dựng), vùng Tây Nguyên có điều kiện thuận lợi về đất đai cho phát triển nông nghiệp, phát triển du lịch gắn với thiên nhiên và các giá trị nhân văn đặc trưng. Đặc biệt, vùng Tây Nguyên có nhiều tiềm năng về năng lượng tái tạo.
Tuy nhiên, Tây Nguyên đang có những điểm nghẽn cần giải quyết, đó là phân bổ dân cư chưa hợp lý, khai thác sử dụng tài nguyên chưa hiệu quả, hạ tầng kết nối chưa tốt, chất lượng nguồn nhân lực chưa cao, môi trường kinh doanh đầu tư kém hấp dẫn.
Vì vậy, các nội dung cần quan tâm khi lập Quy hoạch vùng Tây Nguyên là xây dựng mô hình và phương án tổ chức không gian phù hợp với phương hướng, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội; bảo vệ môi trường sinh thái. Đồng thời, Quy hoạch phải đề ra được giải pháp hoàn thiện hạ tầng kết nối trong và ngoài vùng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, giải quyết các thách thức mà Tây Nguyên đang phải đối mặt, bao gồm bảo tồn các gia trị lịch sử - văn hóa, “bài toán” thiếu nước cho phát triển sản xuất, sinh hoạt.
Đặc biệt, với vai trò, vị trí đặc thù của Tây Nguyên về quốc phòng, Quy hoạch cũng phải lưu ý đến quy hoạch sử dụng đất quốc phòng, phân bố địa hình ưu tiên cho quân sự, quốc phòng.
Trên cơ sở đó, Dự thảo Báo cáo Khung định hướng phát triển vùng Tây Nguyên đưa ra một số quan điểm về phát triển kinh tế, đó là phát triển có trọng tâm trọng điểm, tập trung vào các ngành có lợi thế như nông nghiệp, du lịch, công nghiệp chế biến, năng lượng tái tạo; tạo tăng trưởng kinh tế dựa trên khai thác các nguồn lực và động lực tăng trưởng mới. Bên cạnh đó, chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp hiệu quả cao, dựa trên ứng dụng công nghệ cao và chuyển đổi số; từng bước chuyển đổi sang kinh tế xanh.
Về tổ chức không gian, vùng Tây Nguyên cần tăng cường kết nối liên vùng, nội vùng, đẩy nhanh kết nối với các trung tâm kinh tế lớn của cả nước, khu vực Tiểu vùng sông Mekong (GMS); hình thành các trung tâm kinh tế tổng hợp, chuyên ngành của vùng theo lợi thế và vị thế phát triển.
Cụ thể, Tây Nguyên sẽ hình thành 2 hành lang kinh tế cấp quốc gia, gồm Hành lang kinh tế Bắc - Nam (đường Hồ Chí Minh, cao tốc Bắc - Nam phía Tây) và Hành lang kinh tế Đông - Tây (Quy Nhơn - Pleiku - Bờ Y). Đồng thời, hình thành 7 hành lang kinh tế cấp vùng bám theo các tuyến quốc lộ.
Trong đó, chuỗi đô thị Hành lang kinh tế Quy Nhơn - Pleiku - Bờ Y là cửa ngõ ra biển của khu vực Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam, kết nối các tỉnh Bắc Tây Nguyên với các tỉnh khu vực Nam Trung bộ và cảng biển, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên và Nam Trung bộ.
Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, việc lập Quy hoạch vùng Tây Nguyên còn nhiều vòng, nhiều cấp lấy ý kiến và từ nay cuối năm phải hoàn thiện. Trước mắt, Bộ trưởng yêu cầu hoàn thành Báo cáo khung định hướng lần 1 vào ngày 25/8 để kịp làm các bước tiếp theo.
Bộ trưởng lưu ý, đối với tổ chức không gian, cần rà soát các lớp bản đồ về hiện trạng, vấn đề sử dụng đất, phân bổ dân cư, các hoạt động kinh tế, các hiện trạng kết cấu hạ tầng… để đưa ra phân bổ không gian cho các tiểu vùng. Về hạ tầng giao thông, đô thị, cần rà soát xem có cần bổ sung các phương thức kết nối như đường sắt, hàng không hay không, từ đó đưa ra các đề xuất phù hợp với quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực, đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất.
-
Đề xuất bổ sung 1.600 tỷ đồng để đầu tư 4 nút giao thông lớn tại TP.HCM -
Hải Phòng thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển -
Tiền Giang - cầu nối chiến lược giữa Đồng bằng sông Cửu Long và TP.HCM -
Thừa Thiên Huế quy hoạch thêm một Khu du lịch 445 ha tại huyện Phong Điền -
Thêm chính sách đột phá để đón “đại bàng” -
Sóc Trăng tăng cường xúc tiến đầu tư phát huy tiềm năng, lợi thế địa phương -
Điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án xây dựng cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 12A
- Vietcombank dẫn đầu toàn diện danh sách bình chọn nhà tuyển dụng được ưa thích và nơi làm việc tốt nhất năm 2024
- "Xây Tết" của Coteccons được vinh danh giải thưởng Ý tưởng vì cộng đồng tại Human Act Prize 2024
- Lộ diện đơn vị phân phối độc quyền khu căn hộ Stown Gateway
- VTC Academy ra mắt không gian học tập mới: Bước chuyển mình trong đào tạo nhân lực ngành công nghệ cao
- Bất động sản tại khu vực nào của Bình Định sẽ “tăng nhiệt” năm 2025?
- Meey Group mong muốn “bắt tay” với các đối tác Đức nghiên cứu, phát triển ứng dụng quản lý dữ liệu đất đai