
-
Thương mại Việt - Anh sau hơn 4 năm thực thi FTA song phương
-
Củng cố năng lực cung ứng hàng hóa toàn cầu
-
Xuất khẩu toàn ngành da giày đạt trên 14 tỷ USD
-
Từ 16/9/2025, xuất khẩu sữa sang Trung Quốc lưu ý quy định mới
-
Chinh phục thị trường tỷ dân bằng chuỗi giá trị nông sản chất lượng cao -
Chuẩn bị kịch bản cho tiêu dùng hàng hóa cuối năm 2025
Cục Hải quan yêu cầu các Chi cục Hải quan khu vực chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tạo điều kiện thuận lợi, ưu tiên thông quan ngay cho hàng hóa xuất khẩu là nông lâm thủy sản, đặc biệt là mặt hàng sầu riêng và các loại hàng dễ hư hỏng, hàng đến thời điểm thu hoạch chính vụ. Đồng thời, xử lý kịp thời các vướng mắc phát sinh trong quá trình làm thủ tục hải quan cho hàng xuất khẩu.
Bên cạnh đó, các đơn vị cần tăng cường phối hợp với các cơ quan liên quan, thường xuyên cập nhật tình hình và cung cấp kịp thời cho doanh nghiệp thông tin về chính sách nhập khẩu, thuế quan của các nước, giúp doanh nghiệp chủ động trong xuất khẩu nông sản qua các cửa khẩu.
![]() |
Sầu riêng được làm thủ tục xuất khẩu qua cửa khẩu quốc tế đường bộ số II Kim Thành, Lào Cai. Ảnh: BLC. |
Cục Hải quan cũng yêu cầu xử lý nghiêm các hành vi gây phiền hà cho doanh nghiệp, bảo đảm minh bạch, tạo môi trường xuất khẩu thông thoáng, hiệu quả và bền vững. Động thái này nhằm cụ thể hóa chỉ đạo của Chính phủ trong bối cảnh ngành nông nghiệp đang đối mặt nhiều thách thức từ biến động thương mại quốc tế, đặc biệt trong việc duy trì và mở rộng thị trường xuất khẩu cho các mặt hàng chủ lực như sầu riêng.
Trước đó, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Công điện số 71/CĐ-TTg ngày 23/5/2025 về một số nhiệm vụ thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu sầu riêng bền vững. Công điện nêu rõ, việc xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam thời gian qua gặp khó khăn do một số nước siết chặt kiểm soát dư lượng trong trái sầu riêng, biến đổi khí hậu phức tạp và diện tích trồng sầu riêng tăng nhanh, gây rủi ro cho phát triển bền vững ngành hàng.
Thủ tướng yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Môi trường tập trung chỉ đạo sản xuất sầu riêng theo Đề án phát triển cây ăn quả chủ lực đến năm 2025 và 2030, đáp ứng tiêu chuẩn thị trường nội địa và xuất khẩu, đồng thời tích cực đàm phán mở cửa các thị trường mới.
Ngoài ra, hệ thống kiểm dịch thực vật tại các cửa khẩu biên giới phải bố trí đầy đủ nhân lực, trang thiết bị để kiểm tra, kiểm dịch kịp thời trong mùa thu hoạch rộ; nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ phòng thử nghiệm phục vụ xuất khẩu. Bộ Công Thương được giao phối hợp xây dựng hệ thống phân phối sầu riêng ổn định tại các thị trường xuất khẩu lớn, tổ chức xúc tiến thương mại và kết nối giao thương.
Bộ Tài chính chỉ đạo Cục Hải quan ưu tiên làm thủ tục thông quan nhanh cho các lô hàng sầu riêng, phối hợp nghiên cứu cơ chế hỗ trợ tài chính, tín dụng ưu đãi, giãn thuế cho doanh nghiệp chế biến, bảo quản sầu riêng xuất khẩu, đồng thời hỗ trợ ứng dụng công nghệ bảo quản, chế biến sâu.
Bộ Công an được giao chỉ đạo lực lượng chức năng điều tra, xử lý nghiêm các hành vi gian lận mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói, làm giả hồ sơ, chứng từ xuất khẩu và các vi phạm pháp luật khác trong sản xuất, chế biến, kinh doanh, xuất khẩu sầu riêng. Đồng thời phối hợp với các bộ, ngành và địa phương đảm bảo an ninh chuỗi cung ứng, ngăn chặn tình trạng thao túng thị trường, gây bất ổn sản xuất và xuất khẩu sầu riêng.
Chính phủ cũng yêu cầu các địa phương có diện tích trồng sầu riêng chỉ đạo tổ chức sản xuất theo đúng quy định, kiểm soát chặt chẽ diện tích trồng mới, không để tăng nóng quy mô gây mất cân đối cơ cấu cây trồng. Các địa phương cần rà soát, điều chỉnh kế hoạch phát triển vùng trồng, khuyến khích hình thành vùng nguyên liệu chuyên canh.
Đồng thời, tăng cường quản lý, giám sát mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói, tổ chức kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất để bảo đảm các cơ sở được cấp mã tuân thủ đúng quy định, đáp ứng yêu cầu thị trường nhập khẩu. Việc kiểm tra, giám sát toàn diện chuỗi sản xuất – đóng gói – tiêu thụ – xuất khẩu sầu riêng cũng được chú trọng nhằm duy trì điều kiện hoạt động ổn định sau khi được cấp mã.
Những chỉ đạo này thể hiện quyết tâm của Chính phủ trong việc tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu nông sản, đặc biệt là sầu riêng, góp phần ổn định và phát triển bền vững ngành nông nghiệp Việt Nam trong bối cảnh biến động thương mại và môi trường ngày càng phức tạp.
-
Từ 16/9/2025, xuất khẩu sữa sang Trung Quốc lưu ý quy định mới -
Chinh phục thị trường tỷ dân bằng chuỗi giá trị nông sản chất lượng cao -
Chuẩn bị kịch bản cho tiêu dùng hàng hóa cuối năm 2025 -
Việt Nam xuất khẩu 36,6 tỷ USD hàng hóa mỗi tháng -
Giá xăng dầu tăng trở lại -
Nhiều nhóm hàng bội thu xuất khẩu -
Chặng đường dài hơi với nông sản Việt, nhìn từ Doveco
-
Áp lực chuyển đổi xanh, nhưng chủ động tiên phong để phát triển bền vững
-
Xanh hóa công nghiệp - hài hòa giữa tăng trưởng cao và phát triển bền vững
-
AstraZeneca Việt Nam tiếp tục ghi dấu ấn tại lễ trao giải Top 50 Doanh nghiệp phát triển bền vững năm 2025
-
Hành trình kết nối xanh: Nghề đặc biệt mùa hoa nhãn ở Hưng Yên
-
Legacy Hill Resort & Villas: Sống giữa thiên nhiên, an trú trong từng giá trị
-
Mở thẻ VPBiz - Nhận eVoucher LynkiD đến 2 triệu đồng