
-
Nhật Bản tăng tốc thu hút khách Việt Nam
-
Sáp nhập tỉnh, thành phố: Cú hích phát triển du lịch địa phương
-
“Bản giao hưởng đảo xanh”: Tour ngắn ngày gây sốt tại miền Bắc
-
Vé máy bay nội địa tăng cao, khách Việt đồng loạt “quay xe”
-
Chương trình giao lưu văn hóa Trung Quốc - ASEAN năm 2025 tại thành phố Huế -
Du lịch nha khoa - Hướng đi mới trong phát triển sản phẩm du lịch Đồng Tháp
Cảnh Đức Trấn thuộc Giang Tây, Trung Quốc, vốn nổi tiếng là vùng đất 2000 năm lịch sử của gốm sứ. Đây là nơi người dân “sống và thở” cùng nghề gốm, với những sản phẩm xuất đi khắp mọi miền trên thế giới.
Và cũng chính nơi này còn sở hữu công trình ấn tượng, được đánh giá là một trong những tác phẩm tuyệt đẹp trong kho tàng gốm sứ Trung Hoa – cung điện bằng gốm của cụ bà gần 90 tuổi.
Cung điện được làm từ hơn 60.000 mảnh gốm của cụ bà gần 90 tuổi
Cụ bà Yu Ermei là chủ sở hữu của công trình bề thế này. Đó là tòa nhà hình tròn khổng lồ theo lối kiến trúc Thổ Lâu của Phúc Kiến gồm 3 tầng, được xây dựng từ hơn 60.000 món đồ gốm, nặng 80 tấn.
Những ô cửa sổ, cửa ra vào, trần nhà và tường đều trang trí bằng đồ gốm sứ nhiều màu sắc bắt mắt. Trong đó, nhiều mảnh gốm ở đây do chính tay bà Yu làm nên.
Các bức tường bao bọc bên ngoài
Cụ bà Yu lên kế hoạch xây dựng cung điện bằng gốm kể từ năm 2010 và mất 5 năm hoàn thành. Dù đã ở độ tuổi “xưa nay hiếm” nhưng bà vẫn tham gia toàn bộ công đoạn, từ việc thiết kế chi tiết kiến trúc, cho tới giám sát quá trình xây dựng.
“Tôi đã học cách làm đồ gốm sứ từ năm 12 tuổi. Vài chục năm sau, khi nghỉ làm cũng là lúc tôi bắt tay vào việc xây dựng cung điện. Ước mơ của tôi là tự tay xây một công trình gốm sứ của riêng mình, đẹp hơn cả ngôi nhà gốm ở Thiên Tân hay công viên Guell (Barcelona, Tây Ban Nha)”, bà Yu tâm sự.
Cung điện gốm có tổng diện tích 1.200 m2. Phía ngoài cổng được trang trí bằng những mảnh sứ nhiều màu sắc, với tấm biển có chữ với nội dung “Lịch sử hàng nghìn năm gốm sứ”.
Bà Yu tốn khoảng 5 triệu Nhân dân tệ (gần 17 tỷ đồng) cùng nhóm công nhân xây dựng công trình. Nhiều bức tường gốm bên trong được phủ lên bằng các bức tranh truyện cổ Trung Hoa, cảnh thiên nhiên, hình tượng các vị thần mang đậm màu sắc văn hóa truyền thống hay bức chân dung các nhà lãnh đạo mà mà Yu yêu thích.
Bên cạnh đó, cung điện còn trưng bày một số tác phẩm gốm sứ từ nhiều nơi trên thế giới, biến nó thành bảo tàng thực sự.
Khuôn viên rộng lớn bên trong
“Người ta bảo tôi, bà quá già rồi, đừng làm nữa. Thậm chí con cháu cũng bảo tôi tốn thời gian, ném tiền qua cửa sổ. Nhưng tôi nói không có gì ngăn được thứ tôi muốn làm”. Bà Yu bày tỏ nguyện vọng của mình.
Dù có người từng trả hàng triệu USD để mua lại công trình, như bà Yu từ chối. Bà muốn xây dựng cung điện gốm sứ để lưu giữ vẻ đẹp của nghề gốm thủ công truyền thống, đồng thời như món quà dành tặng cho mảnh đất Cảnh Đức Trấn – nơi mang lại cho bà cơ nghiệp như ngày nay.
Cụ bà Yu bên các tác phẩm tường gốm của mình
Hiện nay, cung điện gốm sứ đã trở thành điểm đến nổi tiếng ở vùng Cảnh Đức Trấn của Giang Tây, thu hút rất đông du khách tới chiêm ngưỡng. Công trình mở cửa đón khách với giá vé vào cửa 25 Nhân dân tệ/ người (gần 82 nghìn đồng).
Quốc Việt
Theo Chinadaily/ News

-
Chương trình giao lưu văn hóa Trung Quốc - ASEAN năm 2025 tại thành phố Huế -
Việt Nam chạm trán Trung Quốc trong đêm chung kết Lễ hội Pháo hoa quốc tế Đà Nẵng -
Du lịch nha khoa - Hướng đi mới trong phát triển sản phẩm du lịch Đồng Tháp -
Hải Phòng ra mắt tour đêm “Dấu thiêng Hàng Kênh” -
Vòng loại DIFF 2025: Hàn Quốc và Ý tạo ấn tượng dưới đêm mưa -
Hội An lọt Top 5 điểm đến chăm sóc sức khỏe hàng đầu châu Á -
Phú Quốc lọt Top 3 hòn đảo đẹp nhất châu Á - Thái Bình Dương năm 2025
-
Người tiên phong đưa thức ăn chăn nuôi Japfa về Bắc Ninh
-
Bệnh viện FV: Bệnh nhân được BHYT chi trả 100% quyền lợi khi khám, chữa bệnh
-
Sun Casa Square đẩy mạnh thi công, dự kiến bàn giao vào cuối năm 2025
-
DXMD Việt Nam tiếp tục ghi danh vào Top 10 sàn giao dịch bất động sản xuất sắc Việt Nam
-
Câu lạc bộ Doanh nhân Sài Gòn chính thức đổi tên thành Hội doanh nhân Sài Gòn
-
Từ quầy hàng nhỏ đến doanh nghiệp bài bản: VPBank tiếp sức đúng lúc, đồng hành dài lâu