-
Dấu ấn vị thế của SOL E&C trên "bản đồ" ngành xây dựng Việt Nam -
Quảng Nam: Đã khởi nghiệp phải thành doanh nghiệp -
Công ty Tân Đệ đặt mục tiêu tăng trưởng 10% và đầu tư công nghệ mới -
Tập đoàn KCN Việt Nam hướng tới bất động sản công nghiệp bền vững -
Ẩn số tại thương vụ M&A Vietravel Airlines -
EVNFinance lọt Top 25 Thương hiệu dẫn đầu do Forbes bình chọn
Khu sản xuất tại nhà máy của Canon Việt Nam. Nguồn ảnh: Thái Uyên/baobacninh.com.vn |
Tăng đầu tư, chiếm thị phần
Canon chính thức hiện diện ở Việt Nam cách đây 15 năm, với việc xây dựng nhà máy đầu tiên sản xuất máy in phun có diện tích 2,6 ha tại Khu công nghiệp Thăng Long (Hà Nội).
Trong khoảng 10 năm đầu tiên, đại gia đến từ xứ sở mặt trời mọc đã tăng tốc đầu tư tại Việt Nam, với việc liên tiếp đầu tư xây dựng 4 nhà máy. Gần đây nhất vào cuối năm 2008, Canon rót 134 triệu USD để xây Nhà máy sản xuất linh kiện và thiết bị điện tử kỹ thuật cao tại Khu công nghiệp Phố Nối A (Hưng Yên). Nhà máy này được xây dựng trên diện tích hơn 10 ha, với mục tiêu sản xuất, lắp ráp mô tơ siêu nhỏ dùng cho các sản phẩm điện tử. Sản phẩm của nhà máy được cung cấp cho các nhà máy của Canon ở Việt Nam cũng như trên toàn châu Á.
Tuy nhiên, có 2 vấn đề đáng chú ý trong chiến lược đầu tư của Canon tại Việt Nam.
Thứ nhất, cho đến nay, tất cả các nhà máy đã xây dựng ở Việt Nam không có nhà máy nào chuyên sản xuất về máy ảnh.
Thứ hai, cả 4 nhà máy này đều được xây dựng ở khu vực phía Bắc. Cụ thể, có 2 nhà máy đặt tại Bắc Ninh, còn lại là ở Hà Nội và Hưng Yên.
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, ông Hiroshi Yokota, Tổng giám đốc Công ty Canon Marketing Việt Nam cho biết, việc Canon đầu tư các nhà máy có vị trí gần nhau là để thuận lợi hơn trong hỗ trợ, phát triển sản xuất trong chuỗi sản xuất toàn cầu của Tập đoàn. Mỗi thị trường đều có một điểm mạnh nhất định do cộng đồng người dùng khác nhau. Chẳng hạn, khu vực phía Bắc tập trung các cơ quan thuộc khối doanh nghiệp nhà nước, nên các sản phẩm về in ấn chiếm tỷ lệ cao hơn. Riêng phía Nam có tỷ lệ người dùng đam mê nhiếp ảnh rộng hơn, nên tỷ lệ về máy ảnh và ống kính khá tốt.
“Việt Nam là một trong những thị trường năng động với tỷ lệ người dùng yêu thích công nghệ và hình ảnh rất lớn. Canon luôn xem Việt Nam là một trong những thị trường trọng điểm trong khu vực. Trong thời gian tới, Canon hoàn toàn có khả năng mở rộng đầu tư, xây thêm các nhà máy tại các khu vực khác ở Việt Nam”, ông Hiroshi Yokota nói.
Lý giải việc, dù đã xây 4 nhà máy tại Việt Nam, nhưng không có nhà máy nào sản xuất máy ảnh, đại diện của Canon cho rằng, Tập đoàn đã có nhiều nhà máy ở các quốc gia khác nhau và những nhà máy này hiện vẫn đáp ứng đủ nhu cầu của người tiêu dùng.
Cũng theo ông Hiroshi Yokota, Canon đang hợp tác với hơn 200 đại lý tại Việt Nam, đặc biệt, hợp tác với nhà phân phối Lê Bảo Minh, giúp cho Canon chiếm lĩnh thị phần, tăng nhanh việc phủ sóng các sản phẩm.
Chuyển mình trong cuộc chơi mới
Theo khẳng định của ông Hiroshi Yokota, hầu như không có công ty nào tại Việt Nam cung cấp các giải pháp hình ảnh và công nghệ từ đầu vào (máy ảnh) cho đến đầu ra (máy in, máy photocopy,…) như Canon đang thực hiện. Hẳn nhiên, những con số ấn tượng về chiếm lĩnh thị phần trong nhiều phân khúc của Canon tại Việt Nam đã nói lên điều đó.
Ông Hiroshi Yokota nhìn nhận, nắm bắt những xu hướng công nghệ mới nhất, đưa những sản phẩm phù hợp với thị trường là việc Canon luôn tính đến. Trước mắt, trong chuỗi sự kiện được tổ chức từ nay đến cuối năm tại Việt Nam, Canon giới thiệu những công nghệ, sản phẩm “đỉnh” hiện nay, đã được các thị trường châu Âu, Hoa Kỳ sử dụng như: bộ cảm biến trên máy ảnh EOS với độ phân giải lên đến 120 MP và 250 MP, máy in 3D...
“Canon đã có nhà phân phối chính thức máy đo khúc xạ và hiện được đưa vào hoạt động tại nhiều bệnh viện mắt, cơ sở y tế chất lượng cao. Các khách hàng doanh nghiệp tại Việt Nam sẽ có thêm cơ hội phát triển cùng những công nghệ, sản phẩm mới của Canon”, đại diện của Canon nói.
Cũng theo ông Hiroshi Yokota, smartphone chụp ảnh là xu hướng tất yếu trong đời sống, nhưng sẽ không cạnh tranh với sản phẩm máy ảnh của Canon.
Canon vẫn tiếp tục tập trung vào nhóm khách hàng chuyên nghiệp và khách hàng doanh nghiệp, bằng việc mang đến các sản phẩm cao cấp với nhiều công nghệ hiện đại và tính năng chuyên sâu. Các sản phẩm cá nhân sẽ càng cá nhân hoá, phù hợp với nhu cầu, phong cách và thị hiếu người tiêu dùng”, ông Hiroshi Yokota nói.
-
Công ty Tân Đệ đặt mục tiêu tăng trưởng 10% và đầu tư công nghệ mới -
Tập đoàn KCN Việt Nam hướng tới bất động sản công nghiệp bền vững -
Ẩn số tại thương vụ M&A Vietravel Airlines -
Doanh nghiệp nông nghiệp than "khổ" vì hai bộ luật -
EVNFinance lọt Top 25 Thương hiệu dẫn đầu do Forbes bình chọn -
Xuất xưởng máy biến áp 500 kV - 3x300 MVA đầu tiên được sản xuất trong nước -
Doanh nghiệp đầu tư cho thương mại bền vững
- Vietcombank dẫn đầu toàn diện danh sách bình chọn nhà tuyển dụng được ưa thích và nơi làm việc tốt nhất năm 2024
- "Xây Tết" của Coteccons được vinh danh giải thưởng Ý tưởng vì cộng đồng tại Human Act Prize 2024
- Lộ diện đơn vị phân phối độc quyền khu căn hộ Stown Gateway
- VTC Academy ra mắt không gian học tập mới: Bước chuyển mình trong đào tạo nhân lực ngành công nghệ cao
- Bất động sản tại khu vực nào của Bình Định sẽ “tăng nhiệt” năm 2025?
- Meey Group mong muốn “bắt tay” với các đối tác Đức nghiên cứu, phát triển ứng dụng quản lý dữ liệu đất đai