Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Ba, Ngày 30 tháng 04 năm 2024,
Cướp đồ lễ làm nhốn nháo đêm khai ấn đền Trần
Lê Hiếu-Duy Hiếu - 05/03/2015 10:15
 
 Với tâm lý lấy được đồ lễ trên ban thờ và kiệu rước là có lộc, nhiều người đã không ngần ngại trèo rào, chen lấn xô đẩy để cướp về tại đêm khai ấn đền Trần (15/1 âm lịch).
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Khai hội Đền Trần Thái Bình, đón Bằng Di tích Quốc gia đặc biệt
Lễ hội khai ấn Đền Trần phát ấn cho du khách trong 6 ngày
Giải mã nét văn hóa lên chùa đầu Xuân
Lễ Khai ấn Đền Trần năm nay có gì mới?

Một số hình ảnh được PV chụp lại tại đền Trần vào đêm 15/1 âm lịch: 

20h tối 4/3 (14 tháng giêng), hàng nghìn người từ các tỉnh, thành đổ về đền Trần (Nam Định) dự lễ khai ấn. Dù đến 0h ngày 5/3, các nghi thức khai ấn mới diến ra nhưng cảnh chen lấn đã diễn ra từ sớm ngay bên ngoài cổng.
Khi BTC bắt đầu mở cửa chính, người dân liền thi nhau chạy vào.
Bên trong sân đền chật kín. Nhiều người tìm cách nhảy vào trong lấy đồ lễ ra ngoài.
Anh Thành ở Hoằng Hoá (Thanh Hoá) cho biết, anh phải nhanh tay vì sợ người khác lấy mất.
Trước đó chiếc kiệu rước ấn mặc dù được bảo vê nghiêm ngặt...
.... nhưng không tránh khỏi việc bị cướp mất đồ lễ bày bên trên.
Nhiều người lấy tất cả những gì có trên ban thờ và kiệu ngay trước cửa đền chính, thậm chí còn hô hoán bạn bè vào cùng nhanh tay 'thụ lộc'.
Một bình hoa đặt trên ban thờ giữa sân rơi vỡ do bị xô đẩy. Du khách này ngồi xuống nhặt từng miếng vụn đặt vào một chỗ.
Nam thanh niên tỏ ra mãn nguyện khi cướp được bông hoa trên ban thờ trước cổng đền.
Nhân viên gác đền liên tục nhắc nhở du khách không được nhét và xoa tiền lên tượng nhưng bị bỏ ngoài tai.
Khai hội Đền Trần Thái Bình, đón Bằng Di tích Quốc gia đặc biệt

() Tối 3/3/2015, trong niềm vui đầm ấm, giữa hương trời - hương Xuân nồng nàn lan tỏa trên mảnh đất Thái Đường, Long Hưng xưa (nay là xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà) – mảnh đất phát tích dựng nghiệp của Triều Trần, tỉnh Thái Bình long trọng tổ chức Lễ đón Bằng di tích Quốc gia đặc biệt Khu Lăng mộ và đền thờ các vị Vua Triều Trần và khai mạc Lễ hội năm 2015.

Rằm tháng Giêng tại sao gọi là Tết Nguyên Tiêu?

Ngày 15/1 hay còn gọi là ngày rằm tháng Giêng là một trong những ngày rất quan trọng theo lịch âm của người châu Á. Có nơi thậm chí còn quan niệm "Cúng cả năm không bằng rằm tháng Giêng". Ở Trung Quốc, ngày này người ta tổ chức Lễ hội đèn lồng để chính thức kết thúc những ngày Tết nguyên đán.

Lễ rước kiệu Vua, Chúa độc đáo tại hội đền Sái

() Theo các cụ cao tuổi, đền Sái (Đông Anh, Hà Nội) có từ thời nhà Thục cách đây hơn 2.000 năm. Lễ rước kiệu Vua, kiệu Chúa đền Sái hàng năm thu hút hàng nghìn du khách thập phương bởi sự độc đáo ít lễ hội nào có được.

Lễ hội khai ấn Đền Trần phát ấn cho du khách trong 6 ngày

() Mặc dù lễ hội khai ấn đền Trần chưa chính thức diễn ra nhưng trong những ngày đầu năm mới hàng ngàn người dân địa phương và du khách thập phương đã đổ về Khu di tích lịch sử văn hóa Đền Trần - Chùa Tháp (phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định) đi lễ đầu năm với hy vọng cầu mong một năm mới an lành, khỏe mạnh và may mắn.  

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư