-
Nữ giám đốc chỉ đạo để ngoài sổ sách kế toán gần 200 tỷ đồng -
Vụ “chuyến bay giải cứu” giai đoạn 2: Xét xử sơ thẩm 17 bị cáo -
Một khu đất “gánh” hai quy hoạch -
Đà Nẵng nêu giải pháp chống ngập lụt khu vực sân bay -
Thêm 353 tỷ đồng khắc phục hậu quả vụ FLC -
Đà Nẵng xử lý thế nào về vụ 238 sổ đỏ hình thành từ hồ sơ giả?
Ngày 4/7, Toà án nhân dân TP.HCM mở phiên tòa xét xử sơ thẩm 8 bị cáo là cựu lãnh đạo Tổng công ty Địa ốc Sài Gòn - TNHH MTV (Resco) về tội "vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí" gây thiệt hại cho nhà nước hơn 45 tỷ đồng.
Các bị cáo hầu tòa gồm: Nguyễn Tín Trung (cựu Chủ tịch HĐTV Resco), Nguyễn Phước Ngọc (cựu Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH MTV Kinh doanh và Quản lý nhà TPHCM, cựu Tổng giám đốc Resco), Đỗ Văn Phúc (cựu thành viên HĐTV Resco), Trần Công Đức (cựu thành viên HĐTV Resco), Nguyễn Thị Thúy Hằng (cựu Chủ tịch HĐQT Công ty CP Địa ốc 8, cựu thành viên HĐTV Resco), Võ Hữu Hải (cựu thành viên HĐTV Resco), Hoàng Hải Đăng (cựu Phó Tổng giám đốc Resco), Nguyễn Đình Phú (cựu Phó Tổng giám đốc Resco).
Bị cáo Nguyễn Tín Trung (cựu Chủ tịch HĐTV Resco). |
Trả lời Hội đồng xét xử tại tòa, bị cáo Nguyễn Tín Trung (cựu Chủ tịch HĐTV Resco) thừa nhận hành vi sai phạm nêu trong cáo trạng nhưng cho rằng sai phạm xuất phát từ sự tin tưởng vào Ban giám đốc Công ty.
Theo bị cáo, khi được Ban giám đốc đề xuất phương án chuyển nhượng các khu đất đã tổ chức họp Hội đồng thành viên lấy ý kiến, do tất cả thành viên đều đồng ý nên ông đã ký nghị quyết thông qua.
Về quy trình thủ tục chuyển nhượng, ông Trung nói rất tin tưởng vào sự tham mưu của cấp dưới. "Lúc đó tôi nghĩ việc chuyển nhượng cho các công ty có 20% vốn góp của Resco là được phép, chứ không biết theo quy định các công ty này phải có 30% vốn góp của Resco mới được coi là công ty thành viên", ông Trung phân trần và khẳng định "hoàn toàn không tư lợi" từ việc chuyển nhượng các khu đất trên. Tiền chuyển nhượng đều được nộp về cho Thành phố.
Tương tự, các bị cáo khác cũng thừa nhận hành vi sai phạm như cáo trạng nêu và nói không hưởng lợi.
Theo cáo trạng, năm 2010, Tổng công ty Địa ốc Sài Gòn chuyển đổi thành Tổng công ty Địa ốc Sài Gòn - TNHH MTV (Resco). Chủ sở hữu là UBND TP.HCM.
Năm 2010, UBND TP.HCM chấp thuận chủ trương giao Resco thực hiện dự án bồi thường giải phóng mặt bằng và tái định cư dự án Rạch Ụ Cây; chấp thuận chủ trương sử dụng toàn bộ số tiền chuyển mục đích sử dụng 15 mặt bằng nhà, đất để cấn trừ vốn đầu tư giai đoạn 1 dự án Rạch Ụ Cây thay vì phải nộp vào ngân sách thành phố.
Trong giai đoạn 2012 - 2016, khi Resco được UBND TP.HCM có quyết định phê duyệt đơn giá thu tiền sử dụng đất và giao 10/15 mặt bằng chuyển mục đích sử dụng đất để đầu tư xây dựng theo quy hoạch của UBND TP.HCM, nhưng Resco không thực hiện mà chuyển nhượng 10 mặt bằng này.
Các bị cáo khác trong vụ án cũng thừa nhận hành vi sai phạm như cáo trạng nêu nhưng cho rằng không hưởng lợi. |
Cụ thể, với mặt bằng 299/18 đường Lý Thường Kiệt (quận 11), Bình Đăng (quận 8) và 682 Hồng Bàng (quận 11) được UBND thành phố xác lập quyền sở hữu Nhà nước. Tuy nhiên, sau khi được bàn giao các mặt bằng này, Resco không thực hiện đầu tư khai thác kinh doanh mà chuyển nhượng mặt bằng cho các công ty không phải là đơn vị thành viên của Resco, không thông qua đấu giá.
Cụ thể, Resco đã chuyển nhượng mặt bằng 299/18 đường Lý Thường Kiệt cho Công ty cổ phần Địa ốc 7 (có 20% vốn góp của Resco) với giá 38,2 tỷ đồng.
Chuyển nhượng mặt bằng tại 682 Hồng Bàng cho Công ty cổ phần Xây dựng địa ốc Nam Việt (có 20% vốn của Resco, không phải thành viên Resco) với giá 22,2 tỷ đồng.
Chuyển nhượng mặt bằng Bình Đăng, quận 8 cho Công ty TNHH XD TM Sài Gòn 5 với giá 90,9 tỷ đồng.
Theo kết luận định giá ngày 27/4/2022, mặt bằng 299/18 Lý Thường Kiệt là 40,4 tỷ đồng, gây thất thoát tại thời điểm chuyển nhượng 2,1 tỷ đồng. Mặt bằng Bình Đăng, quận 8 theo kết luận định giá hơn 132,3 tỷ đồng, thất thoát tại thời điểm chuyển nhượng hơn 41,4 tỷ đồng. Mặt bằng 682 Hồng Bàng được định giá hơn 24 tỷ đồng, gây thất thoát tại thời điểm chuyển nhượng hơn 1,8 tỷ đồng.
Cáo trạng xác định, các bị cáo là thành viên HĐTV, Ban tổng giám đốc, kiểm soát viên và trưởng phòng kế hoạch kinh doanh của Resco, dù trực tiếp quản lý tài sản của Nhà nước nhưng đã vì động cơ, mục đích khác nhau mà thực hiện sai phạm trong việc chuyển nhượng 3 mặt bằng trên. Dẫn đến Resco bị thất thoát số tiền tổng cộng hơn 45,4 tỷ đồng.
Sau khi Resco chuyển nhượng 3 mặt bằng trên, Văn phòng Đăng ký đất đai TP.HCM đã làm thủ tục cập nhật giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Công ty cổ phần Địa ốc 7, Công ty cổ phần Xây dựng địa ốc Nam Việt và Công ty TNHH XD TM Sài Gòn 5. Các công ty này đã chuyển nhượng các mặt bằng trên cho những cá nhân khác. Đến nay, các mặt bằng này không còn thuộc quyền quản lý của Nhà nước.
Phiên tòa đang tiếp tục với phần xét hỏi, dự kiến sẽ tuyên án vào ngày mai (5/7).
-
Một khu đất “gánh” hai quy hoạch -
Hai dự án nhà máy xử lý rác tại Đà Nẵng: 10 năm vẫn nằm trên giấy -
Đà Nẵng nêu giải pháp chống ngập lụt khu vực sân bay -
Quảng Ngãi: Loạt dự án dang dở gây lãng phí -
Thêm 353 tỷ đồng khắc phục hậu quả vụ FLC -
Cục Quản lý Dược lý giải kết luận của Thanh tra Chính phủ về hồ sơ tồn đọng -
Đà Nẵng xử lý thế nào về vụ 238 sổ đỏ hình thành từ hồ sơ giả?
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/12 -
2 Ngân hàng Nhà nước bán khoảng 2 tỷ USD can thiệp tỷ giá trước áp lực đồng USD mạnh -
3 Tạo cơ chế khác biệt để kích hoạt mở rộng cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận -
4 Nhà đầu tư ngoại gia nhập cuộc đua làm đường cao tốc TP.HCM - Mộc Bài -
5 Mặt bằng lãi suất duy trì mức thấp trong năm 2025?
- VPBank 5 năm liên tiếp được Mastercard vinh danh nhiều giải thưởng danh giá
- Beiersdorf Việt Nam được vinh danh “Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024”
- Công ty SAVISTA ký kết hợp tác với Hiệp hội Bất động sản Bình Dương
- Nhà đầu tư ngày càng chú trọng yếu tố pháp lý của dự án
- Vinamilk đồng hành cùng các đội Robotacon Việt Nam tỏa sáng tại đấu trường quốc tế
- Conic Boulevard bùng nổ giao dịch tại lễ mở bán