-
Đà Nẵng nêu giải pháp chống ngập lụt khu vực sân bay -
Thêm 353 tỷ đồng khắc phục hậu quả vụ FLC -
Đà Nẵng xử lý thế nào về vụ 238 sổ đỏ hình thành từ hồ sơ giả? -
Tuyên án vụ cán bộ thuế nhận hối lộ, bảo kê đường dây mua bán hóa đơn -
Lãng phí lớn do các dự án bất động sản chậm triển khai, chậm tiến độ -
Phú Yên tìm hướng xử lý ô nhiễm tại các trang trại chăn nuôi
Sau 4 ngày Hội đồng xét xử tiến hành xét hỏi đối với 22 bị cáo và các đơn vị liên quan trong vụ vi phạm quy định về xây dựng tại dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, đại diện Viện Kiểm sát Nhân dân TP. Hà Nội đã trình bày quan điểm luận tội và đề nghị mức án với các bị cáo trong vụ án.
Theo đại diện của Viện Kiểm sát, Dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi nằm trong quy hoạch tổng thể phát triển mạng đường bộ cao tốc Việt Nam, định hướng đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; Bộ Giao thông – Vận tải giao Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) làm chủ đầu tư dự án.
Đại diện Viện Kiểm sát giữ quyền công tố trong phiên xét xử các bị cáo liên quan tới sai phạm tại Dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi. |
Dự án thực hiện đầu tư bằng nguồn vốn vay rất lớn của các tổ chức tài chính quốc tế, được tổ chức đấu thầu quốc tế rộng rãi, với sự tham gia của các Nhà thầu có đủ năng lực.
Tuy nhiên, quá trình tổ chức đầu tư xây dựng từ chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án, các nhà thầu thi công, tư vấn giám sát đã buông lỏng quản lý, thiếu kiểm tra giám sát, không tuân thủ tiêu chuẩn kỹ thuật, yêu cầu thiết kế được áp dụng cho dự án, dẫn đến tuyến đường khi mới đưa vào sử dụng đã hư hỏng.
Kết quả điều tra, kết luận giám định của cơ quan giám định tư pháp xác định đối với các gói thầu thuộc giai đoạn 2 của dự án, VEC đã thanh toán cho các Nhà thầu thi công các hạng mục xây dựng không đảm bảo chất lượng số tiền là 460 tỷ đồng.
Trong đó, bị cáo Trần Văn Tám, cựu Tổng giám đốc VEC, Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu cơ sở đã ký Biên bản nghiệm thu cơ sở nghiệm thu công trình, hạng mục công trình hoàn thành để đưa vào khai thác, kết luận công trình được thi công đáp ứng yêu cầu thiết kế, đảm bảo kỹ thuật.
Ngoài ra, bị cáo Tám còn ký văn bản báo cáo Hội đồng nghiệm thu Nhà nước các công trình xây dựng, trong đó đánh giá chất lượng công trình xây dựng các gói thầu đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, yêu cầu thiết kế, đảm bảo chất lượng để có thể đưa vào khai thác, sử dụng, dù trên thực tế, Hội đồng nghiệm thu cơ sở chưa họp đánh giá chất lượng xây dựng các gói thầu.
Hai cựu phó tổng giám đốc là Nguyễn Mạnh Hùng, Lê Quang Hào được xác định trực tiếp phụ trách dự án, kiêm Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu cơ sở tại một gố giai đoạn, ngoài các sai phạm chung, cũng đã ký nhiều hồ sơ nghiệm thu, thanh toán (IPC) ở tất cả 5 gói thầu có tình trạng các lớp vật liệu không đảm bảo chất lượng nhưng vẫn được VEC nghiệm thu thanh toán.
Các bị cáo tại tòa. |
Trong vụ án này, dù chủ đầu tư là Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam và các nhà thầu đều nêu quan điểm không buộc các bị cáo bồi thường, song Viện Kiểm sát không đồng tình, nên đề nghị Hội đồng xét xử buộc các bị cáo phải liên đới bồi thường thiệt hại tại 5 gói thầu này, với tổng trị giá 460 tỷ đồng.
Theo Viện Kiểm sát, về quan hệ dân sự kinh tế khác, các bị cáo có quyền yêu cầu các cá nhân, pháp nhân liên quan trong việc gây thiệt hại phải bồi hoàn số tiền mình đã bồi thường. Nếu có tranh chấp, các bên có quyền yêu cầu được giải quyết bằng vụ án dân sự khác.
Ngoài ra, Viện Kiểm sát cho rằng, Tổng công ty VEC có quyền yêu cầu các ngân hàng bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ theo bảo lãnh đã ban hành.
Với những nhận định và phân tích nêu trên, đại diện Viện Kiểm sát đã đề nghị Hội đồng xét xử tuyên phạt bị cáo Trần Văn Tám, cựu Tổng giám đốc VEC mức án từ 3 - 4 năm tù về tội “Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng” và 2 năm 6 tháng đến 3 năm tù về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.
Hai cựu Phó tổng giám đốc VEC Nguyễn Mạnh Hùng và Lê Quang Hào bị đề nghị mức án lần lượt từ 3 - 4 năm tù và 2 - 3 năm tù cùng về tội “Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng”.
Bị cáo Mai Tuấn Anh, cựu Chủ tịch Hội đồng thành viên, cựu Tổng giám đốc VEC bị đề nghị mức án 36 tháng tù nhưng cho hưởng án treo, thời hạn thử thách 60 tháng về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.
Cùng với đó, 9 cựu cán bộ Tổng công ty VEC bị đề nghị tuyên án từ 18 tháng đến 4 năm 6 tháng tù; 11 bị cáo là giám đốc các nhà thầu, kỹ sư vật liệu bị đề nghị từ 2 năm tù cho hưởng án treo đến 7 năm 6 tháng tù.
-
Đà Nẵng xử lý thế nào về vụ 238 sổ đỏ hình thành từ hồ sơ giả? -
Tuyên án vụ cán bộ thuế nhận hối lộ, bảo kê đường dây mua bán hóa đơn -
Lãng phí lớn do các dự án bất động sản chậm triển khai, chậm tiến độ -
Hà Nội tập trung khắc phục hậu quả vụ cháy quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng -
Hà Nội: Khởi tố bị can đốt quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng khiến 11 người tử vong -
Phú Yên tìm hướng xử lý ô nhiễm tại các trang trại chăn nuôi -
Ninh Thuận vẫn thu hồi đất dự án khu du lịch trăm tỷ sau kiến nghị doanh nghiệp
- Nhà máy Quang Lân - Sơn Tuylips đồng hành cùng xu hướng "Marketing Xanh"
- Tủ đông Kangaroo là Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất 2024
- Chào bán phần vốn góp của Công ty cổ phần Tổng công ty Tín Nghĩa tại Công ty cổ phần Đầu tư Tín Nghĩa Á Châu
- Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gia tăng lợi thế từ giải pháp Techcombank
- Đăng tin bất động sản dễ dàng, nhanh chóng với nền tảng Radanhadat.vn
- Giải pháp tài chính trọn gói dành cho doanh nghiệp SME và Start-up