Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Năm, Ngày 25 tháng 04 năm 2024,
Đã có 800 triệu USD cho Nhiệt điện Thái Bình 2
Thanh Hương - 10/12/2013 08:31
 
Hợp đồng tín dụng trị giá 795,25 triệu USD đã được ký giữa Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) với các tổ chức tín dụng quốc tế hôm 9/12. Dự án Nhiệt điện Hải Dương chờ đối tác mới

Trong khoản vay này có 330 triệu USD thuộc Hợp đồng tín dụng xuất khẩu vay trực tiếp từ Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hàn Quốc (Kexim). Hợp đồng vay thương mại có bảo hiểm tín dụng của Kexim trị giá 270 triệu USD với các ngân hàng BTMU, Citi, HSBC, MIZUHO, OCBC, SBC và hợp đồng vay thương mại nước ngoài trị giá 195,25 triệu USD với tổ hợp các ngân hàng BTMU, CDB, Citi, HSBC, Mizuho và OCBC.

Đã có 800 triệu USD cho Nhiệt điện Thái Bình 2
Hợp đồng tín dụng trị giá 795,25 triệu USD đã được ký giữa Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) với các tổ chức tín dụng quốc tế

Dự án Nhiệt điện Thái Bình 2 do Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) làm chủ đầu tư, nằm trong Trung tâm Điện lực Thái Bình (xã Mỹ Lộc, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình). Dự án có tổng mức đầu tư khoảng 1,6 tỷ USD, gồm hai tổ máy với tổng công suất 1.200 MW.

Được khởi công xây dựng vào tháng 2/2011, ban đầu dự án có kế hoạch đi vào vận hành trong năm 2015 với sản lượng khoảng 6,7 tỷ kWh/năm.

Tuy nhiên, theo kế hoạch hiện tại của dự án thì phải cuối năm 2016, tổ máy 1 của Nhiệt điện Thái Bình 2 mới đi vào hoạt động.

Trước đó, vào tháng 8/2013, Hợp đồng Tín dụng Xuất khẩu Nhật Bản cũng đã được ký kết giữa Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC) cùng một số tổ chức tín dụng khác và PVN. Theo đó, JBIC tài trợ 85 triệu USD, các ngân hàng gồm BTMU (ngân hàng đầu mối), Citibank và Mizuho tham gia phần còn lại trong khoản tài trợ trị giá 141 triệu USD.

Được biết, Hợp đồng thiết kế, cung cấp thiết bị và dịch vụ kỹ thuật cho gói thầu thiết bị chính Dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 có tổng giá trị hơn 826 triệu USD đã được ký kết giữa Tổng thầu EPC của dự án là Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVX) và Liên danh nhà thầu Toshiba, Sojitz của Nhật Bản và Daelim của Hàn Quốc (SDC).

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư