Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Ba, Ngày 19 tháng 03 năm 2024,
Đã có 9 chợ truyền thống tại TP.HCM được hoạt động trở lại
- 21/07/2021 20:17
 
Hiện, TP.HCM có 9 chợ truyền thống sau khi đóng để thực hiện các công tác phòng, chống dịch (như khử khuẩn, xét nghiệm, truy vết…) đã được khôi phục hoạt động.

Tính đến ngày 21/7/2021, trên địa bàn TP.HCM có 32 chợ truyền thống hiện đang hoạt động; 205/237 chợ tạm ngưng hoạt động do liên quan đến các ca nhiễm, ca nghi nhiễm hoặc không đảm bảo các biện pháp phòng, chống dịch nên phải tạm ngưng hoạt động (trong đó có 202 chợ truyền thống và 03 chợ đầu mối).

Trong ngày hôm nay (21/7), chợ An Hội, quận Gò Vấp phải ngưng hoạt động do liên quan ca nhiễm tại chợ.

Đến nay, có 9 chợ truyền thống sau khi đóng để thực hiện các công tác phòng, chống dịch (như khử khuẩn, xét nghiệm, truy vết…) đã được khôi phục hoạt động.

Cụ thể, tại quận 5 có chợ Nguyễn Tri Phương (khôi phục hoạt động ngày 1/7), chợ An Đông - khu vực kinh doanh thực phẩm tại số 96 Hùng Vương (ngày 17/7).

Tại quận 11 có chợ Bình Thới (ngày 09/7), chợ Phú Thọ (ngày 16/7). Tại quận Bình Tân có chợ Kiến Thành, được khôi phục hoạt động ngày 19/7.

Tại huyện Bình Chánh có 4 chợ được mở cửa hoạt động trở lại gồm chợ Tân Đoàn Việt, chợ Bà Lát, chợ tạm ấp 4 Vĩnh Lộc A, chợ Qui Đức (ngày 19/7). 

.
Các doanh nghiệp sở hữu cửa hàng bán lẻ phối hợp cùng Sở Công thương TP.HCM triển khai điểm lưu động bán rau, củ, quả (Ảnh: Lê Toàn).

Ngoài ra, nhằm đảm bảo cung ứng đầy đủ hàng hoá thiết yếu đến người dân, một số quận tại TP.HCM đã tổ chức 04 điểm bán nhỏ.

Ví dụ tại quận 12 có 2 Ủy ban nhân dân phường triển khai cho các tiểu thương tổ chức gian hàng để phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân trên các tuyến đường rộng.

Cụ thể, phường Tân Thới Nhất đã phối hợp cùng Ban Quản lý chợ Lạc Quang tổ chức thực hiện 20 gian hàng nhu yếu phẩm lưu động dọc tuyến đường Dương Thị Giang, đoạn qua dự án 36,2 hecta thuộc Khu phố 4 phường Tân Thới Nhất, quận 12. 

Còn tại phường Tân Hưng Thuận, các thương nhân tổ chức bán hàng tại giao lộ đường DN6 và đường DN5 thuộc khu dân cư An Sương.

Ở huyện Củ Chi, hu vực sân bóng xã Hòa Phú từ ngày 19/7, 10 tiểu thương chợ Hòa Phú tổ chức kinh doanh, lối ra vào theo hướng 1 chiều, giãn cách giữa các gian hàng 5 mét.

Còn khu vực xã Bình Mỹ, 10 hộ kinh doanh trên địa bàn phường tổ chức kinh doanh, lối ra vào theo hướng 1 chiều.

Ngoài ra, trong văn bản hoả tốc của Sở Công thương TP.HCM vừa gửi UBND Thành phố Thủ Đức và các quận, huyện cùng các đơn vị quản lý 3 chợ đầu mối, các chợ truyền thống trên địa bàn về việc ưu tiên bảo vệ hệ thống phân phối nói chung, đặc biệt đối với chợ đầu mối, chợ truyền thống để duy trì, đảm bảo nguồn cung ứng hàng hóa, lương thực, thực phẩm thiết yếu cho người dân được ổn định, đảm bảo không bị đứt gãy chuỗi cung ứng.

Theo đó, với các điểm tập kết và trung chuyển hàng hóa tạm thời tại các chợ đầu mối phải được tổ chức thực hiện theo phương án được phê duyệt về bố trí địa điểm và chuẩn bị tổ chức điểm tập kết, trung chuyển hàng hóa từ các tỉnh về TP.HCM. 

.
Phun khử khuẩn tại chợ đầu mối Bình Điền trước khi tạm ngưng hoạt động (Nguồn: Chợ Bình Điền).

Địa điểm bố trí, tổ chức phân luồng giao thông phải được đảm bảo các điều kiện kiểm soát dịch bệnh; đảm bảo kết quả xét âm tính đối với người ra vào điểm trung chuyển, thời gian triển khai và ưu tiên bố trí nơi ăn, nghỉ cho người lao động tại điểm tập kết và trung chuyển hàng hóa tạm thời tại các Chợ đầu mối.

Đồng thời, trong quá trình triển khai thực hiện, đề nghị đơn vị quản lý chợ đầu mối lưu ý một số nội dung.

Đối với người cần bố trí lực lượng trực kiểm tra người ra vào chợ (thương nhân, người phụ việc, người mua hàng, người điều khiển phương tiện và phụ xe) phải có giấy xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 còn hiệu lực theo quy định mới được ra vào chợ; thực hiện nghiêm quy định 5K của Bộ Y tế; trang bị dung dịch khử khuẩn, đeo khẩu trang và mặt nạ chống giọt bắn.

Đối với phương tiện vận chuyển, khi ra vào chợ phải thực hiện phun xịt khử khuẩn toàn phương tiện; các phương tiện ra vào chợ phải đảm bảo tuân thủ các quy định của Bộ Giao thông Vận tải, Sở Giao thông Vận tải Thành phố trong phân luồng, tổ chức lưu thông, vận chuyển hàng hóa.

Cùng với đó, các chợ đầu mối phải thực hiện phun xịt tiêu độc, khử khuẩn và vệ sinh môi trường toàn bộ khu vực sau khi kết thúc thời gian thực hiện trung chuyển hàng hóa mỗi ngày.

Các chợ đầu mối chỉ tổ chức tập kết và trung chuyển hàng hóa, tuyệt đối không giải quyết lưu đậu tập kết và trung chuyển hàng, vận chuyển tập kết rác vào trạm ép rác, giữ gìn vệ sinh chung.Khu vực lưu trú, khu vực ăn uống, khu vực vệ sinh cho các đối tượng khác nhau trong chợ đầu mối phải đảm bảo phương án 3 tại chỗ và quy định 5K của Bộ Y tế, các điều kiện an toàn trong công tác phòng, chống dịch.

Các quận huyện ở TP.HCM liên tục bố trí điểm bán thực phẩm lưu động
Một số chợ, siêu thị tại các quận huyện ở TP.HCM phải đóng cửa do liên quan đến ca F0 cũng như không đủ nhân viên phục vụ nên phải bố trí...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư